- Đến thăm cơ sở sở xây dựng của ông Lê Liễu ở xã Cẩm Châu, Hội An, vị khách người Mỹ - vì quá thích thú với ngôi nhà tre mái lá, sẵn sàng bỏ chục nghìn USD đặt làm một ngôi nhà tương tự đưa về Mỹ để ở. Hiện nay, giá nhà thấp nhất khoảng 20.000 USD và cao nhất lên tới cả trăm nghìn đô, tùy diện tích lớn hay nhỏ.

Đến đô thị cổ Hội An mà không về Cẩm Thanh, du khách đã bỏ lỡ cơ hội được ngắm nhìn một không gian Nam Bộ thu nhỏ. Nơi đây có sông nước bao quanh, với rừng dừa nước Bảy Mẫu xanh ngút ngàn. Những ngôi nhà tre lợp lá dừa mọc san sát.

Thoát khỏi những ngày nghèo đói, Cẩm Thanh giờ nhộn nhịp như một đại công xưởng xây dựng. Những ngôi nhà tre, mái lá được đại gia lắm tiền nhiều của đặt hàng làm cho riêng mình. Có tới hàng trăm ngôi nhà như thế đã được đóng vào container, xuống tàu rời cảng Tiên Sa xuất ngoại.

Anh Lê Công Thắng, chủ một cơ sở sản xuất ở thôn Thanh Nhất, xã Cẩm Thanh, Hội An, kể: “Đây là căn nhà tôi dựng cho một chủ quán ở Đà Nẵng. Họ mua để làm nhà hàng. Nhà có ba gian, rộng 200 m2 giá hơn 15.000 USD. Mấy nông dân đang dựng khung sườn, còn tôi về chở mái lá ra lợp, xong là bàn giao luôn.”

{keywords}

Anh Lê Công Thắng, chủ cơ sở sản xuất nhà tre mái lá ở thôn Thanh Nhất, xã Cẩm Thanh chuẩn bị lá dừa lợp nhà để đưa xuất ngoại.

{keywords}

{keywords}

Người dân Cẩm Thanh, Hội An chuẩn bị lá dừa nước để lợp nhà.

Không chỉ nhà giàu trong nước đặt hàng mà khách nước ngoài khi tới tham quan cũng mua về lắp ở xứ Tây. Làng nghề Cẩm Thanh nhờ vậy ăn nên làm ra với những hợp đồng hàng chục, hàng trăm nghìn USD.

Ông Lê Liễu, một chủ cơ sở dựng ở xã Cẩm Châu, Hội An, kể: “Cách đây 3 năm, có đoàn khách từ Mỹ về tham quan cơ sở của tôi, đi cùng là hướng dẫn viên du lịch. Đoàn khách yêu cầu tôi kể lại quá trình xây dựng. Thấy khách tò mò, tôi kể lại toàn bộ quá trình dựng căn nhà tre, từ khâu chọn tre đem ngâm đến khi dựng nhà”.

Sau đó, có vị khách trong đoàn yêu cầu ông làm cho họ một căn nhà lá, rộng chừng 30 m2, để đem về nước. Ông Liễu nói với khách rằng: “Ông không đùa tôi đấy chứ. Cái nhà tre mái lá này là nhà của người nghèo, ông giàu có thì ở gì!”.

Qua phiên dịch, vị khách người Mỹ bảo ông rất thích cái căn nhà đó và đặt luôn cả chục nghìn USD, khi nào ông Liễu làm xong sẽ chuyển ra Đà Nẵng xuống tàu đưa sang Mỹ bằng đường biển. Mọi chi phí vị khách người Mỹ lo liệu.

Hơn 3 tháng sau, ông Liễu bắt tay lắp ráp, dựng căn nhà. Toàn bộ quá trình làm nhà được hướng dẫn viên du lịch quay phim, ghi hình lại để chuyển sang Mỹ. Nhà lá sau khi lắp ráp được dỡ ra, bó gọn gàng trước khi đóng vào thùng container chuyển ra cảng Tiên Sa.

{keywords}

Ông Lê Liễu, một chủ cơ sở dựng nhà tre mái lá ở xã Cẩm Châu, đưa tấm lợp lá dừa cho căn nhà tre chuẩn bị xuất ngoại.

{keywords}

Những căn nhà tre mái lá tại làng quê Cẩm Thanh, Hội An.

{keywords}

“Sau chuyến này, tôi còn xuất thêm 2 căn nhà lá qua Mỹ. Năm ngoái cũng xuất mấy chục nhà tương tự đi Nhật Bản rồi qua Trung Đông. Chẳng ai ngờ cái nghề làm nhà tre mái lá này có hồi xuất khẩu đi tận nước ngoài” - ông Liễu khoe.

Theo ông Liễu, giá nhà thấp nhất khoảng 20.000 USD và cao nhất lên tới cả trăm nghìn đô, tùy diện tích lớn hay nhỏ.

Không riêng gì ông Liễu, ở Cẩm Thanh, nhiều trường hợp khác cũng xuất khẩu nhà tre mái lá ra nước ngoài. Như cha con ông Võ Tấn Mười ở thôn Thanh Nhì, xuất khẩu hơn 10 cái dù khung làm bằng tre, lợp lá dừa, sang Singapore.

Ông Mười cho hay, cách đây 2 năm, có một người Singapore đến gặp và đặt ông 10 cái ô che bằng lá để đặt trong khu du lịch. Sau khi nhận tiền đặt cọc, chỉ trong vòng một tuần ông đã làm xong, bàn giao cho khách đưa về nước. “Đó là lần đầu tiền trong nghề làm nhà tre mái lá tôi nhận tiền USD, sướng rơn người”, ông kể.

Ông Mười khẳng định, Cẩm Thanh giờ đã khởi sắc nhờ khách hàng nước ngoài, rồi các đại gia trong Nam ngoài Bắc ào ạt đổ về đặt hàng nên không lo thiếu việc.

“Chỉ cần khách đưa ra ý tưởng căn nhà, diện tích theo yêu cầu. Sau khi ký hợp đồng, anh em tụi tôi mày mò thiết kế. Cái nhà tre mái lá nhìn vậy chứ làm không hề đơn giản. Một kỹ sư có thể thiết kế những nhà bê tông cao tầng, nhưng chưa chắc đã thiết kế và làm được nhà tre mái lá. Bởi kết cấu tre, dừa khác hoàn toàn với sắt thép bê tông. Khẩu độ chịu lực của nhà tre, các khớp nối không sử dụng như gỗ nên rất khó làm” - ông Mười chia sẻ.

Vũ Trung