Giá cả tăng cao, người dân thắt chặt chi tiêu khiến kinh doanh ế ẩm, cửa hàng ồ ạt giảm giá, thậm chí có người chấp nhận 'giải nghệ'.
TIN BÀI KHÁC
Chóng mặt mỗi ngày ra chợ
Kinh hoàng lợn sữa quay
Nhãn Trung Quốc đội lốt nhãn lồng Hưng Yên
Lật tẩy các chiêu ăn gian khi đổ xăng
Trà chanh "ngoáy" nhanh chỉ là trà hương liệu
Kinh hoàng lợn sữa quay
Nhãn Trung Quốc đội lốt nhãn lồng Hưng Yên
Lật tẩy các chiêu ăn gian khi đổ xăng
Trà chanh "ngoáy" nhanh chỉ là trà hương liệu
Nếu như trước đây, để tiết kiệm chi tiêu, người dân phải “săn lùng”, len lỏi vào mọi ngõ ngách tìm cho được các cửa hàng bán đồ sale off thì thời gian này, các tấm biển “sale off, thanh lý” nhan nhản trên các con phố Hà Nội.
Tuyến đường Cầu Giấy – Xuân Thủy dài chưa đến 3 km nhưng đếm sơ qua cũng có tới 13 - 14 cửa hiệu có hàng giảm giá từ 20% - 50%, thậm chí có cửa hàng gây “sốc” khi đề biển giảm đến 70 – 80%.
Chị Nguyễn Thị Hạnh, chủ cửa hàng quần áo thời trang tại 422 Cầu Giấy, cho biết: “Thời gian gần đây hàng bán chậm, lượng hàng tồn đọng trong kho lại nhiều nên tôi treo biển giảm giá để thu hút, gây sự chú ý với khách hàng. Hy vọng có thể giải quyết được lượng hàng tồn đọng để thu hồi vốn, chuẩn bị lấy hàng thu đông”.
Các cửa hàng đua nhau giảm giá, thanh lý sản phẩm. |
Chung tình cảnh, chủ shop thời trang Mai Loan trên phố Minh Khai cũng than thở: “Kinh doanh ở phố này vài năm rồi mà chưa khi nào tôi thấy thê thảm như vài tháng trở lại đây, lượng hàng bán ra ngày càng giảm. Có lẽ do giá cả tăng cao nên người dân không còn hào hứng với việc mua sắm. Trước đây, thi thoảng cửa hàng có giảm giá 10 % - 25% một số mặt hàng để lôi kéo khách, tôi thấy rất hiệu quả. Vậy mà giờ có treo biển giảm 40% đến 50% cũng ít người mặn mà”.
Nhiều chủ hàng cho biết họ treo biển sale hàng, thanh lý không chỉ là chiêu kích cầu, “hút” khách mà do kinh doanh ế ẩm nên họ thực sự muốn giảm giá, bán tống bán tháo hàng hóa để thu hồi vốn chuyển sang nghề khác.
“Toàn bộ cửa hàng đều giảm 80%. Nếu bán hết, còn chưa đủ số vốn tôi bỏ ra để lấy hàng. Thời gian trước có khách, túc tắc bán còn có lãi nhưng giờ này đến ăn uống cũng phải tính toán chi ly, chứ nói gì đến việc mua sắm. Khách không có nên tôi quyết định thanh lý toàn bộ cửa hàng để tìm đường khác làm ăn”, anh Nam, chủ một cửa hàng bán túi xách, thời trang trên phố Nguyễn Trãi, cho hay.
Bên cạnh vấn đề khách giảm, tiền thuê mặt bằng tăng chóng mặt cũng là một nguyên nhân góp phần đẩy các chủ cửa hàng vào tình thế phải “giải nghệ”.
Những mẩu tin rao vặt chuyển nhượng cửa hàng cũng xuất hiện dày đặc trên các
trang mạng. |
Anh Đặng Văn Thành, bán giày dép trên phố Khương Trung cho biết từ sau tết, chủ nhà nơi anh thuê mặt bằng đã tăng giá đến hai lần, sắp tới họ còn đòi tăng nữa nên anh phải thanh lý hàng bớt hàng, nếu không tìm được cửa hàng khác giá cả hợp lý sẽ chuyển nghề. “Cửa hàng chưa đầy 18 m2 mà khi tôi thuê cách đây một năm, giá là 3,5 triệu giờ đã tăng lên gần 7 triệu. Chủ nhà họ nói do giá cả tăng cao, cả khu đều tăng tiền nhà nên họ cũng phải tăng theo. Nếu tiếp tục trụ lại với giá thuê đó, tiền lãi hàng tháng chắc cũng chỉ đủ cho tôi trang trải tiền thuê nhà, điện nước”, anh Thành nói.
Một bộ phận khách do đã bỏ ra cả đống tiền để thuê cửa hàng, sau đó lại tu bổ, chỉnh sửa thiết kế trang trí theo phong cách riêng nên chọn cách sang nhượng lại cửa hàng để cố kéo lại được chút nào hay chút đó. Với hình thức này, người nhượng sẽ để lại cho người muốn thuê toàn bộ cửa hiệu từ hàng hóa, vật dụng, đồ trang trí, mối lấy hàng, hợp đồng thuê nhà…
Vì vậy, thời gian gần đây, những mẩu tin rao vặt sang nhượng cửa hàng xuất hiện dày đặc trên các trang mạng mua bán, từ cửa hàng quần áo, thời trang, quán cafe, quán ăn, nhà hàng, nhà nghỉ…Tuy nhiên, cách làm này không hẳn dễ dàng do phần lớn người muốn thuê lại để kinh doanh đều biết khá rõ hầu hết các cửa hàng có vị trí đẹp, “ăn nên làm gia” thì chẳng ai dại gì đi “nhượng lại”. Hơn nữa, số tiền bỏ ra để nhận một cửa hàng nhượng lại cũng không hề nhỏ (thường từ vài chục triệu đến vài trăm triệu đồng) nên không mấy người dám thử vận may theo cách này.
(Theo Đất Việt)