5 năm trước đây, nếu hỏi các bạn muốn mất ví hay mất điện thoại? Bạn có thể chấp nhận mất điện thoại. Nhưng bây giờ, đôi khi tất cả những thứ quan trọng nhất nằm trong điện thoại.

Năm 2014 đã diễn ra đầy khó khăn với thị trường hàng tiêu dùng. Phải hiểu những gì xảy ra trong quá khứ mới dự đoán được tương lai. Sau đây là quan điểm của ông Vaughan Ryan, Giám đốc điều hành Nielsen Việt Nam.

Thị trường hàng tiêu dùng tại Việt Nam năm 2012 phát triển nhanh nhất Đông Nam Á, nhưng đến nay lại chậm nhất khu vực. Đây đang là giai đoạn xấu, tiêu thụ nhiều mặt hàng giảm sút, nhiều hãng như Unilever đang dậm chân than trời. Đối với tôi, tại sao chúng ta cứ nhìn vào thị trường TP.HCM và Hà Nội? Hãy nghĩ đến những vùng nông thôn và thành thị khác. Như người dân Đà Nẵng cũng sẵn sàng chi tiền để mua sắm.

Việt Nam đang có tầng lớp trung lưu phát triển nhanh nhất Đông Nam Á, phải có cách nói với giới giàu mới nổi trung lưu này. Đó là giới đáng để đầu tư. Bây giờ tại thị trường hàng tiêu dùng nhanh, 50% mặt hàng là “made in Vietnam”, khách hàng không thích mua hàng Trung Quốc. Phong trào “made in Vietnam” rất mạnh rồi.

Trong vòng 5 năm tới, thậm chí sẽ có xu hướng nội địa hóa, những đại gia nước ngoài sẽ mua lại các thương hiệu Việt Nam như Kinh Đô, xà bông Cô Ba chẳng hạn.

Để chinh phục thị trường, phải cân bằng giữa mua bán truyền thống và mua bán kiểu mới. Một ví dụ: hệ thống các cửa hàng tiện lợi sẽ phát triển như vũ bão, nhờ kết hợp giữa cung cách trưng bày hiện đại và có mối quan hệ chặt chẽ với người bán hàng theo kiểu mua bán truyền thống.

{keywords}

Thế hệ smartphone đang làm thay đổi hành vi tiêu dùng tại Việt Nam.

Những thị trường khác cũng đang thay đổi như vũ bão. Trên thế giới, Alibaba đang là người thắng vì biết khai thác thương mại điện tử, trở thành siêu tỷ phú nhờ quảng cáo bán hàng trên mạng.

Tôi rất bất ngờ khi phát hiện ra người Hà Nội thích trả tiền mua hàng online hơn TP.HCM, nhất là những đồ dùng liên quan đến bà mẹ trẻ em. Họ quan tâm đến chất lượng, quan tâm đến xuất xứ từ đâu, và bài hàng Trung Quốc.

Những ngày hội mua sắm qua online thường thành công lớn, phương thức nối kết ngày càng rẻ hơn, tạo điều kiện phát triển thương mại điện tử. Không phải họ giỏi công nghệ, mà là họ muốn dùng công nghệ để mua sắm. Vấn đề là kênh phân phối, 70% dân số ở nông thôn, làm sao đi đến từng nhà dân? Đó là thách thức với nhà bán lẻ.

Cũng đừng bao giờ nhìn cái bìa mà đoán cuốn sách, Việt Nam là nơi phát triển công nghệ mạnh nhất thế giới, wi-fi rẻ đến mức không ngờ so với Thái Lan.

Người Việt Nam rất lạc quan khi nói về tương lai của mình. Người Việt Nam lo lắng nhất là sức khỏe của mình, của con cái, cái lo thứ hai là kinh tế không ổn định, sợ bị thất nghiệp, thứ ba là suy nghĩ về cuộc đời. Họ dành nhiều tiền để mua quần áo, giảm đồ uống giải trí và đồ ăn giải trí.

Năm 2015, Việt Nam có khoảng 90 triệu dân, giới trung lưu tăng rất mạnh, đây là động lực phát triển kinh tế. Đang có sự phân cấp rõ ràng, dân số trẻ năng động, con cái như “vua” trong nhà.

Cách người ta trao đổi thông tin cũng rất khác xưa, tất cả đều dùng điện thoại trong tay, hoặc để cách đầu khi đi nằm chỉ khoảng một tầm tay, để có thể check mail trước khi ra khỏi giường. Nhiều người luôn luôn online, trung bình 15,5 giờ/người/ngày lên mạng. Đọc tin tức trên mạng, xem tivi cũng trên mạng… Họ chính là thế hệ smartphone.

Nhiều người đang có ít nhất 3 công cụ trên tay: laptop, iPhone, iPad… Đó là điều khiến doanh nghiệp phải thay đổi cách tiếp cận với người tiêu dùng Việt Nam. 5 năm trước đây, nếu tôi hỏi các bạn muốn mất cái gì, mất ví hay mất điện thoại? Bạn có thể chấp nhận mất điện thoại hơn là mất ví. Nhưng bây giờ, đôi khi tất cả những thứ quan trọng nhất nằm trong điện thoại di động.

Phải tập trung vào chuyện kiếm ra tiền từ thiết bị này. Đây là cơ hội vẫn còn bỏ ngỏ, kinh nghiệm quá khứ không giúp gì được trong giai đoạn này cả, hãy tập trung vào khai thác đi, có cơ hội thành công đấy. Chúng ta đang ở đâu trong việc chinh phục niềm tin khách hàng? Họ đã sẵn sàng trả tiền qua điện thoại di động chưa?

(Theo Bizlive)