Tổng thống Putin đang chứng tỏ rằng, dù ông có tiếp tục ngồi ở cương vị đứng đầu nước Nga hay không, thì Nga vẫn sẽ tiếp tục đi theo con đường mà ông và các cộng sự đã vạch ra từ đầu những năm 2000, đó là trở thành một đế chế năng lượng có tầm ảnh hưởng trên toàn cầu, và bước đầu tiên và cần thiết nhất để thực hiện giấc mơ đó, là xâm nhập và kiểm soát thị trường năng lượng của liên minh châu Âu.

Những ngày này, cả châu Âu và thế giới đang đổ dồn sự chú ý vào sự vắng mặt bất thường trong gần một tuần lễ của Tổng thống Nga Vladimir Putin trước các phương tiện thông tin đại chúng và vì thế đang dấy lên những tin đồn về tình trạng sức khỏe của nhà lãnh đạo cao nhất của nước Nga, thì xứ sở bạch dương lại âm thầm mở rộng ảnh hưởng của mình một cách rõ rệt hơn lên các nước thành viên EU.

Tổng thống Putin đang chứng tỏ rằng, dù ông có tiếp tục ngồi ở cương vị đứng đầu nước Nga hay không, thì Nga vẫn sẽ tiếp tục đi theo con đường mà ông và các cộng sự đã vạch ra từ đầu những năm 2000, đó là trở thành một đế chế năng lượng có tầm ảnh hưởng trên toàn cầu, và bước đầu tiên và cần thiết nhất để thực hiện giấc mơ đó, là xâm nhập và kiểm soát thị trường năng lượng của liên minh châu Âu.

{keywords} 

Điều nghịch lý đang diễn ra ở thời điểm hiện tại là, khi mà cả thế giới đang xôn xao bàn tán về sự vắng mặt bất thường của Putin và thậm chí đã có người đặt ra câu hỏi về kịch bản tình hình ở châu Âu và thế giới sẽ thay đổi và xáo trộn ra sao vị đương kim tổng thống của nước Nga không còn tại vị, thì Nga lại đang có những bước tiến mạnh mẽ nhất theo đúng chiến lược phát triển mà ông Putin đã vạch ra, đó là trở thành một đế chế năng lượng có tầm ảnh hưởng trên toàn cầu.

Trong một động thái mới nhất, Nga và Hungary đã tuyên bố một hợp đồng trị giá 13,2 tỉ USD để mở rộng một nhà máy điện hạt nhân ở Hungary, đó là một trong những hợp đồng lớn nhất trong lĩnh vực năng lượng mà Nga đạt được trong nhiều năm trở lại đây. Sự nghịch lý đó đang trở thành câu trả lời hùng hồn nhất cho câu hỏi nước Nga sẽ thay đổi ra sao khi ông Vladimir Putin không còn tại vị.

Bản hợp đồng được xem là bom tấn trong lĩnh vực năng lượng mà Nga đạt được này được cho là một bước xâm nhập ấn tượng vào thị trường béo bở của liên minh châu Âu vốn đang được các tập đoàn năng lượng Nga thèm khát hơn lúc nào hết. Nga đang là nhà cung cấp năng lượng hàng đầu ở khu vực châu Âu về hầu hết các mảng quan trọng nhất của thị trường năng lượng, đó là gas và khí đốt, dầu và năng lượng hạt nhân.

Nhưng vấn đề nằm ở chỗ EU đang tìm cách giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguồn cung năng lượng từ Nga với các lý do về chính trị, mà điển hình nhất là việc EU phản đối Nga sáp nhập bán đảo Crimea, theo quan điểm của các nhà lãnh đạo liên minh châu Âu thì việc quá phụ thuộc vào nguồn cung năng lượng từ Nga có thể tăng thêm thế mạnh của Nga trong các cuộc đàm phán song phương với EU.

Vì thế, chiến lược chủ đạo của EU là tìm cách ngăn chặn dòng chảy năng lượng từ Nga vào thị trường đông dân và giàu có này bằng cách gây sức ép với các nước thành viên EU – thường là các nước Đông Âu và Balkan – không cho phép các đường ống dẫn năng lượng của Nga đi qua các nước này. Đó là vì giá thành các nguồn năng lượng của Nga khá thấp và gần như không có đối thủ ở châu Âu.

Và gần như sẽ không thể ngăn cản người dân ở liên minh châu Âu mua năng lượng Nga với giá rẻ như vậy ngoại trừ cách ngăn cản Nga xây các đường ống dẫn của mình qua các nước thành viên EU. Điển hình gần nhất là việc Bulgaria từ chối cho phép Nga xây dựng đường ống dẫn trong dự án South Stream qua lãnh thổ nước này, buộc Moscow đang phải tính đến việc xây dựng đường ống qua ngả Thổ Nhĩ Kỳ để cung cấp khí đốt cho các nước vùng Balkan.

Ván bài năng lượng ở châu Âu vì thế đang diễn ra theo chiều hướng EU tìm mọi cách để ngăn cản sự xâm nhập của năng lượng Nga vào các nước thành viên EU, còn Nga thì tìm mọi cách để đẩy nhanh tiến độ xâm nhập vào thị trường béo bở này như bước đi quan trọng nhất để trở thành một đế chế năng lượng với việc thâu tóm thị trường khổng lồ của EU.

Tập đoàn khí đốt khổng lồ của Nga Gazprom đang là kẻ đi đầu trong việc thâu tóm đầy tham vọng này khi sở hữu 30% thị trường khí tự nhiên khổng lồ của EU, và đang làm mọi cách để nâng cao sự kiểm soát này bằng cách xây thêm đường ống dẫn để thâu tóm thị trường các nước thành viên EU khu vực Balkan thông qua đường ống dẫn đi qua lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ.

Và ngành năng lượng hạt nhân đang trở thành mũi tên thứ hai xâm nhập châu Âu của năng lượng Nga. Với hợp đồng mới nhất trị giá 13,2 tỉ USD để mở rộng nhà máy điện hạt nhân Paks II ở Hungary, Nga đang làm chủ khoảng 1/3 lượng Uranium làm giàu cho các nước EU thông qua tập đoàn Rosatom vốn đang được ví như một Gazprom thứ hai của Nga.

Sở dĩ như thế, là vì Rosatom đang gần như nắm độc quyền cung cấp Uranium làm giàu, xây dựng và mở rộng các nhà máy điện hạt nhân trong một loạt nước EU từ Phần Lan, Bulgaria, Séc, Slovakia cho tới Hungary. Điều này bắt nguồn từ sự phụ thuộc trong lĩnh vực điện hạt nhân của các nước trên với Nga kể từ thời Liên Xô khi các nhà máy điện hạt nhân ở các nước này đều được xây dựng theo công nghệ của Liên Xô và giờ đây Nga đang là nước duy nhất có thể đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy này.

Sự phụ thuộc hoàn toàn này đang cho phép Nga tiếp tục thể hiện khả năng chi phối với lĩnh vực điện hạt nhân ở các nước Đông Âu và Balkan này khi mà công nghệ hạt nhân của Nga khác rất xa so với các kỹ thuật điện hạt nhân của các tập đoàn châu Âu khác.

Sự phụ thuộc về kỹ thuật và nguồn cung nhiên liệu trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân này cũng đang khiến sức ép ngăn cản từ phía EU lên các nước kể trên gần như không có hiệu quả. Đơn giản là vì Hungary cũng như các nước khác không thể trì hoãn kế hoạch mở rộng nguồn cung cấp điện năng của mình, nhất là khi EU không đưa ra một giải pháp thay thế cho việc cấm Hungary ký hợp đồng mở rộng nhà máy điện hạt nhân với Nga, tương tự với đó là các nhà máy của Phần Lan, Séc, Slovakia và Bulgaria.

Các hợp đồng gần như độc quyền này đang đem lại những khoản lợi nhuận khổng lồ cho tập đoàn Rosatom khi ngoài chi phí mở rộng nhà máy trị giá 13,2 tỉ USD, tập đoàn này còn thu được 64 triệu USD mỗi năm từ việc cung cấp nhiên liệu chỉ cho riêng nhà máy Paks II của Hungary này. Tập đoàn này cũng đang nắm giữ khoảng 17% nguồn cung cho thị trường toàn cầu với lợi nhuận khoảng 4 tỉ USD mỗi năm.

Thậm chí trong tương lai, sự bành trướng của ngành năng lượng hạt nhân Nga sẽ còn gia tăng hơn nữa trên thế giới khi mà khác với lĩnh vực dầu và khí đốt cần xây dựng đường ống dẫn, điện hạt nhân Nga có thể vươn ra khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là khi xứ sở bạch dương vẫn đang là một trong những nhà cung cấp kỹ thuật xây dựng và lắp đặt điện hạt nhân hàng đầu thế giới.

(Theo Bloomberg/ Một thế giới)