- Thông tin gạo giả sản xuất tại Trung Quốc tràn khắp châu Á khiến người tiêu dùng hoang mang, nhất là khi trước đó có hàng loạt thông tin về thực phẩm nghi làm từ nhựa của Trung Quốc đã xâm nhập thị trường.


Rộ tin đồn gạo nhựa Trung Quốc tràn khắp châu Á

Theo tờ Straits Times (Singapore), gạo nhựa được làm từ khoai tây, khoai lang nghiền nát và nhựa tổng hợp, sau đó trộn lẫn vào nhau rồi ép khuôn thành hình như hạt gạo thật. Tuy nhiên, chúng rất cứng sau khi nấu và ăn vào có cảm giác khó tiêu, nếu nấu cháo thì xuất hiện màng nhựa. Khi đốt trên lửa, hạt gạo bay ra mùi nhựa cháy khét.

Gạo giả mang đến lợi nhuận khổng lồ nên nó vẫn được bán tràn lan. Loại gạo này được cho là bán rộng rãi tại thị trường Trung Quốc (nhiều nhất là tại TP. Thái Nguyên, tỉnh Sơn Đông). Thông tin gạo nhựa đã được lan truyền nhanh trên một số trang mạng xã hội. 

{keywords}

Gạo giả bằng nhựa ở Trung Quốc

Các chuyên gia y tế và dinh dưỡng cảnh báo, ăn gạo giả có thể dẫn đến tử vong hoặc bị hủy hoại nghiêm trọng hệ tiêu hóa. Có thông tin cho rằng ăn 3 chén cơm nấu từ gạo giả tương đương với việc cho vào bụng 1 túi ni-lông.

Gạo nhựa Trung Quốc được cho là đã có mặt tại những vùng nông thôn ở châu Á, như Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam. Tin đồn mới nhất là gạo giả đã vào Singapore. Tuy nhiên, thông tin chưa được kiểm chứng, để xác minh, cơ quan chức năng cần ít nhất 5 năm.

{keywords}

Trước thông tin gạo giả, ăn cơm trắng cũng lo.

Trước thông tin gạo giả làm từ nhựa độc hại, ông Trần Xuân Định, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT), cho biết trên Tiền Phong, tại Việt Nam từng xuất hiện thông tin gạo giả xuất xứ từ Trung Quốc. Sau đó, các cơ quan chức năng của Việt Nam vào cuộc, đến những khu vực nghi có gạo giả để lấy mẫu phân tích, nhưng đó không phải là loại gạo giả như tin rộ lên trước đó.

Dư luận từng xôn xao về một số loại gạo giả. Còn nhớ vào năm 2011, một loại gạo lạ mang tên "gạo Thái Lan" xuất hiện tại TP.HCM khiến nhiều người hoang mang. Gạo này có những dấu hiệu khác thường như hình dạng thon dài đến 10mm, đều tăm tắp, không có hạt gãy đôi, sứt mẻ, bụng không bạc. Khi nấu lên, cơm không có mùi thơm, hạt đàn hồi như cao su. Song, vụ việc này sau đó cũng chưa có kết luận vì không còn mẫu để phân tích, đối chứng.

{keywords}

Dư luận từng xôn xao về một số loại gạo giả.


Trước đó, một tờ báo tiếng Hàn Quốc tại đặc khu hành chính Hong Kong của Trung Quốc đã đưa tin về loại gạo giả, được bán tràn lan trên thị trường. Những hạt gạo giả này là hỗn hợp của bột khoai tây, khoai lang và nhựa tổng hợp.

Đầu năm 2012, nghi vấn gạo nhựa cũng gây xôn xao ở Hà Nội khi nhiều người dân ở quận Hoàng Mai khẳng định đã mua gạo nhựa về nấu cơm và không thể ăn được. Cơ quan chức năng đã vào cuộc kiểm tra nhưng vẫn không thể tìm ra được loại gạo này. Gạo làm bằng nhựa vẫn là một nghi vấn chưa có câu trả lời cuối cùng. 

Đầy rẫy thực phẩm giả bằng nhựa

Không chỉ có gạo giả, thời gian gần đây, hành loạt thực phẩm giả, nghi làm bằng nhựa từ Trung Quốc tràn về Việt Nam khiến người tiêu dùng hoang mang.

Ngày 5/2/2013, Công an Q. Ninh Kiều (TP. Cần Thơ) phát hiện lô hàng nhập lậu có xuất xứ từ Trung Quốc. Trong lô hàng này có 2 thùng mứt táo, màu sắc sặc sỡ với một màu xanh và một màu vàng. Khi tiến hành kiểm nghiệm đã phát hiện phần hạt táo được làm bằng nhựa cứng có hai màu xanh đậm và vàng.

{keywords}

Mứt táo có hạt bằng nhựa

Dư luận trong nước đã nhiều lần chấn động trước thông tin một loại mực ăn được cho là làm bằng cao su nhập từ Trung Quốc. Giữa năm 2012, loại mực cao su này được bán tràn lan tại nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế. Mực này trông giống như mực khô thật, đã được xé và tẩm gia vị, có màu trắng hồng. Vào năm 2010, loại mực khô được làm bằng cao su tổng hợp, bã sắn dây xuất hiện nhiều tại Hà Nội và một số tỉnh khác.

Tháng 3 năm 2012, tại Hà Nội, xuất hiện thông tin một người dân đi ăn bún trên phố Chùa Hà (quận Cầu Giấy) thấy một quả trứng và nghi là giả bởi khi cắt lát, uốn cong rồi thả ra, miếng trứng trở về hình dạng ban đầu, không bị đứt vỡ. Các vết dao cắt trên bề mặt trứng giống hệt khi cắt thạch hay cắt cao su,... bề mặt rất mịn, không xốp hay bột như trứng thường. Ăn thử thấy vị nhạt nhạt...

{keywords}

Trứng dẻo như cao su

Theo các trang mạng giải trí Trung Quốc, việc làm trứng giả cũng khá công phu: Lòng trắng trứng được tạo ra từ sodium alginate, phèn, gelatin, clorua canxi, bột màu,... Còn lòng đỏ trứng được chế từ tartrazine, clo, canxi,... Tất cả được trộn vào khuôn hình quả trứng để tạo thành khối, sau đó được cho vào khuôn nhựa để làm lớp vỏ bên ngoài nhìn như thật. Việc làm trứng giả thu được lợi nhuận khá cao.

Hàng loạt các loại đồ ăn khác của Trung Quốc cũng bị phát hiện làm bằng nhựa, cao su khiến nhiều người hốt hoảng.

Ngày 21/4/2011, hãng thông tấn CNA Đài Loan, cho biết, những năm gần đây ở Thâm Quyến đang khá thịnh hành một loại đồ uống đó là trà sữa trân châu. Tuy nhiên, thực chất món trà sữa trân châu chẳng có trà, chẳng có sữa mà chủ yếu là dùng sử các loại chất tạo màu, tạo mùi cộng với hạt trân châu giả làm từ bột sắn và một loại bột hóa học cao phân tử chuyên dùng làm bỉm trẻ em để tạo độ giòn và màu sắc bắt mắt.

{keywords}

Vây cá mập làm từ cao su

Đầu năm 2013, một đoạn video phát sóng trên Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc khiến nhiều người không khỏi sốc, khi một số nhà hàng ở Bắc Kinh, Trịnh Châu và Nam Kinh sử dụng vây cá mập làm bằng cao su.

Ngày 4/5/2013, báo chí Trung Quốc rộ thông tin người dân thành phố Cám Châu thuộc tỉnh Giang Tây phát hiện tai lợn nhân tạo nghi ngờ được làm từ nhựa và gelatin.

Hạnh Nguyên (Tổng hợp)