New Zealand và Việt Nam đang nỗ lực kết nối các công ty trong ngoài nước để tìm ra mô hình hợp tác nông nghiệp kết hợp điều kiện tự nhiên, địa lý thuận lợi của Việt Nam và công nghệ tiên tiến của New Zealand.

Đầu tư công nghệ giúp nông nghiệp Việt Nam bền vững

Trong nỗ lực này, chiều 4/11/2015, công ty Wings MEBD LTD đã tổ chức hội thảo “Hợp tác nông nghiệp New Zealand -Việt Nam” với chủ đề “Lá cờ nông nghiệp New Zealand tại Việt Nam”.

Phát biểu tại hội thảo, ông Trevor Lindstrom, Chủ tịch Wings MEBD cho rằng, Việt Nam có điều kiện tự nhiên thuận lợi và đất đai màu mỡ, rất phù hợp để triển khai các dự án nông nghiệp đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, Việt Nam chưa thể tiến xa trong lĩnh vực này vì thiếu quy trình vận hành, quản lý đồng thời công nghệ của Việt Nam còn lạc hậu, kỹ thuật về con giống và hạt giống chưa thực sự phát triển. Ngược lại, New Zealand là một đất nước có diện tích nhỏ, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt nhưng hiện là một trong những quốc gia đứng đầu thế giới về công nghệ, kỹ thuật trang trại.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh trong buổi làm việc với Ngoại trưởng New Zealand, ngài Murray McCully năm 2014 cũng khẳng định: New Zealand là một nước phát triển dựa vào nông nghiệp còn Việt Nam là một nước có ưu thế nông nghiệp, cả về điều kiện tự nhiên và kinh nghiệm sản xuất của người dân. Song nền nông nghiệp Việt Nam còn thấp kém, sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu còn thô, giá trị gia tăng ít. Chính vì vậy, Việt Nam rất cần sự hỗ trợ, đầu tư vào lĩnh vực này nhằm hướng đến một nền kinh tế nông nghiệp hiện đại, bền vững hơn.

{keywords}

Hưởng ứng ý tưởng của Wings MEBD, PureBreed và GreenField, hai công ty lớn chuyên về lĩnh vực nông nghiệp của New Zealand đã tham gia dự án.

Trong đó, PureBreed là công ty hỗ trợ và tư vấn chuyên sâu về kỹ thuật, thiết bị nông nghiệp tiên tiến. Còn GreenField là công ty chuyên về con giống, hạt giống, quản lý và vận hành trang trại tại New Zealand.

Tham gia dự án, PureBreedvàGreenField cam kết đảm bảo dự án tại Việt Nam khi được triển khai sẽ có mô hình trang trại đạt chất lượng quốc tế về khâu chăn nuôi cũng như quản lý, sẽ sử dụng các máy móc, thiết bị tân tiến và hiệu quả hàng đầu thế giới.

Mô hình chuẩn của dự án hợp tác nông nghiệp tại VN

Mô hình chuẩn của dự án khi triển khai sẽ gồm nhiều giai đoạn. Giai đoạn một là trang trại thí điểm 800ha cho khoảng 2.000 con bò giống nhập từ New Zealand. Hệ thống chuồng trại sẽ được xây dựng theo tiêu chuẩn ở New Zealand có điều chỉnh cho phù hợp điều kiện Việt Nam. Toàn bộ quy trình sẽ được tự động hóa tối đa. Ở giai đoạn này, dự áncũng sẽ xây dựng đàn giống chuẩn và nhân giống bò thuần chủng phục vụ giại đoạn hai.

Song song, dự án cũng triển khai mô hình trồng cỏ dinh dưỡng với hạt giống cỏ được mang từ New Zealand sang nhằm đảm bảo nguồn thức ăn cho các đàn gia súc mà không phải nhập khẩu (chi phí thức ăn là chi phí tốn kém nhất trong các trang trại nuôi bò.

{keywords}

Bên cạnh việc áp dụng mô hình trang trại công nghệ cao, sử dụng nguồn nhân công địa phương, dự án cũng có những hạng mục khác kèm theo nhằm hỗ trợ địa phương như xây dựng trường đào tạo, huấn luyện người địa phương và đặc biệt là chú trọng đến giảng dạy cho nguồn nhân lực trẻ địa phương về nông nghiệp cũng như ngoại ngữ.

Hiện, phía Việt Nam đã có một vài doanh nghiệp quan tâm đến mô hình dự án. Việc xúc tiến các thủ tục để triển khai dự án đang được tìm hiểu rõ hơn.

Theo số liệu thống kê, New Zealand hiện có 25 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký 82 triệu USD, đứng thứ 43/101 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.

Dân số New Zealand chỉ hơn 4 triệu người nhưng có tới hơn 5 triệu bò. Trong khi đó, Việt Nam có trên 90 triệu dân nhưng đàn bò mới chỉ phát triển được trên 200.000 con. Sản xuất sữa của Việt Nam mới đáp ứng được 30% nhu cầu và phần còn lại phải nhập khẩu.

{keywords}

Mr.Trevor Lindstrom, Chủ tịch Wings MEBD (áo đen)

Hy vọng với ý tưởng của Wings MEBD, sự tham gia của PureBreed và GreenField, nếu có thêm sự hưởng ứng nhiệt tình của các doanh nghiệp Việt Nam, chắc chắn trong thời gian tới, Việt Nam không những đáp ứng được nhu cầu trong nước mà còn tiến tới trở thành nước cung cấp sữa xuất khẩu chất lượng đứng đầu châu Á.

Tấn Tài