Giá "nhỉnh" hơn so với những ngày rằm, mồng Một thông thường, những trái phật thủ có giá từ 70.000-150.000 đồng vẫn được nhiều người ưa chuộng.

Theo khảo sát của phóng viên, tại hầu hết các chợ trên địa bàn Hà Nội, giá hoa quả trước rằm tháng Bảy chỉ tăng nhẹ so với những ngày lễ thường. Những trái cây được tìm mua nhiều trước ngày này như phật thủ, chuối... cũng có giá không quá cao.

{keywords}

Theo quan niệm xưa, phật thủ là loại quả dùng để thờ Phật và gia tiên vì có mùi thơm quyến rũ, giữ thần, Phật và gia tiên lưu lại trong nhà lâu hơn để phù hộ cho gia chủ.

{keywords}

Chị Nhàn - chủ cửa hàng bán phật thủ ở địa chỉ 33 Trần Quang Diệu (Hà Nội) chia sẻ: "Trung bình, một ngày cửa hàng tôi bán khoảng 40-50 quả phật thủ, khách tìm đến mua hàng thường là khách quen. Vì có vườn phật thủ ở Hoài Đức cộng với việc bán tại nhà nên giá phật thủ ở đây thường "mềm" hơn giá thị trường".

{keywords}

Phật thủ chính là một trong năm loại trái cây thường được dùng để trưng bày trên bàn thờ gia tiên trong những ngày rằm, mồng Một hay các dịp lễ Tết,...Trong tâm thức của người Á Đông nói chung cũng như người Việt, phật thủ tượng trưng cho sự may mắn, hạnh phúc, trường thọ bền lâu.

{keywords}

Chia sẻ về cách giữ cho loại quả này được tươi lâu, chị Huyền - chủ cửa hàng bán hoa quả trong chợ Thành Công tư vấn: "Ngay sau khi mua quả phật thủ, bạn nên vệ sinh sạch sẽ bằng cách sử dụng nước rửa bát pha loãng (có thể thêm chút rượu trắng) để loại bỏ chất bẩn và diệt trừ nhện đỏ nếu có. Việc này đảm bảo quả phật thủ của bạn có thể được trưng bày trong thời gian dài, từ 3 – 5 tháng. Ngoài ra, khi dâng cúng, bạn hãy cho quả Phật thủ vào ly nước (có thể thêm mấy viên thuốc B1). Sau 15 – 30 ngày cuống quả sẽ bật rễ, hút nước để nuôi quả, giúp cho quả duy trì được sắc thái vàng bóng, giữ được tài lộc quanh năm".

{keywords}

Phật thủ theo gánh hàng rong ra phố

{keywords}

Không chỉ được bán ở các chợ, phật thủ còn theo các gánh hàng rong bày bán rất nhiều ở các vỉa hè dọc trên các con phố.

{keywords}

Vợ chồng anh chị Đức Hoàn (Đắc Sở, Hoài Đức, Hà Nội) bán hàng rong phật thủ trên đường Lê Hồng Phong (Hà Đông) chia sẻ: "Rằm tháng Bảy năm nay giá hoa quả không cao, không biết vài ngày tới giá cả như thế nào chứ những quả phật thủ trong gánh hàng của tôi được nhập buôn đổ xô giá 60.000 đồng/quả, bán cho khách cũng chỉ được 70.000-80.000 đồng/quả. Hàng này mà vào thời điểm Tết thì bán với giá cũng được kha khá 300.000-400.000 đồng/quả."

{keywords}

Do giá không đắt nên phật thủ được khá nhiều người chọn mua.

{keywords}

Những trái phật thủ được bán trung bình với giá 70.000-100.000 đồng/quả.

{keywords}

Những quả đẹp được bán với giá "nhỉnh" hơn, ở mức 100.000-150.000 đồng/quả.

{keywords}

Đối với những khách đặt mua trước theo yêu cầu, giá mỗi quả phật thủ như trên hình cũng rơi vào khoảng 200.000-300.000 đồng/quả.

{keywords}

Không chỉ quan tâm đến mẫu mã, nhiều người mua loại quả này còn vì mùi hương của chúng.

{keywords}

Chị Q (Đống Đa, Hà Nội) cho biết: "Cứ đến ngày rằm hay mồng Một, chị thường mua loại quả này về để thờ cúng và rằm tháng Bảy cũng không phải ngoại lệ. So với mọi năm, giá phật thủ năm nay cũng không cao hơn là bao, vừa với túi tiền của người mua".

{keywords}

Các "ngón tay" phật thủ khi chín có màu vàng đẹp mắt, mỗi trái dao động từ 5 đến 20 ngón. Khi các ngón của quả khụm lại khít với nhau, tượng trưng cho bàn tay cầu nguyện.

{keywords}

Những người bán hàng cho biết, việc bảo quản và di chuyển phật thủ phải rất cẩn thận, quả phải được bọc bằng giấy báo và giấy mềm để tránh dập nát và hư "ngón tay" trên quả.

(Theo Dân Việt)