Vì tâm lý ‘sính ngoại’, không ít người phải trả “phí” quá chát mỗi khi gặp
"sự cố" mua hàng xách tay.
TIN BÀI KHÁC
Tuấn Hưng đến gặp mẹ Hồng Quế vì tin đồn
Cô gái tát CSGT giữa đường rồi ăn vạ
Vụ cô gái chết oan: Xác định chủ mưu gây rối
Một lần theo bạn bè xuống Hà Nội mua sắm, chị Trần Thu Hương, dược sĩ bệnh viện
đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc, khuân về cả đống mỹ phẩm hàng xách tay, khi đem ra sử dụng
mới tá hỏa ra là hàng giả.Cô gái tát CSGT giữa đường rồi ăn vạ
Vụ cô gái chết oan: Xác định chủ mưu gây rối
Trả tiền thật cho... đồ dởm
“Nghe đồn Nguyễn Sơn là “phố xách tay” vừa rẻ vừa xịn nên tiện ngày nghỉ, một nhóm chị em trong cơ quan rủ nhau đi shopping, chẳng mấy khi xuống Hà Nội, lại quen dùng hàng xách tay nên tôi mua một lúc mấy triệu đồng tiền mỹ phẩm. Trước đó tôi có dùng sữa rửa mặt MAC do cô em họ bên Mỹ gửi, nhưng khi dùng thử sản phẩm cùng nhãn hiệu mua ở Nguyễn Sơn, mặt tôi rát và đỏ ửng, biết ngay là mua phải hàng không đảm bảo”, chị Hương cho biết.
Cũng vì tin tưởng vào quảng cáo bán hàng xách tay trên mạng, chị Hoàng Ngọc Linh, đang làm việc tại Học viện Y dược Cổ truyền, từng mua phải hàng fake với giá tiền triệu. Chị Linh nhớ lại: “Cách đây hai tháng, tôi có mua được chiếc túi Luis Vuitton trên mạng với giá 4 triệu đồng. Lúc mua, em bán hàng cứ khăng khăng là đồ “xịn” do tiếp viên hàng không mang về. “Tiền trao cháo múc” xong, tôi mang về nhà kiểm tra kỹ lại thấy có cái tem in chữ “made in China” dưới đáy túi. Đứa bạn tôi khẳng định đó là là hàng Quảng Châu “cao cấp” 100%, đúng là vì tâm lý sính ngoại nên mới dễ bị lừa”.
|
Một cửa hiệu bán xách tay trên phố Nguyễn Sơn. Ảnh: Nhật Nam. |
“Tôi mua chiếc Nokia 5230 của một cửa hàng trên phố Thái Hà. Người bán hàng khẳng định là hàng chuẩn, xách tay từ Ba Lan về, bảo hành 6 tháng tại cửa hàng. Xem đi xem lại, không nghi ngờ gì, tôi mang về dùng được hơn một tháng thì nó bắt đầu dở chứng, dù không hết pin nhưng cứ sập nguồn liên tục, đem đi bảo hành cũng chỉ được một thời gian ngắn. Cứ bảo hành đi bảo hành lại đến phát mệt nên tôi đành phải bán lại cho cửa hàng đó với giá “bèo’, coi như là cái "phí" mà mình phải trả để trở thành người tiêu dùng thông thái”, Nguyễn Quang Đạt, sinh viên năm cuối ĐH Thủy Lợi, cho hay.
Cơ quan chức năng cũng bó tay?
Trao đổi với Đất Việt, ông Triệu Quang Thìn, Trưởng phòng Tổng hợp và Phối hợp liên ngành (Cục Quản lý thị trường - Bộ Công Thương) cho biết, hàng xách tay phần lớn là hàng trốn thuế, không có đăng ký kinh doanh, không hóa đơn, chứng từ.
Tuy nhiên, ông Thìn thừa nhận, để kiểm soát được thị trường này không dễ. “Đa số những người buôn hàng xách tay đều không thuê cửa hàng mà bán tại nhà riêng. Nếu chúng tôi muốn kiểm tra nhà riêng, thủ tục rất rắc rối, phải có được sự phê chuẩn của UBND, chính quyền địa phương nơi cư trú. Đến lúc có được sự phê chuẩn để vào kiểm tra có khi hàng đã kịp tuồn đi nơi khác. Pháp luật của chúng ta một mặt bảo vệ quyền riêng tư của công dân nhưng chính điều đó lại vô tình làm khó cho các lực lượng chức năng”, ông Thìn cho hay.
|
Một chiếc túi hàng hiệu gắn mác "made in China". Ảnh: Nhật Nam. |
Theo ông Thìn, những cửa hàng thực sự nhận được sự ủy quyền từ chủ các nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới có mặt ở thị trường Hà Nội hiện nay không nhiều. Người tiêu dùng không nên vì tâm lý thích đồ ngoại lại ham giá rẻ vì rất dễ mua phải hàng giả, hàng nhái.
“Có thể được làm cùng một loại nguyên vật liệu, cùng kiểu dáng nhưng hàng hiệu chính hãng bao giờ cũng có giá cao hơn nhiều vì ở nước ngoài, giá trị thương hiệu của sản phẩm rất lớn. Để tránh mua phải hàng fake, người tiêu dùng nên tìm hiểu thật kỹ nguồn gốc hàng hóa, mua hàng ở những cửa hàng có uy tín, làm ăn đàng hoàng. Nếu là hàng “xịn” được mua ở nước ngoài, kể cả đồ sale off, bao giờ cũng có hóa đơn, giấy bảo hành. Khi phát hiện các địa điểm bán hàng xách tay mập mờ về nguồn gốc, chất lượng, người dân nên báo cho cơ quan chức năng để góp phần làm trong sạch thị trường Việt Nam”, ông Thìn nói.
(Theo Đất Việt)