Hàng loạt các động thái gần đây cho thấy chương trình cổ phần hóa MobiFone sẽ thu hút sự quan tâm của giới đầu tư. Giới đầu tư đang mong đợi một cổ phiếu mới tham gia có thể tạo cú huých và trở thành trụ cột trên thị trường chứng khoán.

Khoác áo mới

Ngày 16/9/2014, Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT) đã trình Thủ tướng Chính phủ về mô hình tổ chức và đổi tên Công ty Thông tin di động VMS - MobiFone thành Tổng công ty Viễn thông MobiFone (MobiFone). Bộ TT&TT cũng cho biết, phương án CPH MobiFone sẽ được trình lên Thủ tướng Chính phủ ngay trong năm 2014. Hiện phương án cổ phần này đang được Bộ TT&TT cùng MobiFone tập trung xây dựng. Trước đó, Bộ TT&TT đã ban hành Quyết định 1554 thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hóa MobiFone.

Những diễn biến trên cho thấy, chắc chắn không lâu nữa, giới đầu tư trong và ngoài nước sẽ có cơ hội tiếp cận với cổ phiếu của một trong các DN hàng đầu của nền kinh tế vốn đã trì hoãn bán ra công chúng hơn 10 năm qua.

Những động thái này cũng cho thấy, MobiFone đang ngày càng bộc lộ được giá trị trước khi đến với công chúng. Dân đầu tư đang kỳ vọng với định hướng: MobiFone sẽ "lên" Tổng trước khi CPH bán đấu giá cổ phần ra bên ngoài, với tối đa 49%, theo cam kết của Việt Nam khi tham gia TPP và WTO. Điều này sẽ mở ra một cơ hội đầu tư mới.

Việc Công ty Thông tin di động VMS - MobiFone thành Tổng Công ty Viễn thông MobiFone cũng được xác nhận là một bước đi quan trọng, cần thiết để bảo đảm lộ trình cổ phần hóa được thực hiện thành công, đạt hiệu quả cao.

{keywords}

Bộ TT&TT đã trình Thủ tướng Chính phủ về mô hình tổ chức và đổi tên Công ty Thông tin di động VMS - MobiFone thành Tổng công ty Viễn thông MobiFone

Trao đổi với báo chí, ông Lê Nam Thắng, Thứ trưởng Bộ TT&TT, cho biết việc cổ phần hóa sẽ làm tăng giá trị thương hiệu của MobiFone nhờ đó thu hút được nhiều nhà đầu tư cũng như đối tác chiến lược.

Một mũi tên trúng nhiều đích

Sau khi cổ phần hóa, MobiFone sẽ là DN cổ phần, có cổ đông Nhà nước và các cổ đông bên ngoài, bao gồm cả trong nước và quốc tế. Do vậy, có lên "tổng" hay giữ nguyên trạng công ty dưới mô hình "công ty mẹ - công ty con" như hiện tại thì cũng không có gì thay đổi về bản chất sau khi cổ phần hóa.

Tuy nhiên, việc nâng tầm lên Tổng công ty là một bước đi nhằm xác định quy mô và vị thế của DN này và quan trọng hơn là nhằm đáp ứng quy hoạch phát triển viễn thông của Việt Nam.

Thân phận "trách nhiệm hữu hạn" có lẽ không phản ánh được rõ tầm cỡ của một DN có vốn điều lệ trên 12.000 tỷ đồng, doanh thu hàng tỷ USD, lợi nhuận khoảng 7.000 tỷ đồng/năm. DN này cũng có hàng ngàn lao động, có thị trường trải khắp đất nước, và cả trên thế giới, có hệ thống quản trị tiên tiến bậc nhất tại Việt Nam.

Theo quy định hiện tại, vốn điều lệ của Tổng công ty Nhà nước chỉ là 1.800 tỷ đồng. MobiFone trong khi đó có quy mô lớn hơn nhiều. Không những thế, DN viễn thông đời đầu này mang trọng trách trở thành "DN viễn thông - CNTT trụ cột của Việt Nam". MobiFone triển khai 5 ngành nghề chính là: viễn thông; CNTT; lắp ráp và sản thiết bị điện tử viễn thông CNTT; Tư vấn và kinh doanh.

{keywords}

Hàng loạt các động thái gần đây cho thấy chương trình cổ phần hóa MobiFone sẽ thu hút sự quan tâm của giới đầu tư

Riêng mảng viễn thông, MobiFone khoác áo mới để tiếp tục cạnh tranh bình đẳng với các tập đoàn viễn thông khác, hình thành một thị trường viễn thông Việt Nam phát triển ổn đinh, bền vững như chiến lược đã vạch ra. Việc khoác một tấm áo mới cho một DN có quy mô, hiệu quả hoạt động thực sự lớn có lẽ là cần thiết.

Theo Quy hoạch phát triển viễn thông Việt Nam đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, mục tiêu của việc tái cơ cấu thị trường viễn thông là phải: "Hình thành được 3-4 tập đoàn, tổng công ty mạnh" - để đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh trên thị trường.

Kinh doanh trong nhiều lĩnh vực then chốt của nền kinh tế và đang vận hành một mạng lưới viễn thông hoàn chỉnh, MobiFone có lẽ không thể không hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con (giống mô hình tổng công ty) như hiện tại.

Với giới đầu tư, lên "tổng" hay ở mô hình mẹ-con cũng không gì khác nhau. Điều mà nhiều người quan tâm là: TTCK sắp có thêm một siêu cổ phiếu. TTCK hiện mới chỉ có 3 DN có vốn điều lệ trên 10.000 tỷ đồng (GAS, VIC và VNM). Việc MobiFone quy mô 12.000 tỷ đồng cổ phần hóa gắn với niêm yết sẽ là một điểm nhấn cho thị trường này.

Trong thời gian vừa qua, TTCK Việt Nam được đánh giá hấp dẫn hơn các thị trường trong khu vực, với P/E quanh quẩn ở mức 13-15 lần. Tuy nhiên, quy mô nhỏ bé của thị trường đã khiến dòng vốn ngoại vào khá ít và không ổn định. Quy mô nhỏ, cổ phiếu bé cùng với thanh khoản thấp... là các lý do khiến thị trường chỉ thu hút được sự quan tâm của các quỹ đầu tư nhỏ trên thế giới.

Sau 10 năm chờ đợi, nhiều khả năng ngay cuối năm 2014 hoặc năm 2015, siêu cổ phiếu MobiFone sẽ lên sàn, góp phần làm tăng quy mô, cũng như làm giảm ảnh hưởng quá lớn của một vài cổ phiếu lớn như GAS, VIC, VNM lên biến động chung trên thị trường.

MobiFone được biết đến là một thương hiệu mạnh, có cơ sở được phát triển khá đầy đủ khắp trong nước cũng như hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới trong 20 năm qua. MobiFone nằm trong tốp 3 ông lớn trong ngành, MobiFone nắm 20-30% thị phần di động...

Trong nhiều năm qua, các đối tác nước ngoài luôn bày tỏ sự quan tâm muốn đầu tư vào đơn vị này. Viễn thông là một trong các ngành hấp dẫn nhất đối với khối ngoại. Mức độ sử dụng các dịch vụ viễn thông của hơn 90 triệu người dân Việt Nam và những rào cản đối với các NĐT nước ngoài vào lĩnh vực có thể khiến kế hoạch cổ phần hóa của MobiFone càng trở nên hấp dẫn.

Huấn Tú