Một chuyên gia trong lĩnh vực hàng không cho biết việc nhiễu sóng không lưu trong thời gian 18 phút là bất bình thường, đe dọa tới an ninh và an toàn hàng không.

Theo vị chuyên gia này, chỉ có hai nguyên nhân gây ra hiện tượng trên là ngẫu nhiên và cố ý. Tuy nhiên, rất ít khả năng có một nguồn sóng ngẫu nhiên gây nhiễu sóng không lưu do nước ta quản lý tần số rất chặt chẽ. Vì vậy không loại trừ có người cố tình phá hoại, tạo nguồn sóng gây nhiễu sóng không lưu sân bay Tân Sơn Nhất.

Ông Đinh Việt Thắng, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam, xác nhận, sáng 16/6, hiện tượng nhiễu sóng đã xảy ra tại vùngđiều hành bay của Trung tâm Kiểm soát tiếp cận Tân Sơn Nhất khiến hoạt động bay bị gián đoạn trong vòng 18 phút.

Cụ thể, trong thời gian từ 6 giờ 47 phút đến 7 giờ 5 phút sáng 16-6, đài kiểm soát không lưu Tân Sơn Nhất bị nhiễu sóng điều hành trên tất cả các kênh do bị một nguồn sóng lạ gây nhiễu. Sự cố này khiến việc điều hành bay của đài kiểm soát không lưu gián đoạn. Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam đang phối hợp Cục Quản lý tần số vô tuyến điện (Bộ Thông tin và Truyền thông) điều tra, truy tìm tần số sóng gây nhiễu. Đánh giá ban đầu, đây là nguồn sóng tương đối mạnh, phủ sóng trên các tần số điều hành của đài kiểm soát.

{keywords} 

Hiện tượng nhiễu sóng ở đài không lưu Tân Sơn Nhất khiến các phi công và kiểm soát viên không lưukhông thể liên lạc với nhau. Một số chuyến bay xuất phát từ sân bay Tân Sơn Nhấtngưng trệ do không nhận được lệnh cất cánh. Trong khi đó, ít nhất sáu chuyến bay đến Tân Sơn Nhất cũng không thiết lập được liên lạc, phải bay vòng vòng chờ lệnh hạ cánh.

Theo ông Thắng, ngay trong thời điểm xảy ra nhiễu sóng, đài chỉ huy đã ứng phó bằng cách lập tức chuyển sang sử dụng sóng dự bị để thực hiện điều hành bay. Tuy nhiên, sự cố này vẫn gây ảnh hưởng đến hoạt động bay của nhiều hãng hàng không.

Vì sao có chuyện nhiễu sóng?

TS. Nguyễn Bách Phúc, Chủ tịch Hội Tư vấn Khoa học công nghệ và Quản lý TP.HCM (HASCON), cho rằng, hiện các dải tần số vô tuyến điện ở Việt Nam đã được phân chia rất khoa học và được Cục Quản lý tần số quản lý chặt chẽ. Khoảng cách giữa dải tần của hai ứng dụng khác nhau đủ lớn để khó xảy ra sự cố chồng chéo. Như vậy, khi nói “bị một nguồn sóng lạ đè lên”, người nghe có thể hiểu một trong hai khả năng là ngẫu nhiên hoặc cố ý.

- Giả thiết nguồn sóng lạ là ngẫu nhiên: Nguyên nhân có thể do một sự cố nghiêm trọng xảy ra ở các thiết bị điện, năng lượng hoặc các máy phát sóng của một ứng dụng khác đang hoạt động trong khu vực. Bởi vì hằng ngày các thiết bị này vẫn làm việc bình thường mà không gây ra sóng lạ, chỉ khi bị sự cố mới có khả năng phát ra sóng lạ. Tuy nhiên, cách giải thích này không có sức thuyết phục vì sóng lạ chỉ “đè” sóng không lưu trong thời gian ngắn là 18 phút.

- Giả thiết nguồn sóng lạ là cố ý: Điều này chỉ xảy ra khi có hành động cố tình phá hoại. Cục Quản lý tần số và lực lượng an ninh hoàn toàn có khả năng phát hiện chính xác nguồn sóng lạ phát ra từ đâu do đã có đầy đủ trang thiết bị hiện đại.

Các bản tin về sự cố này viết: “Khi xảy ra hiện tượng nhiễu tần số điều hành bay, ngay lập tứccơ sở điều hành bay đã sử dụng các tần số dự bị theo đúng quy trình, bảo đảm điều hành bay an toàn tuyệt đối”. Chúng tôi rất ngạc nhiên khi nghe điều này vì nếu đã như thế thì tại sao lại có chuyện nhiều máy bay không cất cánh, hạ cánh được?

"Chúng tôi hiểu theo nguyên lý khoa học, việc điều hành không lưu luôn phải có “các tần số dự bị theo đúng quy trình”, các máy bay cất cánh và hạ cánh đều phải biết tần số dự bị. Hơn nữa hệ thống điều khiển trên máy bay sẽ tự động chuyển đổi sang tần số dự bị khi mất tần số chính thức. Nếu vậy, dù sóng điều khiển không lưu bị nhiễu thì liên lạc giữa điều khiển không lưu và các máy bay sẽ không hề hấn gì. Nhưng đó là trên lý thuyết, còn thực tế thế nào thì không ai biết được...".

"Tôi chỉ có thể tạm kết luận rằng trong sự cố vừa qua, điều khiển không lưu Tân Sơn Nhất không cho các máy bay cất - hạ cánh biết tần số dự bị của mình và trên các máy bay không có thiết bị tự động chuyển đổi tần số khi gặp sự cố", ông nhận định.

(Theo PLO)