Để tái cơ cấu ngành nông nghiệp, mô hình hợp tác công tư giữa Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ( NN&PTNN) với các công ty đa quốc gia trong 5 năm qua đã góp phần lớn thay đổi bộ mặt nông nghiệp Việt Nam, từ đó, nông dân Viêt Nam đã đưa nông sản Made in Vietnam tới nhiều thị trường khó tính như châu Âu.

Tầm nhìn từ Diễn đàn Kinh tế Thế giới

Sáng kiến Tầm nhìn mới cho ngành Nông nghiệp của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) được khởi đầu năm 2010 tại Việt Nam và cho tới nay đã có 11 nước trên thế giới thử nghiệm mô hình PPP trong nông nghiệp, với sự tham gia của 20 tập đoàn hàng đầu và các công ty trên thế giới .

Trong đó, mô hình hợp tác công tư (Public - Private Partnership) đã được triển khai khá thành công tại Việt Nam, gồm 6 nhóm công tác gồm thủy sản, cà phê, chè, rau quả, Hàng hoá chung; và tài chính nông nghiệp với sự tham gia của các tập đoàn đa quốc gia Metro Cash & Carry Việt Nam, Unilever, Nestle, Syngenta, Cargill, Bunge, Pepsico...

{keywords}
Nông dân Cần Thơ đang thu hoạch cá chẽm thuộc Trạm trung chuyển Cần Thơ, một dự án quan trọng nằm trong PPP thủy sản.

Đánh giá mô hình này, Bộ trưởng Bộ NN&PTNN Cao Đức Phát cho rằng, thông qua Mô hình Đối tác công - tư, các Nhóm Đặc trách đang hoạt động rất có hiệu quả trong việc phát triển sản xuất theo quy trình mới, chứng nhận, tiêu thụ, liên kết công tư, tăng cao năng suất, sản lượng, giá trị gia tăng cho ngành hàng cà phê, thủy sản và rau quả.

Sau 5 năm thực hiện sáng kiến “Tầm nhìn mới trong nông nghiệp”, Việt Nam đã có 10.000 nông dân tham gia các mô cao hình trình diễn kỹ thuật và áp dụng các tiêu chuẩn bền vững cho một số nông sản và tạo cầu nối đưa nhiều nông sản Việt Nam đến các thị trường quốc tế thông qua mạng lưới của các tập đoàn này.

Điều quan trọng hơn, từ các mô hình trình diễn kỹ thuật thành công sẽ tạo thành các mô hình tổ chức sản xuất mới, hình thành các chuỗi giá trị áp dụng các tiêu chuẩn vững bền cho các ngành hàng mũi nhọn. Sáng kiến trên đã mang lại hiệu quả kinh tế cao và trở thành mô hình thành công nhất trong sáng kiến “Tầm nhìn mới trong nông nghiệp” của Diễn đàn kinh tế Thế giới tại châu Á.

Trong 6 nhóm đặc trách, nhóm thủy sản được đánh giá có tính hiệu quả, thực hiện thành công mục tiêu cung cấp cho người tiêu dùng sản phẩm thuỷ sản chất lượng cao được sản xuất bền vững theo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm quốc tế.

Theo ông Philippe Bacac, Giám đốc điều hành của Metro Cash & Carry Việt Nam, trưởng nhóm PPP thủy sản cho biết : “Trong những năm qua dự án đã xây dựng được chuỗi cung ứng thủy sản chất lượng cao và bền vững cho thị trường nội địa vốn bị bỏ ngỏ. Thông qua việc liên kết các mắt xích trong chuỗi cung ứng thủy sản, chúng tôi mong muốn nâng cao giá trị nông sản trong nước và tạo đầu ra cho sản phẩm thủy sản Việt.”

Nâng chất cho cá, tôm Việt

Thông qua nhóm hoạt động thủy sản, chuyên gia từ Metro đã đào tạo và cấp chứng nhận cho hơn 400 nông dân và thương lái. 70 hộ nông dân đang nuôi trồng thuỷ sản theo tiêu chuẩn áp dụng toàn cầu, trong đó 28 hộ đang trong quá trình đào tạo và đánh giá để cấp chứng nhận VIetGAP từ Tổng Cục Thuỷ sản. Trong năm nay, các chuyên gia sẽ tiếp tục hợp tác với Tổng cục thuỷ sản tiếp tục mở rộng chứng nhận cho các loại hải sản như tôm sú, tôm càng, cá tra… Đặc biệt, một Trạm trung chuyển thủy hải sản được xây dựng tại TP Cần Thơ để đảm bảo việc phân phối cho nông dân.

{keywords}
Thứ trưởng Bộ NN & PTNN Hà Quang Tuấn và Tổng Giám Đốc METRO ông Philippe Bacac , trưởng nhóm PPP Thủy sản đồng chủ trì cuộc họp với 6 nhóm đối tác PPP .

Chia sẻ tại Cuộc họp 6 nhóm đối tác gần đây, ông Philippe Bacac cho biết : “ Trạm trung truyển thủy sản Cần Thơ đóng vai trò quan trọng trong việc ứng dụng các công nghệ bảo quản thuỷ sản hiện đại vào Việt Nam, kết nối nông dân với thương mại hiện đại, đảm bảo đầu ra ổn định và tăng thu nhập cho nông dân, qua đó thúc đẩy thực hành nuôi trồng thủy sản tốt và đảm bảo vấn đề ATVSTP cho người tiêu dùng.

“Hiện nay, hơn 60% lượng thuỷ sản cung cấp cho Metro đều đến từ khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Trạm trung chuyển Cần Thơ là đầu mối quan trọng cung cấp cho hệ thống siêu thị của tập đoàn trên cả nước, thu mua tổng sản lượng hơn 7,000 tấn thuỷ sản sau 3,5 năm hoạt động.” Ông Bacac cho biết thêm.

Được biết, mô hình này được đánh giá cao tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Đông Nam Á và đã được ghi nhận Thực hiện Chuỗi cung ứng Bền vững Xuất sắc năm 2011 và 2012.

Không chỉ xây dựng chuỗi cung ứng thủy sản bền vững, đạt tiêu chuẩn quốc tế cho thị trường nội địa, trong những năm qua, với tư cách là đối tác PPP thủy sản của Bộ NN& PTNN, Metro đã giúp quảng bá sản phẩm “Made in Vietnam” tới thị trường khó tính là Châu Âu. Trong năm 2014 , đã xuất khẩu 81 container tôm động lạnh, cá tra…đến hệ thống Metro tại 19 quốc gia trên thế giới với tổng giá trị hơn 7 triệu USD.

Thực tế cho thấy với sự vào cuộc mạnh mẽ của các tập đoàn đa quốc gia, ngành nông nghiệp Việt Nam đã có những bước tiến đang kể trong quá trình hội nhập với nền kinh tế nông nghiệp thế giới. Đó cũng là lí do khiến Bộ trường Bộ NN& PTNN khẳng định : “Việt Nam sẽ tiếp tục mở rộng các mô hình này trong tương lai bởi đây là mô hình mới trong nông nghiệp thực sự đã phát huy hiệu quả”.

Sơn Thảo