Đại gia Huỳnh Uy Dũng còn gọi là Dũng 'lò vôi' là người không chỉ "ngông" trong lời nói mà còn cả trong những việc làm thực tế. Mức độ ồn ào mà vị đại gia này mang đến không hề kém cạnh so với “vua thị phi showbiz”.

Đại gia "hâm, khùng"

Dũng "lò vôi", tên thật là Huỳnh Phi Dũng, không hiểu về sau thế nào, ông lại đổi tên mình thành Huỳnh Uy Dũng. Lấy đạo nghĩa thông thường mà suy, con cái không được xét cha mẹ. Thế nên, bỏ cái tên cha mẹ đặt cho để cải thành một cái tên khác theo ý thích của mình, cũng là điều để lại nhiều suy nghĩ. Tất cả những gì liên quan đến ông Dũng, cũng đều khiến dư luận xôn xao.

Quê gốc của ông Dũng ở Bình Định. Ông lấy vợ, lập nghiệp và thành danh ở đất Sông Bé (cũ), nay tách tỉnh thành Bình Dương và Bình Phước. Theo những gì ông Dũng kể lại, thì ông thành công từ cái lò vôi chế tạo ra hợp chất thay thế ximăng trong xây dựng, cái tên Dũng "lò vôi" có nguồn gốc từ đây.

Tiếp đến, ông bán lò vôi đang kinh doanh phát đạt để về làm lãnh đạo Công ty Xuất nhập khẩu Thành Lễ, theo sự phân công của UBND tỉnh. Với tài năng siêu quần xuất chúng của mình, ông Dũng đã lèo lái từ một công ty đầy khó khăn trở thành một doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu hàng đầu của tỉnh, từ đây ông có thêm mỹ hiệu khác là Dũng "Thành Lễ".

Vào những năm 1990 - 1993, khi nhiều doanh nghiệp muốn vào tỉnh Bình Dương đã gặp trở ngại trong vấn đề xin giấy phép đầu tư bởi theo quy định phải có đất, có hạ tầng mới được cấp phép đầu tư nhưng muốn đầu tư xây nhà máy, đòi hỏi phải có giấy phép đầu tư, mới được giao đất. Thật tréo ngoe.

Thế là ông nghĩ ra ý tưởng xây dựng sẵn một khu nhà máy, xí nghiệp cho doanh nghiệp vào thuê đầu tư. Nghĩ là làm, ông xin được thực hiện thí điểm dự án KCN Bình Đường rồi đến KCN Sóng Thần 1 ra đời hoàn toàn không cần vốn nhà nước.

{keywords}

Suốt hơn 10 năm xây dựng Khu du lịch Đại Nam đến khi khánh thành năm 2008, đại gia Dũng "lò vôi" vẫn luôn bị gán cho biệt danh "hâm, khùng", bởi ý tưởng "bỏ tiền tỷ, thu bạc cắc".

Thời điểm đó, nhiều người bàn ra, nói vào bảo ông chỉ có khùng mới làm như thế. Thế nhưng, đây là hai khu công nghiệp đầu tiên ở Việt Nam ra đời và đến năm 1995, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định về Khu công nghiệp, ông trở thành người đón đầu nhu cầu phát triển, cả hai khu công nghiệp kín hết các dự án đầu tư trong và ngoài nước.

Tháng 9/1997, công trình khu du lịch Đại Nam chính thức khởi công. Suốt hơn 10 năm âm thầm xây dựng đến khi khánh thành năm 2007, ông vẫn luôn bị gán cho biệt danh "hâm, khùng", bởi ý tưởng "bỏ tiền tỷ, thu bạc cắc".

Lạc cảnh Đại Nam Văn Hiến toạ lạc tại địa bàn phường Hiệp An, TP. Thủ Dầu Một. Vào những năm cuối thế kỷ 20, nơi đây vẫn chỉ là một vùng đất hoang sơ, có chỗ là rừng cao su bạt ngàn. Ông Huỳnh Uy Dũng khi đó nắm quyền thuê gần 500 ha đất tại đây, và vị này đã bắt tay vào việc lên kế hoạch, chuẩn bị những bước ban đầu cho việc biến vùng đất này trở thành điểm du lịch nổi tiếng bậc nhất khu vực phía Nam, ngay khi rời khỏi chức vụ tại công ty Thành Lễ.

Suốt hơn 10 năm âm thầm xây dựng đến khi khánh thành năm 2008, ông vẫn luôn bị gán cho biệt danh "hâm, khùng", bởi ý tưởng "bỏ tiền tỷ, thu bạc cắc".

Năm 2007, ông Dũng "lò vôi" cho khánh thành khu du lịch Đại Nam Văn Hiến, với quy mô đầu tư 6 nghìn tỷ, trên khoảng diện tích hơn 700 hécta, chia thành hai giai đoạn khánh thành. Về sau, khu du lịch này được đổi tên gọi thành Lạc cảnh Đại Nam Văn Hiến, tọa lạc tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, cách UBND thành phố khoảng 7 km về hướng huyện Bến Cát (Bình Dương). Khu du lịch bao gồm nhiều công trình tiêu biểu như: Kim Điện, Khu trò chơi hiện đại, Vườn thú Đại Nam, Dãy núi Bảo Sơn, Biển nhân tạo Đại Nam, Đền thờ Đại Nam quốc tự…

Theo số liệu ghi nhận, mỗi năm khu du lịch Đại Nam đón khoảng 2 triệu lượt khách. Những ngày bình thường, giá vé vào cổng, vé tại các khu biển, vườn thú 80.000-100.000 đồng một người mỗi khu, còn vé các trò chơi cũng từ 20.000 đến 50.000 đồng, cá biệt có những trò chơi với giá vé 80.000-115.000 đồng... Tính tổng cộng giá vé “trọn gói” để vào cổng và chơi hết các trò không dưới 400.000 đồng một khách tham quan..

Trao khối tài sản nghìn tỷ cho con trai mới 1 tuổi

Năm 2013, dư luận xôn xao về việc ông Huỳnh Uy Dũng, tức Dũng "lò vôi" - Chủ tịch Hội đồng quản trị CTCP Đại Nam - bất ngờ tuyên bố di chúc nhượng toàn bộ khối tài sản trị giá hàng nghìn tỷ cho cậu con trai cầu tự vừa tròn 1 tuổi của mình.

{keywords}

Cậu con trai 1 tuổi của đại gia Dũng 'lò vôi' nghiễm nhiên trở thành tỷ phú nhỏ tuổi nhất Việt Nam.

Di chúc này được công bố ngay trong bữa tiệc thôi nôi hoành tráng mà gia đình ông Huỳnh Uy Dũng tổ chức cho cậu bé Huỳnh Hằng Hữu - con trai duy nhất của ông Dũng và bà Nguyễn Phương Hằng. Theo đó, kể từ ngày 21/9/2013 trở đi, cậu bé Hằng Hữu chính thức trở thành Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đại Nam, với hơn 2.000 nhân viên.

Việc chuyển quyền thừa kế này của ông chủ Đại Nam cho con trai cũng đồng nghĩa với việc, khối tài sản gần chục ngàn tỷ đồng, bao gồm khu du lịch Đại Nam, khu công nghiệp Sóng Thần 2, Sóng Thần 3, khu dân cư Dĩ An, Bình Phước... sẽ thuộc quyền sở hữu của cậu nhóc 1 tuổi. Với khối tài sản khổng lồ này, Huỳnh Hằng Hữu là tỷ phú nhỏ tuổi nhất Việt Nam, tính đến thời điểm hiện tại.

Tuy nhiên, không lâu sau, ông Dũng đã đính chính rằng, con trai 1 tuổi của mình không phải là chủ tịch Đại Nam như những tuyên bố trước đó. Cậu bé này chỉ là chủ sở hữu của một quỹ thiện nguyện. Trong khi bé Hữu chưa đủ 18 tuổi, quỹ này sẽ do một hội đồng Giám sát quản lý gồm 12 người, trong đó 2 vị trí chủ chốt vẫn do ông Dũng và bà Hằng nắm giữ.

Treo thưởng 100 tỷ đồng để chứng minh sự trong sạch cho vợ

Ngày 17/1/2013, Huỳnh Uy Dũng - Ông chủ Khu du lịch Đại Nam đã chính thức treo thưởng 100 tỷ đồng cho bất cứ ai chứng minh được vợ ông – bà Nguyễn Phương Hằng (Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đại Nam, điều hành về du lịch) đem tài sản của ông đi thế chấp vay tiền bên ngoài, còn ông thì bị tâm thần có chứng nhận của bác sĩ.

Ông Huỳnh Uy Dũng cho biết: Gần đây, dư luận ở tỉnh Bình Dương và một số nơi đồn thổi rằng vợ tôi đem tài sản của tôi đi thế chấp cho các ngân hàng vay số tiền trên 2.000 tỷ đồng và lợi dụng uy tín của tôi để huy động tiền bên ngoài với lãi suất đến 3,4%/tháng làm cho cuộc sống của tôi rất điên đảo và gây ra bao nhiêu thị phi, tai tiếng cho tôi về tư cách đạo đức, lối sống của vợ tôi.

Cứ tưởng đây lại là một thế lực thủ địch, vì Huỳnh Uy Dũng từng làm đại biểu quốc hội với cái tên Huỳnh Phi Dũng, nên Bộ công an phải vào cuộc. Nào ngờ, chả có thế lực thù dịch nào, mà kẻ “vu khống bôi nhọ” ấy đã bị Nguyễn Phương Hằng vạch mặt chỉ tên, đó chính là chồng cũ của Nguyễn Phương Hằng.

{keywords}

Năm 2014, thông tin về việc đại gia Dũng “lò vôi” tuyên bố sẽ đóng cửa khu du lịch “ngàn tỷ” có lẽ là "trò ngông" làm xôn xao dư luận nhất trong năm.

'Chơi nổi' trong vụ kiện lùm xùm với Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương

Sự việc ông Huỳnh Uy Dũng gửi đơn đến Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền tố cáo ông Lê Thanh Cung - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương gây xôn xao dư luận suốt từ thời điểm gần cuối tháng 10/2013 cho đến nay.

Theo đó, vào ngày 21/10/2013, ông Huỳnh Uy Dũng gửi đơn đến Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền tố cáo ông Lê Thanh Cung - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương về việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong việc không phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 khu chức năng thuộc Khu công nghiệp (KCN) Sóng Thần 3 thuộc Công ty Cổ phần Đại Nam.

Vụ việc, chưa kịp lắng xuống thì ông Dũng tiếp tục tố cáo ông Cung về hành vi "vu khống", "lợi dụng quyền tự do ngôn luận, xúc phạm đến uy tín, danh dự công dân", sau khi ông Cung trả lời phỏng vấn báo chí cho rằng ông Huỳnh Uy Dũng "bịa đặt, lừa đảo".

Đóng cửa khu du lịch 6000 nghìn tỷ chỉ sau 6 năm đi vào hoạt động

Năm 2014, thông tin về việc đại gia Dũng "lò vôi" tuyên bố sẽ đóng cửa khu du lịch “ngàn tỷ” có lẽ là "trò ngông" làm xôn xao dư luận nhất trong năm.

Trước khi cho Đại Nam “nghỉ hưu”, ông Dũng mở của miễn phí khu du lịch này để tri ân du khách. Và thế là hiện tượng chưa từng có đã xảy ra. Mọi nẻo đường đi vào khu du lịch Đại Nam đã tắc nghẽn hàng cây số. Sự kiện này xôn xao trên mặt báo trong thời gian dài.

(Theo ĐSPL)