Ít ai ngờ rằng, với số vốn đầu tư 200 tỷ đồng, nằm ở vị trí đắc địa nhất của Lạng Sơn cùng quy mô rất hoành tráng và hiện đại. Trung tâm thương mại Phú Lộc (chợ Lạng Sơn) từ khi hoàn thành đến nay đã 7 năm và chỉ có một chức năng duy nhất là để... ngắm.

{keywords}

Trung tâm thương mại Phú Lộc (hay còn gọi là Chợ Lạng Sơn) được xây dựng từ năm 2006 và đến năm 2008 thì khánh thành. Công trình do Công ty Cổ phần bất động sản Hà Nội triển khai xây dựng với tổng số vốn lên đến hơn 200 tỷ đồng. Theo thiết kế thì tổng diện tích của TTTM Phú Lộc là 8000 mét vuông, thiết kế 3 tầng, tầng 1 có 228 quầy kinh doanh, tầng 2 có 308 quầy đều có diện tích từ 6-12 mét vuông/quầy.


{keywords}

Đây là trung tâm thương mại, mua sắm lớn bậc nhất của tỉnh Lạng Sơn, với thiết kế gồm khu nhà liên hợp ba tầng lầu, diện tích mỗi tầng hơn 7.000m2, 10 cầu thang máy và 10 cầu thang bộ, các công trình phụ trợ xung quanh có thể đáp ứng khoảng hơn 900 ki-ốt kinh doanh.



{keywords}

Sau khi khánh thành, Ban quản lý TTTM Phú Lộc cũng như các đơn vị liên quan tiến hành chào mời cũng như cho thuê người dân trong và ngoài tỉnh để kinh doanh. Thế nhưng sau khi đi vào kinh doanh thì các thương lái rơi vào cảnh dở khóc dở cười khi khách đến mua sắm quá ít so với tưởng tượng. Chính vì thế những năm tiếp theo tình trạng kinh doanh ế ẩm, thua lỗ vẫn tiếp diễn nên các hộ kinh doanh tại đây đã "bỏ của chạy lấy người".


{keywords}

Mặt tiền chính của TTTM Phú Lộc thay vì cho các hộ kinh doanh thuê buôn bán thì BQL đã cho một ngân hàng làm nơi giao dịch. Vào những ngày cuối tuần phía ngân hàng này nghỉ làm việc thì gần như toàn bộ TTTM này không một bóng người.


{keywords}

Ghi nhận tại tầng 1 của TTTM hàng trăm gian hàng tại đây đã bị "chết", chủ những gian hàng cũng đã "bỏ của chạy lấy người" bởi sau một thời gian kinh doanh thua lỗ. Trao đổi với chúng tôi, một tiểu thương từng kinh doanh tại đây cho biết: "Chợ xây hoành tráng, hiện đại nhưng khi đi vào hoạt động thì lại gặp quá nhiều khó khăn, chủ yếu là người dân chưa quen với mô hình như thế này, các khu chợ truyền thống vẫn thu hút được nhiều hơn. Nhà em có 1 ki-ốt tại đây nhưng khi đi vào hoạt động kinh doanh thì chỉ cầm chừng được vài tháng sau đó cũng phải rút hết vì liên tục thua lỗ".


{keywords}

Hàng trăm quầy hàng hóa phải phủ bạt kín mít, thế nhưng do để thời gian quá lâu nên tất cả bị phủ lên một lớp bụi dầy dặn.


{keywords}

Những tủ hàng, quầy hàng thậm chí một số chủ quầy còn không thèm mang hàng hóa đi mà vứt lại tại quầy mà mình đã dấn chân vào kinh doanh.

{keywords}

Không chỉ thế các loại tủ kính trưng bày máy tính, điện thoại di động... đang có hiện tượng bị ăn mòn, mục nát.

{keywords}

Các quầy kinh doanh đồ điện tử, gia dụng, điện máy tưởng chừng sẽ ăn nên làm ra thế nhưng chủ gian hàng cũng đã vứt bỏ tất cả lại để tìm kiếm địa điểm khác thích hợp hơn.

{keywords}

Trên tầng 2 của TTTM được thiết kế để buôn bán các mặt hàng như quần áo, giầy dép, hóa mĩ phẩm. Theo ghi nhận của chúng tôi, 100% các ki-ốt tại đây đã trong tình trạng "cửa đóng then cài".

{keywords}

Theo ghi nhận của chúng tôi, hiện nay trên tầng 3 của TTTM chỉ có duy nhất 1 trung tâm thể dục thẩm mỹ, gym và sân trượt pa-tin hoạt động nhưng cũng chẳng nhiều khách lui tới. Phía bên hông chợ tầng 1 là một cửa hàng thuốc, 1 quán bia hơi, 1 quán cafe, 1 phòng khám.

{keywords}

Có đến 8 cầu thang cuốn hiện đại bậc nhất nhưng có lẽ thời gian hoạt động chỉ tính được bằng ngày.

 

{keywords}

Những biển báo cấm đi cầu thang máy cuốn được đặt tại đây từ rất lâu.

{keywords}

Trả lời báo chí, ông Vi Kim Hận, Phó Ban quản lý TTTM Phú Lộc cho biết, nguyên nhân trung tâm thương mại đóng cửa là do TTTM khá hiện đại trong khi đó người mua sắm chưa có thói quen đến nơi mới mua sắm. Mặt khác, do khủng hoảng kinh tế nên lượng khách du lịch đến Lạng Sơn ít, và nhu cầu mua sắm của người dân địa phương giảm

{keywords}

Việc TTTM bỏ không nhiều năm, các thiết bị, nhà cửa xuống cấp gây thiệt hại lớn cho công ty, mỗi năm công ty phải bỏ ra ít nhất khoảng 600 triệu đồng để bảo dưỡng, bảo trì và thuê nhân viên bảo vệ, trông coi. Mới đây, chúng tôi nhận được đơn thư phản ánh của khoảng 300 tiểu thương đang kinh doanh tại chợ Đồng Đăng về việc tỉnh Lạng Sơn đã và đang triển khai việc xây TTTM Đồng Đăng cách vị trí chợ cũ khoảng 2km, nằm cách xa khu dân cư và theo kế hoạch đầu năm 2016 toàn bộ tiểu thương tại đây sẽ phải chuyển ra TTTM để kinh doanh. Tất cả 300 tiểu thương đều lo lắng rằng, việc quy hoạch chợ truyền thống, lâu đời ra TTTM Đồng Đăng có đi vào "vết xe đổ" như TTTM Phú Lộc hay không?

(Theo Trí Thức Trẻ)