Nắm bắt nhu cầu của thị trường, các ngân hàng đang bắt đầu tăng tốc, đẩy mạnh ưu đãi cho vay ngoại tệ, sẵn sàng cho “mùa vàng tín dụng” cuối năm.
 
Trong 08 tháng đầu năm 2014, tín dụng Việt Nam tăng trưởng 4.33% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, các khoản vay bằng VND tăng 3,06%, các khoản vay bằng USD (dù chỉ chiếm 17% tổng dư nợ) đã tăng 10,56%, tăng trưởng gấp 03 lần so với các khoản vay VND.
 
Tín hiệu từ thị trường

 
Ông Trần Văn Th. - giám đốc một DN xuất khẩu hàng nông sản, thủy sản có trụ sở ở tỉnh Quảng Ngãi cho biết DN ông và các DN lân cận vay USD với mức lãi suất chỉ bằng 1/3 so với mức lãi suất vay tiền đồng mà ngân hàng đưa ra. Đây chính là lý do DN ông không mặn mà với việc vay VND vì lãi suất vay USD thấp hơn rất nhiều.
 
Theo bà Nguyễn Thị Hồng - Phó Thống đốc NHNN (khi đó là Vụ trưởng vụ chính sách tiền tệ), trong 06 tháng đầu năm 2014, NHNN đã linh hoạt cho phép các ngân hàng mở rộng tín dụng ngoại tệ, qua đó góp phần tăng tín dụng chung của nền kinh tế. Ngoài ra, việc diễn biến tỷ giá năm 2014 ổn định và dễ dự đoán hơn trước góp phần giảm thiểu rủi ro khi vay ngoại tệ.
 
{keywords}


Báo cáo của ANZ Research mới đây đưa ra nhận định rằng các khoản vay ngoại tệ đã tăng trưởng tốt sau khi NHNN ban hành thông tư 29/2013/TT-NHNN, có hiệu lực từ đầu năm 2014.  ANZ research phân tích nguyên nhân dẫn đến việc nhu cầu tín dụng ngoại tệ ở mức cao do lãi suất USD thấp hơn đáng kể so với VND và sự kỳ vọng vào việc ổn định của tỷ giá. Thực tế, dòng vốn FDI ổn định và thặng dư thương mại các năm gần đây giúp tỷ giá chỉ tăng 1% trong năm 2013 và thêm 1% nữa hồi tháng 6/2014. Đồng thời, NHNN cũng cam kết chỉ tăng tỷ giá tối đa 2% trong năm 2014 nên các DN tin dùng sản phẩm tín dụng ngoại tệ mà không lo ngại về rủi ro biến động tỷ giá.
 
Ngân hàng đua lãi suất vay USD
 
Theo đại diện của Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank), mặt bằng lãi suất vay ngoại tệ đang ở mức thấp. Mặt bằng lãi suất hiện nay cũng được coi là khá hấp dẫn đối với các DN thường xuyên phải nhập khẩu nguyên phụ liệu từ nước ngoài như các DN thuộc ngành dệt may, giấy, sắt, thép… Thêm vào đó, thị trường nước ngoài đang bước vào “mùa tiêu dùng” - dịp Giáng Sinh và năm mới. Vì thế, đây là thời điểm lý tưởng để các DN xuất khẩu vay ngoại tệ để bổ sung vốn lưu động, mở rộng sản xuất, kinh doanh.
 
Nắm bắt nhu cầu của thị trường, các ngân hàng đã bắt đầu tăng tốc, đẩy mạnh cho vay ngoại tệ, sẵn sàng cho “mùa vàng tín dụng”, trong đó có OceanBank công bố triển khai chương trình Advance Pirex -  lãi suất vay USD dành cho khách hàng doanh nghiệp chỉ với 2.8%/năm, thủ tục cho vay đơn giản, thời gian xử lý hồ sơ nhanh chóng. “Sau khi công bố sản phẩm Advance Pirex, đường dây nóng của chúng tôi nhận được rất nhiều cuộc gọi từ khách hàng hỏi về sản phẩm và cũng chính bởi mức lãi suất 2.8%/năm của Advance Pirex, Ocean Bank đã có thêm nhiều khách hàng mới.” Ông Vũ Nhật Lâm - Phó Tổng giám đốc OceanBank chia sẻ.
 
Trong nhiều năm trở lại đây, xuất khẩu luôn là điểm sáng trong bức tranh kinh tế, đặc biệt xuất khẩu thường tăng mạnh vào những tháng cuối năm. Điều này cho thấy nguồn thu ngoại tệ của các doanh nghiệp xuất khẩu khá ổn định để trả nợ vay, đồng thời không tạo áp lực tới các ngân hàng phải bán ngoại tệ cho DN để trả nợ vay. Có thể nói, trong khi tín dụng VND tăng trưởng chậm thì việc cho vay ngoại tệ sẽ góp phần giúp các ngân hàng hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm.
 
Doãn Phong