(VEF.VN) - Giữ vững được cái tâm sáng với đời, thủy chung, trọn vẹn với anh em, bạn bè trong công ty, doanh nghiệp, dành thời gian xứng đáng cho gia đình, con cái là đạo đức rất đáng quý của nhà doanh nghiệp hay doanh nhân.
Có đôi khi hay lúc nào đó, trên một quãng đường đời, một khúc quanh, ngã rẽ, hay lúc chúng ta đang tạm dừng bước chân ở một nơi xa lạ hay thân quen nào đó, chợt suy tư, trăn trở về cuộc sống, về khát vọng sống của đời người...
Khát vọng sống thật lớn lao, khát vọng được yêu thương, hạnh phúc và cống hiến được điều gì đó trong cuộc đời....
Hoặc những lúc phải đối mặt với nhiều nỗi lo lắng, sợ hãi, lo toan sinh kế, lo nghĩ về một tương lai bất định, vô thường ...
Ước mơ làm giàu, mong ước cải thiện chất lượng cuộc sống bằng con đường làm việc chăm chỉ, siêng năng, bằng chính sức lực và lao động của bản thân mình...
Làm kinh doanh hay doanh nghiệp, chúng ta sẽ phải có lúc đối diện với những sự thật không mong muốn, thậm chí phũ phàng hay cay đắng...
Ngày 5 tháng 10, một nhà phát minh và nhà doanh nghiệp vĩ đại, Steve Jobs đã từ biệt thế giới này. Di sản ông để lại là một công ty công nghệ có doanh số và lợi nhuận thuộc loại lớn nhất thế giới. Quan trọng hơn, Apple đang có những triển vọng thật sáng sủa với các sản phẩm được rất nhiều người tiêu dùng khắp thế giới cùng yêu thích.
Khắp nơi trên thế giới thương tiếc Steve Jobs, dù nhiều người chưa hề được gặp mặt hay trò chuyện một lần. Có lẽ, đây cũng là do "tiếng lành đồn xa" về một con người đã sống và làm việc hết mình, cống hiến hết mình dù là những hơi thở cuối cùng của cuộc sống.
Người ta rơi nước mắt vì Steve Jobs không vì máu mủ ruột rà hay bạn bè thân quen mà vì một "tinh thần sống" của ông.
Ở một góc sâu thẳm nào đó trong tâm hồn mỗi người chúng ta đều có thể có những ước mơ tương tự như Steve Jobs. Cả việc đứng trước cái chết, đối diện một sự thật là, tất cả chúng ta rồi sẽ chết hay buộc phải nói lời chia tay, một ngày nào đó, với nhiều điều dấu yêu, những người mà ta yêu quý trong cuộc đời này !
Khi đồng hồ thời gian quay ngược không còn nhiều, chúng ta phải làm gì với sự thật này?
Số phận hay tài năng có thể khiến một người bước chân vào một nghề nghiệp nào đó, nghề kinh doanh hoặc làm doanh nghiệp. Kinh doanh là một chặng đường dài nhiều thử thách, khó khăn vì phải luôn phải tạo ra sản phẩm và dịch vụ mới, doanh số và lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước, thị phần hay con người và khách hàng phải luôn được chăm sóc và cải thiện.
Các kế hoạch phải được theo dõi sát sao hàng ngày, hàng tháng, hàng năm để đạt được các chiến lược kinh doanh đã vạch ra.
Lại phải có một tầm nhìn bao quát, tổng thể, cái nhìn mang tính chiến lược dài hạn đáp ứng được các mục tiêu cụ thể trong tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp qua mỗi giai đoạn.
Thêm vào đó, doanh nghiệp phải có đủ nguồn lực, khả năng sáng tạo không ngừng mới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và cả xã hội.
Ngoài ra, các doanh nghiệp còn phải lo báo cáo nội bộ với hội đồng quản trị, các cổ đông và nhà đầu tư cũng như làm báo cáo sổ sách kế toán, chứng từ, giấy tờ hành chính với các cơ quan thuế vụ, hải quan và chính quyền!
Các nhà quản lý hay doanh nghiệp cũng là con người, dù là ở cấp lãnh đạo lớn nhỏ. Khi quay về nhà, họ cũng phải sống như một người cha, người mẹ, người vợ, người chồng, người con... với đủ thứ định chế và ràng buộc xã hội như mọi người.
Đôi khi khối lượng công việc đột xuất nhiều, tiến độ công việc khẩn trương, tình hình kinh doanh gặp lúc khó khăn, môi trường làm ăn chịu ảnh hưởng bởi các chính sách kinh tế xã hội của nhà nước đang thay đổi, biến động về nhân sự, tiền lương, nguồn vốn, thay đổi về đối tác hợp tác và khách hàng, lãi suất ngân hàng tăng cao, tỉ giá biến động mạnh, .v.v. có thể làm các nhà doanh nghiệp và quản lý doanh nghiệp bạc cả tóc, trông héo hon, mất ăn, mất ngủ.
Giữa chốn thương trường bon chen, nhiều sân si, lắm mưu mẹo, thậm chí có cả các thủ đoạn mờ ám, các nhà doanh nghiệp và quản lý doanh nghiệp thật khó lòng tránh khỏi rơi vào cạm bẫy "thương trường là chiến trường".
Giữ vững được một cái "tâm" sáng với đời, thủy chung, trọn vẹn với anh em, bạn bè trong công ty, doanh nghiệp, dành thời gian xứng đáng cho gia đình, con cái là đạo đức rất đáng quý của nhà doanh nghiệp hay doanh nhân.
Xung quanh chúng ta còn có biết bao tấm gương những nhà doanh nghiệp đang ngày đêm lao động cống hiến, cần cù như một con ong. Họ vươn lên bằng chính trí tuệ, sức lao động phấn đấu của bản thân mình, chứ không phải chỉ là mối quan hệ "có đi có lại", phe cánh, tranh giành quyền lực, lợi ích trong các dự án công gây tham nhũng và thất thoát, thiệt hại tài sản của nhân dân, hoặc mãi mê ăn chơi phá phách nhờ các đồng tiền kiếm được quá dễ do đặc quyền, đặc lợi mang lại.
Một số nhà doanh nghiệp xuất thân từ lao động, tự phát, tự học và làm nên thiếu rất nhiều các kiến thức cơ bản về kinh tế, kinh doanh thì nay khi tuổi đã lớn, họ vẫn sẵn sàng bước chân vào các lớp bổ túc kiến thức, các lớp ngoại ngữ ban đêm.
Làm doanh nghiệp có thể đạt mức độ thành công nhỏ hay lớn, doanh nghiệp có thể phát triển nhanh hay chậm, theo năm tháng có thể doanh nghiệp sẽ phát triển với qui mô ngày càng lớn hoặc gặp rủi ro dẫn đến thua lỗ, phá sản cũng là chuyện thường.
Không ai chưa từng nếm trải thất bại hay thua lỗ lớn hay nhỏ trên thương trường, đó cũng là các hương gia vị của nghề nghiệp mà chúng ta buộc phải lựa chọn, phải nếm trải, phải sống chung với các lựa chọn đầy khó khăn này.
Điều quan trọng là các bài học được rút ra sau mỗi thành công hay thất bại và cách thức đón nhận sắp xếp công việc tiếp theo cho mỗi bài học này. Đó cũng là tinh thần doanh nghiệp, tinh thần "dám thất bại".
"Tinh thần doanh nghiệp" còn có thể được truyền bá rộng rãi cho giới trẻ, có tính kế thừa như một "gene" di truyền trong và ngoài phạm vi dòng họ. Khả năng giữ vững được tinh thần doanh nghiệp trong các cơn bão khủng hoảng kinh tế, các biến động kinh tế vĩ mô như hiện nay, đưa được doanh nghiệp thoát ra an toàn, cũng là hành động can đảm không kém bất cứ hành động can đảm nào.
Steve Jobs chết đi để rồi tái sinh trong những câu chuyện doanh nghiệp, những thành công doanh nghiệp với rất nhiều sản phẩm và dịch vụ với công nghệ đột phá, đưa nền văn minh nhân loại vững bước tiến lên.
Và để cho "tinh thần doanh nghiệp", tinh thần dám thất bại, hay "khát vọng sống của doanh nhân" sẽ mãi không là điều mới mẽ ở nước ta.
Cảnh Thái
Có đôi khi hay lúc nào đó, trên một quãng đường đời, một khúc quanh, ngã rẽ, hay lúc chúng ta đang tạm dừng bước chân ở một nơi xa lạ hay thân quen nào đó, chợt suy tư, trăn trở về cuộc sống, về khát vọng sống của đời người...
Khát vọng sống thật lớn lao, khát vọng được yêu thương, hạnh phúc và cống hiến được điều gì đó trong cuộc đời....
Hoặc những lúc phải đối mặt với nhiều nỗi lo lắng, sợ hãi, lo toan sinh kế, lo nghĩ về một tương lai bất định, vô thường ...
Ước mơ làm giàu, mong ước cải thiện chất lượng cuộc sống bằng con đường làm việc chăm chỉ, siêng năng, bằng chính sức lực và lao động của bản thân mình...
Làm kinh doanh hay doanh nghiệp, chúng ta sẽ phải có lúc đối diện với những sự thật không mong muốn, thậm chí phũ phàng hay cay đắng...
Ngày 5 tháng 10, một nhà phát minh và nhà doanh nghiệp vĩ đại, Steve Jobs đã từ biệt thế giới này. Di sản ông để lại là một công ty công nghệ có doanh số và lợi nhuận thuộc loại lớn nhất thế giới. Quan trọng hơn, Apple đang có những triển vọng thật sáng sủa với các sản phẩm được rất nhiều người tiêu dùng khắp thế giới cùng yêu thích.
Khắp nơi trên thế giới thương tiếc Steve Jobs, dù nhiều người chưa hề được gặp mặt hay trò chuyện một lần. Có lẽ, đây cũng là do "tiếng lành đồn xa" về một con người đã sống và làm việc hết mình, cống hiến hết mình dù là những hơi thở cuối cùng của cuộc sống.
Người ta rơi nước mắt vì Steve Jobs không vì máu mủ ruột rà hay bạn bè thân quen mà vì một "tinh thần sống" của ông.
Đằng sau những tấm bằng tôn vinh là bao mồ hôi, nước mắt của doanh nhân (ảnh VNR) |
Ở một góc sâu thẳm nào đó trong tâm hồn mỗi người chúng ta đều có thể có những ước mơ tương tự như Steve Jobs. Cả việc đứng trước cái chết, đối diện một sự thật là, tất cả chúng ta rồi sẽ chết hay buộc phải nói lời chia tay, một ngày nào đó, với nhiều điều dấu yêu, những người mà ta yêu quý trong cuộc đời này !
Khi đồng hồ thời gian quay ngược không còn nhiều, chúng ta phải làm gì với sự thật này?
Số phận hay tài năng có thể khiến một người bước chân vào một nghề nghiệp nào đó, nghề kinh doanh hoặc làm doanh nghiệp. Kinh doanh là một chặng đường dài nhiều thử thách, khó khăn vì phải luôn phải tạo ra sản phẩm và dịch vụ mới, doanh số và lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước, thị phần hay con người và khách hàng phải luôn được chăm sóc và cải thiện.
Các kế hoạch phải được theo dõi sát sao hàng ngày, hàng tháng, hàng năm để đạt được các chiến lược kinh doanh đã vạch ra.
Lại phải có một tầm nhìn bao quát, tổng thể, cái nhìn mang tính chiến lược dài hạn đáp ứng được các mục tiêu cụ thể trong tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp qua mỗi giai đoạn.
Thêm vào đó, doanh nghiệp phải có đủ nguồn lực, khả năng sáng tạo không ngừng mới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và cả xã hội.
Ngoài ra, các doanh nghiệp còn phải lo báo cáo nội bộ với hội đồng quản trị, các cổ đông và nhà đầu tư cũng như làm báo cáo sổ sách kế toán, chứng từ, giấy tờ hành chính với các cơ quan thuế vụ, hải quan và chính quyền!
Các nhà quản lý hay doanh nghiệp cũng là con người, dù là ở cấp lãnh đạo lớn nhỏ. Khi quay về nhà, họ cũng phải sống như một người cha, người mẹ, người vợ, người chồng, người con... với đủ thứ định chế và ràng buộc xã hội như mọi người.
Đôi khi khối lượng công việc đột xuất nhiều, tiến độ công việc khẩn trương, tình hình kinh doanh gặp lúc khó khăn, môi trường làm ăn chịu ảnh hưởng bởi các chính sách kinh tế xã hội của nhà nước đang thay đổi, biến động về nhân sự, tiền lương, nguồn vốn, thay đổi về đối tác hợp tác và khách hàng, lãi suất ngân hàng tăng cao, tỉ giá biến động mạnh, .v.v. có thể làm các nhà doanh nghiệp và quản lý doanh nghiệp bạc cả tóc, trông héo hon, mất ăn, mất ngủ.
Giữa chốn thương trường bon chen, nhiều sân si, lắm mưu mẹo, thậm chí có cả các thủ đoạn mờ ám, các nhà doanh nghiệp và quản lý doanh nghiệp thật khó lòng tránh khỏi rơi vào cạm bẫy "thương trường là chiến trường".
Giữ vững được một cái "tâm" sáng với đời, thủy chung, trọn vẹn với anh em, bạn bè trong công ty, doanh nghiệp, dành thời gian xứng đáng cho gia đình, con cái là đạo đức rất đáng quý của nhà doanh nghiệp hay doanh nhân.
Xung quanh chúng ta còn có biết bao tấm gương những nhà doanh nghiệp đang ngày đêm lao động cống hiến, cần cù như một con ong. Họ vươn lên bằng chính trí tuệ, sức lao động phấn đấu của bản thân mình, chứ không phải chỉ là mối quan hệ "có đi có lại", phe cánh, tranh giành quyền lực, lợi ích trong các dự án công gây tham nhũng và thất thoát, thiệt hại tài sản của nhân dân, hoặc mãi mê ăn chơi phá phách nhờ các đồng tiền kiếm được quá dễ do đặc quyền, đặc lợi mang lại.
Một số nhà doanh nghiệp xuất thân từ lao động, tự phát, tự học và làm nên thiếu rất nhiều các kiến thức cơ bản về kinh tế, kinh doanh thì nay khi tuổi đã lớn, họ vẫn sẵn sàng bước chân vào các lớp bổ túc kiến thức, các lớp ngoại ngữ ban đêm.
Làm doanh nghiệp có thể đạt mức độ thành công nhỏ hay lớn, doanh nghiệp có thể phát triển nhanh hay chậm, theo năm tháng có thể doanh nghiệp sẽ phát triển với qui mô ngày càng lớn hoặc gặp rủi ro dẫn đến thua lỗ, phá sản cũng là chuyện thường.
Không ai chưa từng nếm trải thất bại hay thua lỗ lớn hay nhỏ trên thương trường, đó cũng là các hương gia vị của nghề nghiệp mà chúng ta buộc phải lựa chọn, phải nếm trải, phải sống chung với các lựa chọn đầy khó khăn này.
Điều quan trọng là các bài học được rút ra sau mỗi thành công hay thất bại và cách thức đón nhận sắp xếp công việc tiếp theo cho mỗi bài học này. Đó cũng là tinh thần doanh nghiệp, tinh thần "dám thất bại".
"Tinh thần doanh nghiệp" còn có thể được truyền bá rộng rãi cho giới trẻ, có tính kế thừa như một "gene" di truyền trong và ngoài phạm vi dòng họ. Khả năng giữ vững được tinh thần doanh nghiệp trong các cơn bão khủng hoảng kinh tế, các biến động kinh tế vĩ mô như hiện nay, đưa được doanh nghiệp thoát ra an toàn, cũng là hành động can đảm không kém bất cứ hành động can đảm nào.
Steve Jobs chết đi để rồi tái sinh trong những câu chuyện doanh nghiệp, những thành công doanh nghiệp với rất nhiều sản phẩm và dịch vụ với công nghệ đột phá, đưa nền văn minh nhân loại vững bước tiến lên.
Và để cho "tinh thần doanh nghiệp", tinh thần dám thất bại, hay "khát vọng sống của doanh nhân" sẽ mãi không là điều mới mẽ ở nước ta.
Cảnh Thái