Thấy người vào trại, nhiều con hổ nặng tới 2 tạ lại chồm lên nhe nanh gầm gừ. Sau 6 năm nuôi nhốt, trại hổ của ông Chiến mới được cấp phép.


{keywords}
Trại nuôi 11 con hổ của gia đình Nguyễn Mậu Chiến (44 tuổi, ở xã Xuân Tín, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa) được đánh giá là địa điểm nuôi loài “chúa sơn lâm” lớn nhất khu vực. 

{keywords}
Ông Chiến cho biết, đàn hổ này được mua về từ năm 2006. Đến năm 2012, ông mới được Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa cấp giấy phép nuôi nhốt. 

{keywords}
Nói về nguồn gốc đàn hổ, chủ trang trại cho biết, hồi năm 2006, trong một lần lên xã Na Mèo (huyện Quan Sơn) mua gỗ, ông bắt gặp cảnh người dân bắt được đàn hổ từ bên Lào đưa về nên đã mua lại đưa về quê. 

{keywords}
Đàn hổ lúc đầu có 16 con, nặng 3-4 kg/con. Từ 2008 đến 2012, 5 con hổ lần lượt chết do bệnh nặng. Sau nhiều năm được chăm sóc, 11 con hổ còn lại đều trưởng thành, nặng từ 1,5 đến 2 tạ. 

{keywords}
Trong số 11 con hổ, một số rất hung dữ, thấy người là chúng chồm lên, khiến những ai vào trang trại không khỏi rùng mình, hoảng hốt. Thời điểm đầu, ông Chiến thừa nhận nuôi trái phép. 

{keywords}
Đến 2012, ông mới được Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa cho phép nuôi. Trước đây, số hổ này được gia đình ông Chiến nuôi nhốt ngay tại nhà trong thôn 27, xã Xuân Tín. 

{keywords}
Không chỉ làm người dân lo lắng, mất ăn mất ngủ mỗi khi hổ đói ăn gầm lên mà chúng còn gây ô nhiễm môi trường cho khu dân cư. 

{keywords}
Đến năm 2010, trại nuôi hổ được xây dựng ở khu vực cồn Tàu Voi. 

{keywords}
Dù xa khu dân cư, nhưng người dân vẫn lo lắng vì hiểm họa mà đàn hổ gây ra là khôn lường vì khu vực nuôi nhốt hiện chỉ cách đê Cầu Chày khoảng 300 m. Nếu đê vỡ, nước tràn vào thì nguy cơ hổ thoát ra ngoài là rất lớn.

{keywords}
 Dù vậy, chủ trại hổ khẳng định hệ thống chuồng trại của mình rất kiên cố. Để nuôi được đàn hổ này, chủ nhân đã phải bỏ ra tiền triệu mỗi ngày để mua thức ăn

(Theo Zing)