Tỷ giá USD/VND trong ngân hàng kịch trần, giá USD thị trường chợ đen chạm mức 21.800 đồng/USD. Ngân hàng và các doanh nghiệp tỏ ra khá lo lắng trước tình hình hiện nay. Tất cả đang căng thẳng theo dõi và có tâm lý phòng thủ đề phòng biến động.
Giới hạn cuối?
Sau 2 phiên nóng bỏng đầu tuần đầu, ngày 6/5, cácNH ã điều chỉnh tỷ giá USD/VND tăng nốt 3 đồng giới hạn còn lại, đưa giá USD lên kịch trầnNgân hàng Nhà nước (NHNN) ấn định: 21.673 đồng.
Trên chợ đen, giá USD bán ra có thời điểm lên tới 21.800 đồng, chiều 6/5, giá chợ đen ở Hà Nội chốt ở mức 21.730 đồng/USD.
Tỷ giá USD/VND bắt đầu sốt ngay sau kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5. Trong vòng 2 phiên đầu tuần, giá USD tăng thêm 40-50 đồng. Tỷ giá tăng kịch trần trong bối cảnh tỷ giá liên ngân hàng đã được NHNN nới thêm 1% ngay từ đầu tháng 1 và NHNN cam kết không tăng quá 2% trong năm 2015. Dư địa tăng giá cho 8 tháng còn lại chỉ là 1%.
Tỷ giá USD/VND bắt đầu sốt xình xịch ngay sau kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 |
Trước những diễn biến khá bất ngờ trên thị trường ngoại tệ, đại diện một ngân hàng thừa nhận tình hình hiện khá phức tạp. Theo đó, giá đã tăng kịch trần nhưng sức cầu dường như vẫn rất lớn. Dấu hiệu các NH tiếp tục tăng giá mua vào cho thấy nguồn cung đang có nhiều sức ép.
Ông Hiếu, chủ một doanh nghiệp nhập khẩu ắc quy ô tô Hàn Quốc rất lo ngại về diễn biến tăng giá điên cuồng của đồng USD trong vài tháng gần đây.
“Căng thẳng lắm. Cách đây vài tháng giá có 21.200 đồng, hôm Thứ 2 vừa rồi anh đã phải mua 21.650 đồng để nhập lô hàng mới. Ngày hôm nay (6/5), trừ một hai ngân hàng lớn, còn lại đều đã đồng loạt tăng kịch trần giá USD bán ra”.
Theo ông Hiếu, DN ông có quanheej dài hạn với NH lớn như BIDV nên mua USD khá dễ dàng, cứ theo hợp đồng mà mua. Nhưng với rất nhiều DN bạn ông, mua được USD là một vấn đề nan giải.
Ông Nguyễn Đức Độ, P. Viện trưởng Viện Kinh tế Tài chính của Học viện Tài chính cho rằng, USD tăng mạnh so với VND là do chịu tác động của nhiều yếu tố. Trước hết là đà tăng giá của USD trên khắp thế giới, tăng mạnh so với cả Euro và Yen Nhật.
“Trong nước, cung USD hiện tương đối dồi dào nhưng do kỳ vọng NHNN sẽ điều chỉnh tỷ giá để hộ trợ xuất khẩu, do tâm lý đám đông nên tỷ giá tăng mạnh”, ông Độ nhận định.
Theo chuyên gia này, nếu chỉ giới đầu cơ tranh thủ đánh lên, NHNN có đủ sức để kiềm chế. Nhưng, ông cũng đặt ra một số câu hỏi là: kiềm chế để làm gì, cần thiết không, hay để cho tăng thêm một ít nữa?
TS Lê Quốc Phương, phó giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công thương) phân tích: Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan… hướng về xuất khẩu nên chủ động giảm giá đồng tiền, chấp nhận những thiệt hại khác. Xuất khẩu tăng thì sẽ bù đắp các thiệt hại khác.
Chưa có đột biến
Thông tin từ Vụ chính sách tiền tệ NHNN cho biết, trong 2 ngày đầu tuần, nhu cầu mua, bán ngoại tệ với khách hàng không có gì đột biến, tỷ giá tăng là do yếu tố tâm lý.
Thống kế cho thấy, trong tháng 4/2015, hệ thống TCTD mua ròng ngoại tệ từ khách hàng, trạng thái ngoại tệ của các TCTD được cải thiện đáng kể so với cuối tháng 3. Hệ thống TCTD đáp ứng tốt và đầy dủ nhu cầu ngoại tệ của khách hàng, những ngày làm việc kỳ nghỉ lễ dài 30/4-1/5, nhu cầu mua ngoại tệ của khách hàng tăng gần gấp đôi so với mức trung bình các ngày trước đó đều được đáp ứng đầy đủ và tỷ giá vẫn quanh mức 21.600 VND/USD.
Trong 2 ngày đầu tuần, nhu cầu mua, bán ngoại tệ với khách hàng không có gì đột biến, tỷ giá tăng là do yếu tố tâm lý |
Trên thị trường tài chính quốc tế, từ ngày 19/3, đồng USD có xu hướng giảm giá, đặc biệt, từ ngày 29/4, USD tiếp tục giảm giá sau cuộc họp chính sách ngày 28-29/4 của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) khi Fed nhận định tăng trưởng kinh tế của Mỹ chậm lại, việc làm chưa được cải thiện… ; thị trường dự báo Mỹ ít có khả năng tăng lãi suất USD trong tháng 6 mà đợi ít nhất đến quý III/2015.
Trước đó, Phó thống đốc Nguyễn Thị Hồng chia sẻ: “Điều chỉnh tỷ giá không hỗ trợ nhiều cho xuất khẩu mà còn ảnh hưởng đến nhập khẩu. Giá các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam nhìn chung thấp hơn giá các nước nhưng sức cạnh tranh vẫn chưa cao. Để tăng sức cạnh tranh cho xuất khẩu thì không chỉ nhìn vào tỷ giá mà các doanh nghiệp cần thay đổi mẫu mã, chất lượng”.
Mặc dù đặt ra câu hỏi nên chăng nới thêm tỷ giá thêm một chút nhưng ông Nguyễn Đức Độ cũng thừa nhận việc giảm giá đồng tiền để tăng xuất khẩu chưa hẳn đã lợi. Theo đó, không phải xuất khẩu tăng lúc nào cũng giúp GDP tăng.
Theo chuyên gia này, cầu hàng hóa Việt Nam co giãn rất thấp, tăng trưởng của Việt Nam 2/3 nhờ vào thế giới. Tỷ giá tăng sẽ kích thích DN thị trường trong nước và tham gia thị trường xuất khẩu. Trong nhiều năm nay, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu luôn cao hơn tăng GDP. Tăng tỷ giá 1%, xuất khẩu chỉ tăng được 0,15%. Tăng ngắn hạn kém nhưng tăng trung hạn rất mạnh bởi nguồn lực khác chuyển sang xuất khẩu. Tựu chung GDP chưa chắc đã tăng.
Mặc dù vậy, ông Độ cũng cho rằng, chính sách nên chuyển sang chế độ 'bò trườn', 1-2 VND/ngày, thay vì 1-2%/năm như hiện nay. Còn mức điều chỉnh tối đa của một năm thì dựa vào sức phục hồi của tổng cầu. Mạnh thì 1-2%. Nếu tổng cầu yếu thì nên cân nhắc 3%, 4%.
Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) thì cho rằng, tỷ giá danh nghĩa cả năm sẽ tăng hết dư địa 2% mà NHNN đã vạch ra từ đầu năm. Tuy nhiên, hiện tại Việt Nam đang ưu tiên ổn định vĩ mô và với lượng dự trữ ngoại hối khá lớn như hiện tại (gần 37 tỷ USD), điều chỉnh tỷ giá nếu có sẽ rơi vào cuối quý IV/2015.
Lê Hà