Bị mua 0 đồng, nhiều ông chủ ngân hàng đang từ một đại gia quyền lực bỗng chốc trở nên “trắng tay” khi không chỉ mất trắng trong đầu tư vì những sai phạm trong hoạt động cho vay mà còn bị vướng vào vòng lao lý.

Điểm chung của những đại gia này chính là vừa là ông chủ ngân hàng lại vừa sở hữu doanh nghiệp kinh doanh và đầu tư trong lĩnh vực bất động sản.

Thị trường từng có "lời khen" GP.Bank về việc ngân hàng này tuy bị mua 0 đồng nhưng khác hơn với VNCB, OceanBank khi không có lãnh đạo nào bị rơi vào vòng lao lý khi bị mua 0 đồng.

{keywords}

Nhiều ông chủ ngân hàng đang từ đại gia quyền lực bỗng chốc trắng tay khi ngân hàng bị mua 0 đồng và vướng vào lao lý.

Tuy nhiên, điều gì đến đã phải đến khi tối ngày 17/7, nguyên chủ tịch và phó chủ tịch HĐQT GPBank đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C46) bắt và khởi tố với tội danh “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại GP.Bank”.

Trước đó, ngày 8/4, ông Tạ Bá Long và ông Đoàn Văn An đã bị NHNN đình chỉ chức danh từ và chỉ định bà Trần Thị Lệ Nga là người đại diện thay mặt quản trị, điều hành GP.Bank.

{keywords}

Ông Tạ Bá Long

Trước khi bị bắt, ông Tạ Bá Long là Chủ tịch HĐQT, Uỷ viên HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư Tài chính Công đoàn Dầu khí Việt Nam (PVFI) và chủ tịch HĐQT GP.Bank từ năm 2002 đến tháng 4/2015.

Ông Long Tiến sĩ khoa học và là người có bề kinh nghiệm, thâm niên trong lĩnh vực tài chính tiền tệ và tài chính ngân hàng. Ông Long được PVFI đánh giá là người đã có nhiều đóng góp quan trọng trong sự phát triển của PVFI.

Riêng với GP.Bank, theo bản cáo bạch phát hành năm 2010, ông Long và gia đình sở hữu 13,3% cổ phần GP.Bank. Trong đó, ông Long sở hữu 4,9% vốn của GP.Bank tại thời điểm năm 2010 với 9,8 triệu cổ phần, vợ ông Long sở hữu gần 4,3% vốn ngân hàng và con gái sở hữu hơn 4,1% vốn.

Ông Tạ Bá Long còn là chủ tịch HĐQT của Công ty Cổ phần Du lịch Thương mại và Đầu tư Thủ Đô, đơn vị sở hữu tòa nhà Capital Tower số 109 Trần Hưng Đạo Hà Nội.

Tiền thân trước đây của Công ty là Khách sạn Ga - Công ty Toserco trực thuộc Sở Du lịch Hà Nội, đến năm 1991 được đổi thành Liên doanh Khách sạn Thủ đô do Công ty Sông Đà 1 thuộc TCT Sông Đà và Công ty GTC (nay là Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thăng Long GTC) góp vốn liên doanh.

Công ty Sông Đà 1 - TCT Sông Đà được biết đến như là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực đầu tư xây dựng bất động sản, hạ tầng kĩ thuật, các công trình thuỷ điện.

GTC hiện đang chuẩn bị bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) vào 13/8 tới đây.

Ông Đoàn Văn An trước khi bị bắt là phó chủ tịch HĐQT GP.Bank từ năm 2002 đến tháng 4/2015. Ông An còn là chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc của Công ty Cổ phần sân gôn Ngôi sao Chí Linh.

{keywords}

Ông Đoàn Văn An

Ở GP.Bank, ông An và người nhà là cổ đông lớn tại thời điểm năm 2010 với gần 8,95% cổ phần, trong đó riêng ông An sở hữu 4,65% vợ và con trai sở hữu tổng cộng gần 4,3% nữa.

Trước đó, OceanBank cũng bị mua 0 đồng và Hà Văn Thắm, một đại gia cũng rơi vào vòng lao lý.

Trước khi bị bắt, ông Thắm giữ vai trò Chủ tịch Công ty cổ phần Tập đoàn Đại Dương (Ocean Group), Chủ tịch Ngân hàng TMCP Đại Dương (Ocean Bank), Chủ tịch CTCP Khách sạn và dịch vụ Đại Dương (OCH), Chủ tịch CTCP Chứng khoán Đại Dương (OCS) (ngày 24/10/2014).

{keywords}

Ông Hà Văn Thắm

Năm 2012, ông Thắm đứng thứ tám trong số những người giàu nhất thị trường chứng khoán Việt Nam với lượng cổ phiếu trị giá 1800 tỷ đồng. Năm 2014, với tổng tài sản ước lượng trên 1 tỷ USD.

Ông Thắm là cử nhân Đại học Thương Mại, Thạc sỹ trường Đại học Columbia Commonwealth (USA) và Tiến sỹ Quản trị Kinh doanh tại trường Đại học Công nghệ Paramount, Mỹ.

Ông bắt đầu khởi nghiệp từ năm 1993 - 1997 khi làm giám đốc Doanh nghiệp tư nhân Bình Minh. Tiếp đó, từ năm 1997 - 2001 ông giữ vai trò Tổng giám đốc Công ty TNHH VNT. Từ 2001 - 2003 ông là Giám đốc Công ty Liên doanh.

Từ năm 2003 - 2004 ông Hà Văn Thắm là Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Nông thôn Hải Hưng. Từ năm 2004 - 2007 ông giữ cương vị là Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Nông thôn Hải Hưng.

Trong khi đó, VNCB bị mua 0 đồng cũng đã đẩy ba đại gia vào vòng lao lý với tội “cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng” và “vi phạm quy định trong cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”.

Cụ thể, tháng 7/2014, Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) đã khởi tố và bắt tạm giam ông Phạm Công Danh, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB), ông Mai Hữu Khương thành viên HĐQT VNCB, ông Phan Thành Mai nguyên Tổng giám đốc VNCB.

{keywords}

Ông Phạm Công Danh

Ba nhân vật này đồng thời còn là lãnh đạo Tập đoàn Thiên Thanh, một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và bất động sản.

Trong đó, ông Danh là Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thiên Thanh. Tiền thân công ty này là Công ty Thiên Thanh là Hãng Gạch Bông Hương Sơn được thành lập và hoạt động từ năm 1964 tại Quảng Ngãi.

Tháng 7/2000, Công ty TNHH Thương mại - Vật liệu xây dựng - Trang thiết bị nội thất Thiên Thanh chính thức ra đời, sau vài lần đổi đến, tên gọi Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh được sử dụng cho đến ngày nay.

Từ năm 2008, công ty đã có vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng và giữ nguyên cho đến hiện nay. Trong đó, ông Phạm Công Danh nắm 80% vốn và bà Quách Kim Chi nắm 20%.

Thiên Thanh hoạt động trên rất nhiều lĩnh vực như kinh doanh vật liệu xây dựng, siêu thị ô tô, phát triển bất động sản, đầu tư khách sạn…Những dự án của Thiên Thành được thị trường biết đến là Khách sạn Green Plaza (Đà Nẵng) mua lại từ Tổng CTCP Xây dựng điện Việt Nam vào đầu năm 2009 với giá khoảng 350 tỷ đồng.

Hay như Khách sạn Tam Kỳ (Quảng Nam), Khu Du lịch nghỉ dưỡng Long Hải Bearch Resort (Bà Rịa – Vũng Tàu). Năm 2011, Thiên Thanh dự định triển khai rất nhiều dự án bất động sản, trung tâm thương mại trên cả nước.

(Theo Bizlive)