Săn lùng các tàu sân bay cũ đã và đang là xu hướng được các doanh nhân giàu có Trung Quốc theo đuổi. Phục vụ mục đích kinh doanh trong lĩnh vực giải trí, văn hóa, đúng, nhưng liệu còn có mối liên hệ nào khác?
TIN BÀI KHÁC
7 đại gia TQ vung tiền làm lễ... truy điệu sống cho chính mình
Thị trường BĐS và 'vòng tròn' không lối thoát
Lợn Trung Quốc vào Việt Nam: Nguy cơ dịch bệnh
Bỗng nhiên 'giàu sụ' từ những ý tưởng... lãng xẹt
4 nguyên nhân làm "loạn" thị trường BĐS
Thị trường BĐS và 'vòng tròn' không lối thoát
Lợn Trung Quốc vào Việt Nam: Nguy cơ dịch bệnh
Bỗng nhiên 'giàu sụ' từ những ý tưởng... lãng xẹt
4 nguyên nhân làm "loạn" thị trường BĐS
Tháng 3/2011, tàu sân bay HMS Ark Royal, một thời từng là ngôi sao của lực lượng
Hải quân Hoàng gia Anh sau 25 năm hoạt động đã được Bộ quốc phòng nước này rao
bán theo kế hoạch cắt giảm ngân sách của chính phủ. Theo thông tin từ trang web
của Disposal Services Agency (DSA), một công ty đấu giá trên mạng thuộc Bộ quốc
phòng Anh thì vụ bỏ thầu đã kết thúc hôm 6/7. Lãnh đạo của DSA cho biết sẽ gỡ bỏ
các vũ khí, hệ thống thông tin và những thiết bị quân sự tiên tiến khác trước
khi chuyển giao cho người mua cuối cùng. Vậy người mua cuối cùng sẽ là ai?
Cuộc đua giữa các thương nhân Trung Quốc
Huang Guangyu , 42 tuổi, thường được gọi bằng tiếng Quảng Đông là Wong Kwong-yu, đã từng là người giàu nhất Trung Quốc đại lục tính theo giá trị niêm yết tại Hồng Kông của Gome Electrical Appliances Holdings – Công ty kinh doanh hàng điện máy gia dụng lớn nhất Trung Quốc thuộc sở hữu của Huang. Hiện ông này đang chịu án tù 14 năm ở Trung Quốc vì tội hối lộ, giao dịch nội bộ và các hợp đồng kinh doanh bất hợp pháp hồi tháng Năm năm ngoái sau khi bị cảnh sát Bắc Kinh bắt cuối năm 2008.
Mặc dù ngồi tù nhưng Huang được giới thạo tin biết đến như là người đứng sau Eagle Vantage - Công ty quản lý tài sản đã tham gia đấu giá tàu sân bay Ark Royal nói trên.
Cuộc đua giữa các thương nhân Trung Quốc
Huang Guangyu , 42 tuổi, thường được gọi bằng tiếng Quảng Đông là Wong Kwong-yu, đã từng là người giàu nhất Trung Quốc đại lục tính theo giá trị niêm yết tại Hồng Kông của Gome Electrical Appliances Holdings – Công ty kinh doanh hàng điện máy gia dụng lớn nhất Trung Quốc thuộc sở hữu của Huang. Hiện ông này đang chịu án tù 14 năm ở Trung Quốc vì tội hối lộ, giao dịch nội bộ và các hợp đồng kinh doanh bất hợp pháp hồi tháng Năm năm ngoái sau khi bị cảnh sát Bắc Kinh bắt cuối năm 2008.
Mặc dù ngồi tù nhưng Huang được giới thạo tin biết đến như là người đứng sau Eagle Vantage - Công ty quản lý tài sản đã tham gia đấu giá tàu sân bay Ark Royal nói trên.
Tàu sân bay của Hải quân Anh được đem bám đấu giá, HMS Ark Royal |
Eagle Vantage có trụ sở ở Hồng Kông hoạt động trong lĩnh vực bán đồ gia dụng,
đầu tư bất động sản và hoạt động câu lạc bộ ở Hồng Kông và Trung Quốc. Zhao
Qiguang, giám đốc dự án của Eagle Vantage cho biết vụ mua bán này nhằm mục đích
mở rộng phát triển kinh doanh của Eagle Vantage. “Nếu thành công, công ty sẽ
chuyển Ark Royal thành trung tâm triển lãm di động lớn nhất thế giới về các ứng
dụng hi-end và sản phẩn xa sỉ. Các công ty khác cũng sẽ được mời tham gia sử
dụng tàu sân bay này”, Zhao nói.
Theo tin từ tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, Zhao đã từ chối tiết lộ giá gói thầu nhưng cho biết công ty này dự kiến sẽ kéo tàu sân bay này về Hồng Kông hay Macau trước khi lắp đặt các sản phẩm công nghệ cao và chuyển đổi thành một địa chỉ trưng bày dành cho các khác hàng hi-end.
Tuy nhiên, Eagle Vantage không phải công ty Trung Quốc duy nhất đặt thầu tàu sân bay Ark Royal. Doanh nhân Trung Quốc Lam Kin-bong, người điều hành một chuỗi nhà hàng ở Birmingham, Anh chính là người thứ hai muốn có tàu sân bay này. Vào tháng Hai, nước Anh đã từ chối một gói thầu của Lam trị giá 5 triệu Bảng (8 triệu USD) cho chiếc Invincible sau khi ông này không cung cấp được các thông tin cần thiết. Đề xuất của Lam cao hơn gấp đôi giá mà một công ty tái chế tàu của Thổ Nhĩ Kỳ, công ty đã thắng thầu với giá ước tính khoảng 2 triệu Bảng.
Tàu sân bay Invincible nặng 17.000 tấn, hết hạn sử dụng năm 2005 và đã gỡ bỏ các động cơ và vũ khí cũng được chính DSA đứng ra rao bán.
“Với kinh nghiệm lần trước thì khả năng thắng thầu của tôi lần này lớn hơn”, Lam nói. Nếu đúng như vậy, ông này hy vọng sẽ biến tàu sân bay thành một trường học quốc tế để giúp thúc đẩy các quan hệ trao đổi thông tin và văn hóa giữa Anh và Trung Quốc.
Nhà thầu Trung Quốc thứ ba tham gia vụ Ark Royal là Philip Li Koi-hop, chủ tịch câu lạc bộ tàu biển Hồng Kông. Ông này đã đến Anh đầu tháng 5 để xem xét chiếc tàu và nộp hồ sơ thầu. Năm 2002, Li đã thất bại trong gói thầu mua một tàu sân bay của Nga.
Li cho biết câu lạc bộ của ông có khoảng 800 triệu đô la Hồng Kông (103 triệu USD) để đầu tư cho dự án. Trong đó khoảng 250 triệu đô la Hồng Kông sẽ dùng vào việc đấu thầu tàu sân bay và số còn lại dùng để chuyển đổi tàu thành một câu lạc bộ du thuyền cao cấp, có thể phục vụ như một cơ sở cho câu lạc bộ gồm 200 thành viên, trong đó mỗi người sẽ trả 10.000 USD để tham gia.
Li còn có kế hoạch sử dụng Ark Royal vào một vai trò mang tính công chúng hơn là thành lập một trung tâm nghiên cứu hàng hải và đại dương quốc tế. Ngoài ra một trung tâm đào tạo thanh niên cũng có thể được xây dựng trên đó.
Liệu còn có mối quan hệ nào với quân đội?
Khi tham gia đấu giá tàu sân bay Ark Royal, Lam Kin-bong đã nói rằng việc làm của mình không có mối liên hệ gì với quân đội và nếu được phép ông sẽ kéo tàu về Trung Quốc còn nếu không sẽ đậu tại Liverpool.
Nhưng chuyên gia phân tích quân sự Anthony Wong Dong, chủ tịch Liên hiệp quân sự quốc tế tại Macau cho rằng: “Mặc dù tàu sân bay Ark Royal có rất ít giá trị quân sự vì kích cỡ tương đối nhỏ của nó, chỉ khoảng 22.000 tấn nhưng Quân đội Trung Quốc sẽ vẫn phải tiến hành một kỳ kiểm tra kỹ lưỡng chiếc tàu này nếu vụ đấu thầu thành công”.
Những người nghi ngờ về động cơ thực sự của các doanh nhân Trung Quốc đã chỉ dẫn về một ví dụ điển hình đó là tàu sân bay Varyag. Varyag là một tàu sân bay cũ của Liên Xô được một doanh nhân ở Macau, Trung Quốc mua lại từ Ukraine năm 1988 với giá 20 triệu USD. Ý định ban đầu được tuyên bố là chuyển đổi Varyag thành một sòng bạc nổi tại Macau. Tuy nhiên đầu năm 2002, Bắc Kinh đã đưa tàu sân bay này về cảng Đại Liên để nâng cấp, cải tạo và sẽ sớm trở thành tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc được hạ thủy trong một vài tuần tới đây.
“Có thể tất cả ba nhà đấu giá Trung Quốc nêu trên sẽ phải được xem xét về phương diện chính trị. Lu Renbo, Phó tổng thư ký Phòng thương mại điện tử Trung Quốc nói. “Ark Royal đã từng là tàu đô đốc của Hải quân Hoàng gia Anh và một hợp đồng với nước ngoài có thể làm dấy lên lo ngại ở Anh về khả năng quân sự của Trung Quốc”.
Tất nhiên, trước đây, cũng đã có hai tàu sân bay cũ của Liên Xô được Trung Quốc mua là chiếc Kiev, đậu ở Tianjin, phía Nam Bắc Kinh và Minsk, đậu ở Shenzhen, gần Hồng Kông đều được chuyển thành những công viên quân sự nổi phục vụ mục đích du lịch.
Theo tin từ tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, Zhao đã từ chối tiết lộ giá gói thầu nhưng cho biết công ty này dự kiến sẽ kéo tàu sân bay này về Hồng Kông hay Macau trước khi lắp đặt các sản phẩm công nghệ cao và chuyển đổi thành một địa chỉ trưng bày dành cho các khác hàng hi-end.
Tuy nhiên, Eagle Vantage không phải công ty Trung Quốc duy nhất đặt thầu tàu sân bay Ark Royal. Doanh nhân Trung Quốc Lam Kin-bong, người điều hành một chuỗi nhà hàng ở Birmingham, Anh chính là người thứ hai muốn có tàu sân bay này. Vào tháng Hai, nước Anh đã từ chối một gói thầu của Lam trị giá 5 triệu Bảng (8 triệu USD) cho chiếc Invincible sau khi ông này không cung cấp được các thông tin cần thiết. Đề xuất của Lam cao hơn gấp đôi giá mà một công ty tái chế tàu của Thổ Nhĩ Kỳ, công ty đã thắng thầu với giá ước tính khoảng 2 triệu Bảng.
Tàu sân bay Invincible nặng 17.000 tấn, hết hạn sử dụng năm 2005 và đã gỡ bỏ các động cơ và vũ khí cũng được chính DSA đứng ra rao bán.
“Với kinh nghiệm lần trước thì khả năng thắng thầu của tôi lần này lớn hơn”, Lam nói. Nếu đúng như vậy, ông này hy vọng sẽ biến tàu sân bay thành một trường học quốc tế để giúp thúc đẩy các quan hệ trao đổi thông tin và văn hóa giữa Anh và Trung Quốc.
Nhà thầu Trung Quốc thứ ba tham gia vụ Ark Royal là Philip Li Koi-hop, chủ tịch câu lạc bộ tàu biển Hồng Kông. Ông này đã đến Anh đầu tháng 5 để xem xét chiếc tàu và nộp hồ sơ thầu. Năm 2002, Li đã thất bại trong gói thầu mua một tàu sân bay của Nga.
Li cho biết câu lạc bộ của ông có khoảng 800 triệu đô la Hồng Kông (103 triệu USD) để đầu tư cho dự án. Trong đó khoảng 250 triệu đô la Hồng Kông sẽ dùng vào việc đấu thầu tàu sân bay và số còn lại dùng để chuyển đổi tàu thành một câu lạc bộ du thuyền cao cấp, có thể phục vụ như một cơ sở cho câu lạc bộ gồm 200 thành viên, trong đó mỗi người sẽ trả 10.000 USD để tham gia.
Li còn có kế hoạch sử dụng Ark Royal vào một vai trò mang tính công chúng hơn là thành lập một trung tâm nghiên cứu hàng hải và đại dương quốc tế. Ngoài ra một trung tâm đào tạo thanh niên cũng có thể được xây dựng trên đó.
Liệu còn có mối quan hệ nào với quân đội?
Khi tham gia đấu giá tàu sân bay Ark Royal, Lam Kin-bong đã nói rằng việc làm của mình không có mối liên hệ gì với quân đội và nếu được phép ông sẽ kéo tàu về Trung Quốc còn nếu không sẽ đậu tại Liverpool.
Nhưng chuyên gia phân tích quân sự Anthony Wong Dong, chủ tịch Liên hiệp quân sự quốc tế tại Macau cho rằng: “Mặc dù tàu sân bay Ark Royal có rất ít giá trị quân sự vì kích cỡ tương đối nhỏ của nó, chỉ khoảng 22.000 tấn nhưng Quân đội Trung Quốc sẽ vẫn phải tiến hành một kỳ kiểm tra kỹ lưỡng chiếc tàu này nếu vụ đấu thầu thành công”.
Những người nghi ngờ về động cơ thực sự của các doanh nhân Trung Quốc đã chỉ dẫn về một ví dụ điển hình đó là tàu sân bay Varyag. Varyag là một tàu sân bay cũ của Liên Xô được một doanh nhân ở Macau, Trung Quốc mua lại từ Ukraine năm 1988 với giá 20 triệu USD. Ý định ban đầu được tuyên bố là chuyển đổi Varyag thành một sòng bạc nổi tại Macau. Tuy nhiên đầu năm 2002, Bắc Kinh đã đưa tàu sân bay này về cảng Đại Liên để nâng cấp, cải tạo và sẽ sớm trở thành tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc được hạ thủy trong một vài tuần tới đây.
“Có thể tất cả ba nhà đấu giá Trung Quốc nêu trên sẽ phải được xem xét về phương diện chính trị. Lu Renbo, Phó tổng thư ký Phòng thương mại điện tử Trung Quốc nói. “Ark Royal đã từng là tàu đô đốc của Hải quân Hoàng gia Anh và một hợp đồng với nước ngoài có thể làm dấy lên lo ngại ở Anh về khả năng quân sự của Trung Quốc”.
Tất nhiên, trước đây, cũng đã có hai tàu sân bay cũ của Liên Xô được Trung Quốc mua là chiếc Kiev, đậu ở Tianjin, phía Nam Bắc Kinh và Minsk, đậu ở Shenzhen, gần Hồng Kông đều được chuyển thành những công viên quân sự nổi phục vụ mục đích du lịch.
(Theo Bee.net.vn)