- Trên con đường 5 sao kéo dài từ chân núi Sơn Trà giáp với Quảng Nam, đã nhiều năm nay, hàng loạt đại gia chiếm đất vàng ven biển rồi bỏ trống. Nhiều người run rẩy, lo sợ khi chính quyền Đà Nẵng vừa ra “tối hậu thư” thu hồi.

Đà Nẵng: Đại gia ôm đất vàng 10 năm làm bãi rác

Cuộc “tổng tấn công” đất dự án bỏ hoang

Tại cuộc họp nóng đầu tháng 6 vừa qua, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ đã giao các đơn vị liên quan thanh tra và tham mưu việc thu hồi giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án: khu du lịch giải trí Đệ Nhất (8.000 m2, 100% vốn nước ngoài), khu du lịch Đệ Nhất (45.000 m2), trường dạy nghề lướt ván (800 m2), khu thể thao giải trí Huy Khánh (4.000 m2) tại khu vực đất vàng ven biển.

Các dự án đã có chủ trương thu hồi gồm Khu Du lịch Biển Đông mở rộng (Bãi Rạng) và vệt biệt thự khu nghỉ mát Bãi Trẹm (Biển Đông mở rộng) hoàn chỉnh thủ tục để thu hồi đất để giao lại cho Trung tâm Phát triển Quỹ đất thành phố.

Dự án có vị trí vô cùng đắc địa Temple nằm cạnh bãi biển Phạm Văn Đồng cần phải kiểm tra thực tế theo quy hoạch đã được phê duyệt, tiến độ triển khai đầu tư xây dựng dự án, tổng mức đầu tư,... để báo cáo đề xuất xử lý theo quy định.

{keywords}

{keywords}

{keywords}

Một dự án “treo” từ hơn 10 năm nay tại đường Hoàng Sa, giờ là bộ “xương” bê tông giữa bờ biển (ảnh trên), hoặc đã xây hàng rào kiên cố sau khi rình rang khởi công cũng bị bỏ hoang từ lâu.

Các dự án Bất động sản và du thuyền Đà Nẵng (chủ đầu tư Liên doanh Công ty Quốc Cường Gia Lai và VinaCapital), dự án Khu du lịch sinh thái Ghềnh Bàn - Bãi Đa cần rà soát các vấn đề giao đất, cho thuê đất, triển khai thực hiện, chuyển nhượng đối với các dự án trên liệu có minh bạch.

Ngoài ra, các dự án: khu du lịch Nam Phát; khu du lịch ven biển Hòn Ngọc Á Châu (thuộc tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai); khu du lịch ven biển I.V.C, khu du lịch The Nam Khang,... TP yêu cầu Sở KH-ĐT chủ trì, phối hợp đơn vị liên quan tổ chức thanh tra tình hình sử dụng đất, rà soát tiến độ thực hiện dự án như đã cam kết.

Một số dự án đã ký cam kết tiến độ nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận đầu tư đến nay không triển khai hoặc triển khai chậm, như: dự án Hoàng Anh Gia Lai; dự án Khu nghỉ dưỡng ven biển của Công ty CP Đầu tư Du lịch Hà Nội Non Nước; dự án Bãi Bủ của Công ty CP Hải Duy; dự án Khu du lịch sinh thái, nhà nghỉ, dịch vụ tại bán đảo Sơn Trà,... nếu chậm tiến độ tiến hành xử phạt theo quy định. Trường hợp phát hiện dự án không triển khai xây dựng theo cam kết thì báo cáo đề xuất việc thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư, thu hồi đất theo đúng quy định.

Tất cả các công việc kiểm tra, rà soát, thu hồi các dự án trên phải hoàn thành trước và báo cáo trong cuộc họp quy hoạch kiến trúc tháng 6/2015.

“Làm nhanh, làm mạnh lên! Chúng ta đã rà soát từng dự án chậm, dự án ‘treo’ cụ thể rồi. Vấn đề còn lại là hoàn tất các thủ tục để thu hồi theo đúng quy định pháp luật. UBND TP, các sở, ban ngành cứ mạnh dạn không sợ bị vướng bất cứ điều gì. Làm xong những dự án chậm triển khai ven biển tiếp tục làm những dự án trong nội thành” - ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng, cương quyết.

Đại gia lo sợ

Sau nhiều lần ký cam kết, thậm chí ra “tối hậu thư” cho các dự án ven biển chậm hoặc không triển khai nhưng chủ đầu tư vẫn “phớt lờ”, lần này, vị tân chủ tịch UBND TP quyết định “tổng tấn công” vào các dự án treo, dự án chậm triển khai; thậm chí, những dự án lập xong nhận đất rồi chuyển nhượng cũng không nhân nhượng.

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}
Đây là các dự án mà chính quyền Đà Nẵng ra “tối hậu thư” thu hồi trong đợt này

“Mấy năm trước còn dể, cứ mỗi lần mấy ảnh ra ‘tối hậu thư’ thu hồi là anh em lại tìm cách hoãn binh như ký cam kết, điều chỉnh thiết kế, đổ thừa do khủng hoảng kinh tế gây khó khăn,... Lần này thì chết chắc, không còn lý do nào nữa rồi” - một đại gia giấu tên thật thà tâm sự.

Trong một lần trả lời PV. VietNamNet cách đây hơn 2 năm về các dự án treo trên đất vàng ven biển, nguyên Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Văn Hữu Chiến thở dài bảo trong lúc khó khăn, đất đai đang tụt dốc không phanh. Các dự án trên các khu đất vàng bị “treo” nhiều năm nay phải xử lý thu hồi. Nhưng thu hồi cần phải có giải pháp cụ thể. Phải tìm nhà đầu tư khác có khả năng “xuống tiền”, chứ thu hồi rồi để đó thì làm chi. Đó là lý do đổ thừa cho hoàn cảnh.

Còn “tối hậu thư” lần này được ông Thơ đưa ra là do sự bức xúc của người dân Đà Nẵng về dự án treo nhiều năm nay - mà ông là người đứng đầu, phải có trách nhiệm giải quyết triệt để, không thể “đánh trống bỏ dùi”.

Một thành phố hơn 800.000 dân, với bờ biển dài 20 km nhưng chưa quá 10 bãi tắm công cộng dài không đến 2 km, trong khi hàng chục resort kéo dài hàng chục km dọc bờ biển bỏ hoang từ nhiều năm nay đã xây tường rào, chắn lối ra biển khiến nhiều người Đà Nẵng và khách du lịch bức xúc.

Ông Thơ cho rằng, cần phải trả lại sự công bằng cho người dân TP, không phải các đại gia cứ có nhiều tiền là thích gì làm nấy. Đã nhận đất xây dựng resort, khu nghỉ dưỡng,... thì phải đầu tư xây dựng như cam kết, không thể chờ chuyển nhượng sang tay kiếm lợi.

Một đại gia có dự án tại khu đất vàng triển khai cầm cự nhiều năm nay (đề nghị không nêu tên), tâm sự: “Với chỉ chỉ đạo kiên quyết như thế này, chắc chúng tôi mất cả chì lẫn chài. Đã cam kết nhiều lần rồi, nhưng khó quá, đành phải nhắm mắt đưa chân thôi... ”.

Vũ Trung