Băng vệ sinh Kotex, Diana giả được bán công khai ở nhiều khu phố nhộn nhịp tại TP HCM, Bình Dương với giá bằng sản phẩm thật.

TIN BÀI KHÁC

Tỷ phú kỳ nam tiết lộ chuyện trúng "vàng ròng"
Luật sư của cháu Bích đánh giá về Luyện

10 chính khách ảnh hưởng lớn nhất tới kinh tế TG

Bí ẩn những đồng xu mọc chi chít trên thân cây

Chị Nguyễn Thị Hiền, (phường Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú, TP HCM) kể, khi đi đón con ở một trường mầm non nằm trên đường Nguyễn Xuân Khoát, chị ghé vào một tiệm tạp hóa trước cửa trường mua hai gói băng vệ sinh Kotex – Style và đã rước phải hàng... dỏm.

Hàng giả tràn lan


Theo chị Hiền, ban đầu khi hỏi mua băng vệ sinh Diana, bà chủ tiệm đưa hai gói. Thấy nhãn hiệu hơi khác, chị hỏi có Kotex hay không thì được đưa hai gói nói trên. “Tôi thấy đúng là Kotex – Style với giá 12.000 đồng một gói. Do đang vội nên tôi trả tiền rồi về. Về nhà, bóc gói băng vệ sinh ra, tôi thấy hơi lạ vì miếng dính ở dưới làm rất sơ sài, nhưng tôi vẫn mặc vào. 15 phút sau tôi bị ngứa ngáy, khó chịu. Kiểm tra lại sản phẩm, hóa ra, gói chỉ có 6 miếng (không phải 8 miếng như sản phẩm thật) và mỗi miếng dán rời rạc”, chị Hiền kể.

Chị Hiền không phải là nạn nhân duy nhất của các loại băng vệ sinh giả được bày bán tràn lan tại TP HCM. Chị Khúc Thị Kim Phúc (Võ Văn Ngân, phường Bình Thọ, Thủ Đức) cũng cho biết: “Tôi mua sản phẩm băng vệ sinh tại một tiệm tạp hóa lớn nhưng vẫn bị nhầm”.
Một bao bì băng vệ sinh Kotex style dỏm (bên trái) bên cạnh một bao bì thật.
Lần theo những địa chỉ cho biết, chúng tôi đã phát hiện ra nhiều nơi bán các loại băng vệ sinh giả. Chẳng hạn, một số cửa hàng bán lẻ tại đường Phan Văn Hân (phường 17, quận Bình Thạnh), đường Kha Vạn Cân (quận Thủ Đức) hay một số cửa hàng tại khu vực đường Nguyễn Xuân Khoát, Trương Vĩnh Ký (phường Tân Thành, quận Tân Phú), đại lộ Bình Dương. Quan sát tại cửa hàng tạp hóa mà chị Hiền đã mua phải sản phẩm dỏm, chúng tôi thấy, ở đây bán rất nhiều loại băng vệ sinh và những loại này phần lớn là hàng nhái hoặc giả mang những cái nhãn hiệu “nhái” như Dania, Danisa, Kelex cho đến các loại giả như Kotex.

Nhà sản xuất “ngó lơ”?


Theo quan sát của chúng tôi, nếu chỉ nhìn qua vào mẫu mã các sản phẩm này, khách hàng thật khó để nhận biết là hàng thật hay giả. Chẳng hạn, như sản phẩm Kotex – Style, ở ngoài vẫn các hình ảnh, dòng chữ giống như sản phẩm thật, nhưng khi nhìn kỹ mới thấy mẫu mã bao bì không sắc nét, một số dòng chữ bị nhòe. Và nếu đưa bao bì lên ngửi có mùi nhựa tái chế, khá khó chịu. Một số khách hàng cho biết do dùng phải sản phẩm giả, họ đã bị các vấn đề về vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khỏe như ngứa, dị ứng. “Tôi bị ngứa phải đến bác sĩ điều trị mà không biết kêu ai. Vừa mất tiền vừa mua phải hàng giả, rõ thật bực mình”, chị Kim Phúc cho biết.

Người tiêu dùng do tin tưởng các nhãn hiệu uy tín đã bỏ tiền mua những sản phẩm này nhưng dường như các đơn vị sản xuất vẫn chưa thực sự quan tâm đến việc sản phẩm mình bị làm giả, làm nhái. Đơn cử là, chúng tôi đã nhiều lần liên lạc với đại diện nhãn hàng Kotex – Style của công ty Kimberly – Clark Việt Nam, một nhãn hàng theo khảo sát của Đất Việt là bị làm giả nhiều nhất, để tìm câu trả lời nhưng vẫn “bật vô âm tín”. Chẳng lẽ những nhà sản xuất không quan tâm đến sản phẩm của mình bị làm giả, làm nhái ở Việt Nam hiện nay?

(Theo Đất Việt)