Theo thông tin trên tờ Zing, đánh bắt rắn biển trên Vịnh Thái Lan là nghề phụ của các ngư dân Việt. Họ thường đánh bắt rắn biển trong ngày không trăng của tháng hoặc trăng khuyết.

Cũng theo nguồn trên, rắn biển là loài mà nọc độc của chúng có thể gây chết người.

Thế nhưng, theo tờ Sinh vật rừng Việt Nam, việc đánh bắt, khai thác và thu hoạch rắn biển vào ban đêm và đều bằng tay đã gây ra nhiều rủi ro cho các ngư dân và nguy hiểm đến tính mạng khi không may bị rắn biển cắn.

Ngoài ra, theo báo giới trong nước, rắn biển đã và đang trở thành món ngon trong một số nhà hàng, quán nhậu. Do thu nhập từ việc bắt rắn khá cao nên dù là nghề nguy hiểm nhưng nhiều người dân vẫn mạo hiểm theo.

Tờ Bà Rịa - Vũng Tàu Online thông tin, nghề đánh bắt rắn biển của ngư dân ở đây bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 8 Âm lịch, trong đó thời gian nhiều nhất là từ tháng 5 đến 6. Để bắt được nhiều rắn biển, ngư dân phải đi xa khoảng từ vài chục cây số.

Dưới đây là một số hình ảnh tay không bắt rắn biển của ngư dân:

{keywords}

Ảnh: National Geographic

 

{keywords}

Ảnh cắt từ clip của Zoltan Takacs/BBC

 

{keywords}

Ảnh cắt từ clip của Zoltan Takacs/BBC

{keywords}

Ảnh: National Geographic

{keywords} 

Rắn biển được lưu giữ trong thùng tại một vựa rắn ở TP.Vũng Tàu. (Ảnh: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu)

{keywords}

Ông Tuấn Hưng, tại phường 5, TP Vũng Tàu cho biết, nên cầm ở giữa thân con rắn biển, không nên cầm ở đuôi vì lực của nó rất mạnh. Nếu cầm đuôi nó sẽ quật lại cắn vào người khiến mình không phản ứng kịp, hoặc nó quẫy mạnh làm mình hoảng sợ. (Ảnh: Pháp luật xã hội)

Rắn biển (còn gọi là đẻn), sinh sống trong môi trường biển. Đặc điểm chung của rắn biển là có cấu tạo cơ thể theo chiều ngang dẹt giống như những con lươn. Các loài rắn biển thường có nọc độc mạnh.

(Theo Trí Thức Trẻ)