Người dân nơi đây đã thừa nhận vì lợi ích kinh tế mà người ta sẵn sàng cho các
hợp chất như phân lân, bột đá, xi măng, bùn... vào chè theo đơn đặt hàng của các
thương lái.
TIN BÀI KHÁC
Phở triệu đồng ở Việt Nam vẫn còn... rẻ
Giáo dục trực tuyến: Bỏ một đồng, thu bạc tỷ
Trở thành triệu phú sau khi ly hôn
'Ngón đòn hiểm ác' của thương lái TQ khiến dân Việt điêu đứng
Chợ Tây giữa Thủ đô
Giáo dục trực tuyến: Bỏ một đồng, thu bạc tỷ
Trở thành triệu phú sau khi ly hôn
'Ngón đòn hiểm ác' của thương lái TQ khiến dân Việt điêu đứng
Chợ Tây giữa Thủ đô
Họ cho rằng, những loại chè do mình sản xuất ra không phải để gia đình và người
dân quanh khu vực uống mà các thương lái sẽ mang đi tiêu thụ ở nơi khác. Ai uống
thế nào thì kệ.
Sản xuất đến đâu, cháy hàng đến đó
Chúng tôi đến xã Thái Hòa (Hàm Yên, Tuyên Quang) khi mà cơn sốt chè bẩn tạm thời lắng xuống bởi sự vào cuộc của các ngành chức năng. Lãnh đạo Hiệp hội chè Việt Nam, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, UBND tỉnh Tuyên Quang.... đã vào cuộc một cách mạnh mẽ để trấn áp sự hoành hoành của chè bẩn.
Sản xuất đến đâu, cháy hàng đến đó
Chúng tôi đến xã Thái Hòa (Hàm Yên, Tuyên Quang) khi mà cơn sốt chè bẩn tạm thời lắng xuống bởi sự vào cuộc của các ngành chức năng. Lãnh đạo Hiệp hội chè Việt Nam, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, UBND tỉnh Tuyên Quang.... đã vào cuộc một cách mạnh mẽ để trấn áp sự hoành hoành của chè bẩn.
Hơn 7 tấn chè đã bị niêm phong.
Ông Lâm Tiến Dũng, trưởng thôn Lũng Khê được mọi người trong cả xã biết đến là người đi đầu trong "công nghệ" sản xuất chè bẩn. Mấy ngày qua trước thông tin cáo buộc ông đã sản xuất chè bẩn ngay tại nhà, chính quyền và công an huyện đã vào can thiệp, buộc ông phải ngừng sản xuất.
Khi gặp chúng tôi, khuôn mặt ông hốc hác, buồn bã. Ông Dũng khẳng định, không
phải chỉ mình gia đình ông làm mà cả làng làm giống ông. Thương lái họ bảo đây
là chè xuất đi bán ở nơi khác. Vì thế, họ khuyên trong quá trình chế biến chè
nên cho ít phân kali, xi măng để chè xanh mượt, muốn chè vàng thì cho ít bùn.
"Để được 1kg chè khô thì phải dùng 3kg chè búp tươi. Trong khi đó cũng 3kg chè
tươi đó lại được tới 5kg chè bẩn. Giá cả thì vẫn đảm bảo 28.000đ/kg. Sản xuất
đến đâu, thương lái đến lấy hàng và trả tiền luôn".
Trong quá trình chế biến chè nên cho ít phân kali, xi măng để chè xanh mượt, muốn chè vàng thì cho ít bùn.
Ông Dũng cũng chia sẻ: "Để làm chè bẩn, không cần quá nhiều vốn đầu tư, chỉ cần một máy vò và trộn chè, một máy quay tổng cộng hết khoảng 5 triệu đồng, mỗi bộ máy như thế có công suất tầm 2 tạ chè/ngày, có thể mang lại cho gia chủ khoản lãi lên đến 2 triệu đồng".
Thấy lãi cao thì làm
Ông Đàm Quyết Thắng, phó giám đốc Công ty Chè Hưng Anh bức xúc cho biết: "Từ đầu tháng 7 đến giờ hoạt động sản xuất của công ty gần như bị đóng băng bởi không có nguyên liệu. Khi người dân sản xuất chè bẩn, gần như 100% lượng chè tại địa phương được dồn cả về đó".
Các chất như phân lân, bột đá, xi măng rất nguy hiểm cho người sử dụng khi uống.
Tùy từng nồng độ pha chế các chất đó với chè là bao nhiêu thì tác động đến cơ
thể khác nhau. Các chất đó khi đi vào cơ thể có thể gây bệnh đường ruột, ảnh
hưởng đến thận và hệ thống tim mạch. ThS.BS Trịnh Quốc Đạt (Trưởng khoa Hóa - Sinh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa) |
Ông Dũng cho hay, từ giữa tháng 5 nhiều gia đình trong thôn đã ra tận đồi để thu
mua chè tươi. Giá họ thu mua cao hơn cả giá của nhà máy. Nếu giá 4.000đ/kg người
dân phải mang về nhập tại nhà máy thì giờ đây họ chỉ bán ngay tại ngoài nương
cũng được với giá đó. Trong khi đó, công ty phải phụ thuộc hoàn toàn vào nguyên
liệu của người dân nên khi thiếu nguyên liệu công ty chỉ sản xuất cầm chừng. Năm
ngoái mỗi ngày nhà máy sản xuất được 50 tấn chè khô thì năm nay chỉ được 10 tấn.
"Chỉ mấy hôm trước, nếu các anh đi ngang qua đây hai bên đường là chè được người dân hong khô, sấy, chế biến trộn lẫn với các tạp chất như xi măng, phân lân một cách công khai. Các thôn như Đầu Phai, Lũng Khê, Quang Phái gần như cả xóm làm chè bẩn", ông Thắng cho biết.
"Chỉ mấy hôm trước, nếu các anh đi ngang qua đây hai bên đường là chè được người dân hong khô, sấy, chế biến trộn lẫn với các tạp chất như xi măng, phân lân một cách công khai. Các thôn như Đầu Phai, Lũng Khê, Quang Phái gần như cả xóm làm chè bẩn", ông Thắng cho biết.
Chúng tôi có bảo họ làm thế đâu!
Ông Nguyễn Công Lý, chủ tịch UBND xã Thái Hòa xác nhận: "Xã Thái Hòa có 366ha chè, trung bình mỗi năm cho thu 3.000 tấn chè lá với giá trị trên 10 tỷ đồng. Việc sản xuất chè bẩn trên địa bàn xã, cán bộ địa phương không nắm được. Ngày 13/7, UBND xã mới phát hiện được các trường hợp cụ thể làm chè bẩn bằng cách dùng thêm các chất phụ gia như: phân lân, bùn, xi măng nhằm tăng cân".
"Chúng tôi có bảo họ làm như thế đâu. Xảy ra tình trạng làm chè bẩn là do người dân chỉ thấy được cái lợi trước mắt. Đa số họ đều cho rằng, lời lãi thì họ làm họ không quan tâm đến người dùng", ông Lý phân bua.
Ông Lý cũng thừa nhận: "Chính quyền địa phương cũng lơ là nên mới để các hộ dân sản xuất chè bẩn. Chúng tôi đã phối hợp cùng các cơ quan chức năng kiểm tra, tạm ngừng hoạt động 497 máy vò chè của các hộ dân trong xã, đồng thời yêu cầu các hộ dân kí cam kết không sản xuất chè bẩn".
Ông Nguyễn Công Lý, chủ tịch UBND xã Thái Hòa xác nhận: "Xã Thái Hòa có 366ha chè, trung bình mỗi năm cho thu 3.000 tấn chè lá với giá trị trên 10 tỷ đồng. Việc sản xuất chè bẩn trên địa bàn xã, cán bộ địa phương không nắm được. Ngày 13/7, UBND xã mới phát hiện được các trường hợp cụ thể làm chè bẩn bằng cách dùng thêm các chất phụ gia như: phân lân, bùn, xi măng nhằm tăng cân".
"Chúng tôi có bảo họ làm như thế đâu. Xảy ra tình trạng làm chè bẩn là do người dân chỉ thấy được cái lợi trước mắt. Đa số họ đều cho rằng, lời lãi thì họ làm họ không quan tâm đến người dùng", ông Lý phân bua.
Ông Lý cũng thừa nhận: "Chính quyền địa phương cũng lơ là nên mới để các hộ dân sản xuất chè bẩn. Chúng tôi đã phối hợp cùng các cơ quan chức năng kiểm tra, tạm ngừng hoạt động 497 máy vò chè của các hộ dân trong xã, đồng thời yêu cầu các hộ dân kí cam kết không sản xuất chè bẩn".
Sáng ngày 21/7, các cơ quan chức năng đã tiến hành niêm phong 7 tấn chè khô đóng
bao đang tồn lại trong kho tại Công ty TNHH Dũng Chung (xã Thái Hòa, Hàm Yên).
Trung tá Hoàng Ngọc Liên, công an huyện Hàm Yên cho biết: Chúng tôi đã tiến hành
niêm phong toàn bộ 7 tấn chè có trong kho của công ty, đồng thời lấy mẫu đưa đi
kiểm tra. Việc họ có vi phạm hay không cần phải có kết quả kiểm nghiệm của các
cơ quan chức năng mới kết luận được. Trong thời gian tới, chúng tôi tiếp tục
tăng cường kiểm tra, kiên quyết xử lý các trường hợp sai phạm, nhằm chấm dứt
tình trạng sản xuất chè có chất phụ gia ngoài danh mục cho phép".
"Đúng là trên địa bàn xã có 1 số hộ sản xuất chè bẩn theo đơn đặt hàng của
thương lái. Hiện tại các cơ quan chức năng cũng đã vào cuộc, kiểm tra 4 cơ sở
sản xuất trên địa bàn và đưa mẫu đi xét nghiệm. Nếu phát hiện thấy trong chè có
hóa chất, chắc chắn chúng tôi sẽ xử lý theo pháp luật".
Bà Nông Thị Hường (Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Hàm Yên) |
(Theo Bee.net.vn)