- Tháng 8, bắt đầu vào thu thời tiết chuyển mát nhưng nhiều gia đình lại phản ánh tình trạng hóa đơn tiền điện tăng cao. Tuy nhiên, EVN Hà Nội khẳng định các kết quả kiểm tra cho thấy việc ghi chỉ số công tơ vẫn đúng. Hoá đơn tiền điện tăng cao bất thường là do nhu cầu tiêu dùng điện chưa giảm và kỳ ghi chỉ số lại rơi đúng thời điểm nền nhiệt độ cao.

Tiền điện tăng bất kể trời mát hay nóng

Sau những bức xúc vì trời nóng, hoá đơn tiền điện tăng gấp 3-4 lần thì vừa qua, nhiều hộ dân lại bất ngờ vì hoá đơn tiền điện tháng mát mẻ cũng tăng khá lớn so với tháng trước.

Vấn đề này được nhiều người kêu ca trên mạng xã hội. Một nicknam "Nguyen ha" cũng phản ánh, tháng ngày dùng chỉ bằng nửa tháng trước mà sao tiền điện tăng vọt lên 2 triệu đồng.

Facebooker Đặng Phương Dung cũng than thở trên mạng, tháng vừa qua cũng tốn mất 1 triệu tiền điện trong khi tháng trước chỉ khoảng 600 ngàn đồng.

"Vừa rồi nhận tin nhắn của ngành điện tháng vừa qua hết 1,46 triệu đồng. Tôi cũng thấy nghi nghi vì thường, tháng nóng nhất, cả nhà cũng chỉ tiêu dùng đến mức này thôi", chị Hà Linh, một người dân ở khu vực Lạc Trung kể lại.

Anh Minh Giang cũng mang bức xúc này trên facebook khi cho biết: "Suýt ngất vì tiền điện tháng này, hoá đơn lên tới 1,5 triệu trong khi cả tháng mùa hè, cao điểm nhất dùng 2 điều hoà cũng chỉ mất 1,4 triệu đồng. Một người bạn của anh với nick nam Thanh Yên cũng "đồng cảm" khi cho biết, đang đồng cảnh ngộ vì vừa nhận hoá đơn lên tới 1,9 triệu đồng trong khi tháng trước là 1,2 triệu đồng người. Một người bạn khác thì cho hay, tháng trước đang hơn 900 ngàn, tháng này lên tới 1,46 triệu đồng.

{keywords}

Thời tiết chuyển mát nhưng nhiều gia đình lại phản ánh tình trạng hóa đơn tiền điện tăng cao.

"Rõ ràng là bất thường, có vấn đề", hoặc "hơi lạ" là cảm giác chung của khá nhiều hộ dân sống ở Hà Nội về sự tăng tốc của tiền điện tháng 9.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam còn cho biết, vừa qua, hiệp hội cũng nhận được những khiếu nại về vấn đề hoá đơn tiền điện. Có hộ phản ánh, họ đi nghỉ mát, vắng nhà cả nửa tháng mà về nhà vẫn nhận được hoá đơn tiền điện tăng cao.

Trên cơ sở nhiều ý kiến phản ánh hoài nghi về hoá đơn tiền điện, Tổng công ty điện lực Tp Hà Nội đã tổ chức trực tiếp kiểm tra ít nhất là 6 trường hợp. Kết quả kiểm tra lại cho thấy, theo ảnh chụp tại thời điểm ghi chỉ số điện thì kết luận, việc ghi chỉ số công tơ của cán bộ điện là chính xác, như trường hợp của khách hàng Lê Quốc Trung ở số 38 Tổng cục địa chính Vọng, Hai Bà Trưng, ông Vũ Minh Hùng ở 101A Phương Mai, bà Nguyễn Thị Hà ở xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm, bà Lê Thị Thơm ở số 53 ngõ 268 Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân, bà Đặng Thị Phương Dung, B2012 Tòa nhà CT2 khu TT Hành Chính...

"Khi kiểm tra sơ bộ lại công tơ điện thì thấy, so đấu dây vẫn đủ, các chi tài, chì booc công- tơ vẫn còn đủ. Tuy nhiên, các bên đã thống nhất sẽ kiểm định lại đồng hồ", EVN Hà Nội cho biết.

Trời mát nhưng dùng điện không giảm

Đây không phải là lần đầu tiên xảy ra nghịch lý, hoá đơn tiền điện tăng sốc nhưng kết quả kiểm tra, đa phần lại không phát hiện sự sai sót nào trong việc gi chỉ số. Vấn đề được giải thích là liên quan đến thực tế sử dụng điện trong kỳ ghi chỉ số và câu chuyện giá điện luỹ tiến.

Theo kết quả kiểm tra của EVN Hà Nội, những hộ có khiếu nại đều có lượng tiêu thụ điện rất cao. Chẳng hạn như hộ gia đình ông Lê Quốc Trung ở quận Hai Ba Trưng, hoá đơn tiền điện tháng 9 là 856kWh, tăng thêm 251 kWh với tháng 7, tức tăng tới 41%.

{keywords}

EVN Hà Nội khẳng định các kết quả kiểm tra cho thấy việc ghi chỉ số công tơ vẫn đúng.


Tuy nhiên, vì có tới 456 kWh điện phải chịu mức giá cao nhất là 2.587 kWh, tiền điện tháng 9 lên tới gần 2,2 triệu đồng. Nếu so với tiền điện tháng 8 cho . 605 kWh là hơn 1,46 triệu đồng, gia đình ông Trung đã phải chịu mức tăng gần 650.000 đồng, tăng thêm 48%, cao hơn hẳn so với tỷ lệ tăng lượng điện

Tương tự, với trường hợp bà Đặng Phương Dung sống ở khu Tập thể Hành chính, lượng điện tiêu dùng cũng thường ở mức cao. Tháng 6 hộ dân này dùng 974 kWh, tháng 7 dùng 826 kWh, tháng 8 sử dụng 726kWh nhưng đến tháng 9, số điện tiêu thụ lại vọt lên 859 kWh.

Như vậy, riêng lượng điện tiêu thụ tháng 9 của bà Dung đã vượt lên 133 kWh so với tháng 8, tỷ lệ tăng thêm 18,3% nhưng vì, vì biểu giá luỹ tiến, hoá đơn tiền điện tháng 9 lên tới hơn 2,18 triệu đồng, tăng tới 20% so với tháng 8.

Đó là một trong các lý do khiến nhiều hộ dân, dù đã rất quan tâm việc tiêu dùng điện nhưng vẫn sốc khi hoá đơn tăng ngoài dự đoán.

EVN Hà Nội cho biết thêm, Tổng công ty cũng đã lường trước được vấn đề hóa đơn tiền điện tháng 9 sẽ ở mức cao hơn tháng 8 và gần tương đương với tháng 7.

Kỳ ghi chỉ số và phát hành hóa đơn tiền điện của các khách hàng sinh hoạt tại Hà Nội là từ ngày 5 đến 18 hàng tháng, do đó, kỳ hóa đơn tiền điện tháng 9 đã nằm trọn trong cao điểm cuối tháng 8 và đầu tháng 9.

Trong khi đó, theo hệ thống đo đếm tự động thì nền nhiệt độ thời gian này vẫn cao. Từ ngày 5/8 đến 30/8 là từ 32-37 độ C, từ 1/9-16/9 là 30-35 độ C. Hà Nội có mật độ dân cư đông đúc, sông hồ và tỉ lệ cây xanh thấp, tỷ lệ bê tông hoá và sử dụng kính ngăn cao đã dẫn đến độ hấp thụ nhiệt cao. Không khí vẫn nóng đến tận đêm và vẫn duy trì ở mức trên dưới 30oC.

Trong khoảng thời gian này, lượng điện trung bình ngày ở Hà Nôi ở mức cao, tương tự như ở tháng 7, với các mức từ 44- 51 triệu kWh/ngày. Chỉ duy nhất khoảng thời gian từ 1-5/8, khi nền nhiệt độ dịu mát ở mức 27-30 độ C, sản lượng điện tiêu thụ mới giảm còn 37 triệu kWh/ngày. Vì vậy, mức độ sử dụng điện vẫn cao so với quy luật hàng năm.

Phạm Huyền