- Cửa đóng kín, nhân viên bảo vệ kiểm soát nghiêm ngặt, toàn bộ mặt tiền ngổn ngang các kệ, tủ, hàng hóa của nhiều gian hàng, nhân viên vật vờ là cảnh tượng trước trung tâm mua sắm Parkson Landmark 72 tại Phạm Hùng. Việc đóng cửa của Parkson Landmark 72 không chỉ khiến cho người tiêu dùng mà ngay cả các chủ gian hàng phải bất ngờ.

Theo quan sát, trong ngày 5/1, các gian hàng tiếp tục thu dọn đồ đạc vận chuyển ra bên ngoài. Các cửa ra vào của Parkson đều khoá chặt và có nhân viên bảo vệ. Một thông báo đã được dán lên với nội dung: “TTTM Parkson Landmark 72 sẽ tạm đóng cửa đến ngày 07/01/2015 để kiểm kê và sắp xếp hàng hóa”.

Làm việc tại toà nhà văn phòng gần đó, chị Tống Thi Chinh (Công ty xây dựng) cho hay: “Mình đi qua thấy ngổn ngang trước cũng thấy lại tưởng có chuyện gì, tới khi qua xem mới thấy thông báo đóng cửa. Trung tâm mua sắm này rất ít khách, mặc dù làm tại đây nhưng mình cũng chẳng bao giờ qua xem”.

{keywords}
{keywords}

Tương tự như chị Chinh, anh Trung (Công ty BĐS tại KĐT Mễ Trì) cũng tò mò khi thấy xe tải xếp hàng trước Parkson. Anh Trung cho biết: “Hôm nay ngày đầu tiên đi làm, thấy trung tâm mua sắm này đóng cửa lại dọn đồ ra ngoài, mình cũng thấy lạ. Chắc là do kinh doanh ế ẩm nên phải đóng cửa như Grand Plaza”.

Đúng dịp nghỉ lễ Tết Dương lịch, vào thời điểm có đông người đi mua sắm, các chủ gian hàng nhận được quyết định… đóng cửa ngay lập tức. Nhân viên một gian hàng cho hay, công việc dọn đồ đạc đã thực hiện ngay sau khi Keangnam Landmark yêu cầu các đơn vị kinh doanh dọn hàng ra ngoài. Tuy nhiên, thời gian quá gấp nên khiến cho không ít các gian hàng không đủ người để quản lý và vận chuyển.

Chi phí thiết kế gian hàng trưng bày tốn hàng trăm triệu đồng, giờ phải vận chuyển ra ngoài không chỉ ảnh hưởng tới đồ đạc mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới việc kinh doanh của họ. Thiệt hại có thể lên tới hàng trăm triệu đồng. Chị nhân viên cho biết thêm, việc vận chuyển cũng rất vất vả, bảo vệ TTTM kiểm tra giám sát và yêu cầu phải có giấy tờ mới được mang đồ ra ngoài. 

Trong khi đó, không ít nhân viên cửa hàng tỏ ra mệt mỏi khi phải dọn và trông giữ đồ liên tục. Anh Hưng (một nhân viên vận chuyển) cho hay, chỉ có một cửa mở và có bảo vệ nên việc vận chuyển rất vất vả và mệt mỏi, khối lượng công việc lớn mà phải làm nhanh nên hầu như ai cũng mệt. Theo quan sát, có cả nhân viên gục ngủ trên đống đồ đạc nội thất gian hàng trong khi chờ taxi tới chuyển đi. 

{keywords}
{keywords}

{keywords}

Theo các chủ gian hàng, việc kinh doanh phụ thuộc nhiều vào mùa cao điểm cuối năm, phía Parkson thông báo tạm đóng cửa đến 7/1, khiến cửa hàng thiệt hại không nhỏ.

Anh Đức, một chủ kinh doanh cho biết, gần 10 công nhân phải làm việc liên tục vận chuyển đồ ra bên ngoài đưa về kho của công ty nhằm tránh việc rủi ro, mất mát. Từ ngày hôm qua và cả ngày nay, anh và nhân viên đều phải giám sát liên tục, trong khi đó công tác vận chuyển gặp nhiều khó khăn do thiếu nhân lực và phương tiện.

Giải thích cho quyết định đóng cửa bất ngờ, thông báo của Công ty TNHH Parkson Hà Nội cho rằng, kể từ khi mở cửa năm 2011, hoạt động kinh doanh của Parkson Landmark chưa một ngày đạt được doanh thu như kế hoạch đề ra. “Chúng tôi nhận thấy các quầy hàng của Quý đối tác cũng đang phải chịu những khoản lỗ lớn cho đến nay”, thông báo nói. Công ty TNHH Parkson Hà Nội cho biết đã cân nhắc kỹ lưỡng trước tình hình trên và để ra quyết định đóng cửa.

Tuy nhiên, có khả năng trung tâm thương mại này hoạt động lại từ ngày 7/1. Trong khi đó trên trang web của Parkson vẫn tiếp tục quảng cáo các mặt hàng mới xuất hiện tại Parkson Landmark như Sabina, ArtDeco,...

TTTM đầu tiên của Parkson tại Hà Nội là Parkson Thái Hà. Kể từ khi đi vào hoạt động, các trung tâm mua sắm của Parkson đều vắng khách dù các biển khuyến mại giảm giá tới 50% liên tục được treo ở bên ngoài. 

{keywords}

{keywords}
{keywords}

D.Anh