Đồ cũ có giá phải chăng chất kín, được sắp đặt trên kệ trong chợ “mua của người chán, bán cho người cần" ở Sài Gòn. Tại chợ này, khách có thể tự do lựa đồ như đi siêu thị.

{keywords}

Hơn 10 năm trước, đường Phạm Văn Bạch, Tân Sơn (quận Gò Vấp), Lê Văn Khương (quận 12) chỉ có một vài cửa hàng chuyên kinh doanh đồ cũ. Thời gian gần đây loại hình này mọc lên như nấm sau mưa. Đồ gia dụng cũ hàng trăm loại được chuyển về chất đầy kho và tràn cả ra lề đường

 

{keywords}

Theo những chủ cửa hàng đồ cũ trên các tuyến đường này, dù không có tổ chức, hiệp hội nhưng những người kinh doanh tại đây đều tuân thủ một quy tắc là: rẻ, bền và đẹp. “Mua của người chán, bán cho người cần” là tiêu chí kinh doanh hàng đầu của họ.

{keywords}

Để cửa hàng có được nhiều mặt hàng phong phú, nhiều chủng loại, các chủ mua bán đồ cũ có “mạng lưới” thông tin dày đặc. Họ tìm thông tin qua các chợ đồ cũ trên mạng, biết được tin quán xá, nhà hàng, công ty phá sản, buôn bán ế ẩm muốn bán tháo đồ. Những đồ second-hand này có loại còn mới tinh được nhập kho, loại đã qua sử dụng thì được công nhân sửa chữa, lau chùi, đánh bóng sạch sẽ.

{keywords}

Theo chị Lệ, chủ một cửa hàng kinh doanh đồ cũ trên đường Tân Sơn, khoảng 10 năm trước chỉ có 3 điểm. Nhiều người giàu lên, xây nhà mới, thay đồ cũ trong gia đình. "Họ bán những đồ gia dụng cũ lại cho bọn tôi với giá rẻ nên hàng mua về liên tục. Nhiều cửa hàng tập kết các loại đồ chật kín trong nhà, dựng đầy sân và tràn cả ra các hẻm chung", chị nói.

{keywords}

Từ ti vi, loa máy, tủ lạnh, quạt... đến bàn ghế, tủ quần áo, xe đẩy, xe bánh mì, xe nước mía, xoong nồi, ấm chén…đều có đủ. Cả những loại máy móc như photocopy, máy may công nghiệp, mô tơ, máy bơm nước cũng luôn có sẵn. Trong đó những mặt hàng cần thiết để mở quán nhậu, quán cà phê như bàn ghế, xoong nồi, bát đĩa, muỗng, đũa... được các chủ cửa hàng mua về nhiều nhất bởi rất nhiều nhà hàng, quán nhậu làm ăn thua lỗ, bán tháo với giá rẻ.

{keywords}

Nhiều cửa hàng ở đường Phạm Văn Bạch, Tân Sơn có mặt bằng rộng đến vài trăm m2. Những chủ cửa hàng còn làm thêm tầng gác để bày đủ hàng ngàn mặt hàng. "So với hàng mới sản xuất chưa qua sử dụng thì những mặt hàng nơi đây có giá rẻ 40 - 50%. Việc trao đổi, mua bán cũng ước chừng chứ không có một quy định cụ thể nào, khách cảm thấy ưng ý mặt hàng và giá cả hợp lý thì có thể mua", chị Lệ chia sẻ.

 

{keywords}

Những cửa hàng lớn sắp đặt từng nhóm hàng ở các khu vực khách nhau như khu bát đĩa, khu bàn ghế, khu tủ lạnh, tủ đông, đồ điện tử... Nhiều khách đến mua lần đầu bị "choáng", tưởng như đang đi mua sắm ở siêu thị lớn.

{keywords}

Chị Lệ là một trong những người tiên phong mở cửa hàng kinh doanh kiểu này. Trước đây, khu vực này tập trung dân từ nhiều tỉnh thành đến làm ăn, kinh tế còn khó khăn, không có nhiều tiền bạc để mua đồ mới. Thời gian đầu, kinh doanh kiểu này rất tốt, nhiều người rất phát đạt. "Khách thường mua hàng ở chợ đồ cũ này chủ yếu là những người có nhu cầu mở quán nhậu, quán cà phê để kinh doanh. Bên cạnh đó, một phần nhỏ là những người lao động nghèo, công nhân, dân ngụ cư. Có khá nhiều mặt hàng dù gọi là cũ nhưng còn mới tinh, gần như chưa qua sử dụng.

{keywords}

Khách đến những "siêu thị" đồ cũ này có thể thoải mái lựa chọn những mặt hàng cần thiết và ưng ý mà không cần hợp đồng mua bán, hóa đơn chứng từ. Anh Đạt, (quận Gò Vấp) cho biết, vợ chồng anh mở quán nhậu được một thời gian, trong quá trình kinh doanh, một số đồ bị cũ, sứt mẻ hoặc hư hỏng nên thỉnh thoảng hai vợ chồng lại tìm đến đây để mua bổ sung.

{keywords}

Hàng chất tầng tầng lớp lớp, treo kín cả không gian của một cửa hàng trên đường Tân Sơn, khách có thể trèo lên gác để tìm kiếm đồ mình cần. Tuy vậy, hàng nhiều, chất kín kho, bày đầy bên đường lại là mối lo khiến nhiều chủ cửa hàng đứng ngồi không yên.

{keywords}

Chị Thanh Hằng, chủ một cửa hàng đồ cũ trên đường Phạm Văn Bạch ngậm ngùi cho biết, trước năm 2010, để tìm nguồn hàng nhập về bán là rất khó, phải chia hoa hồng cho người báo tin. Nhưng 2 năm nay, hàng nhập về nhiều nhưng sức mua lại giảm, ế ẩm nên đã có rất nhiều người phải đóng cửa, ngừng kinh doanh.

{keywords}

Lý do nhiều cửa hàng lần lượt phá sản được chị Hằng chỉ ra là trước đây, có lúc hơn 40 cửa hàng chỉ trên một đoạn đường dài chừng 1km, việc cạnh tranh trong mua bán trở nên khốc liệt. Hàng hóa thì về nhiều trong khi người mua thì lèo tèo, kinh tế đi xuống nên khó bán. Mặt khác, hiện có nhiều mặt hàng được sản xuất mới có giá rẻ, mẫu mã đẹp, hợp với nhu cầu của đa số người tiêu dùng.

{keywords}

Các cửa hàng này cũng chịu tác động của chi phí lớn từ tiền mặt bằng, tiền thuế, điện nước, nhân viên... Những thiệt hại có thể thấy rõ như những tủ lạnh, tủ đông, tủ đá phải dùng đến nhiều điện, không cắm coi như thành ve chai, các loại bàn ghế để lâu bị hư hỏng. "Nhiều loại đồ lâu ngày không được lau chùi, bụi bám đầy nên phải giảm giá... khiến chúng tôi luôn đứng ngồi không yên", chị Hằng than thở. 


(Theo Zing)