Dù theo các công ty kinh doanh gas, mức giá bán lẻ hiện nay đến tay người tiêu dùng khoảng 423.000 – 425.000 đồng/bình 12kg, nhưng không hiểu sao khi qua các cửa hàng bán lẻ, giá gas lại đội lên đến vài chục nghìn đồng mỗi bình.
TIN BÀI KHÁC
Đủ chiêu gian dối
Theo khảo sát, tại hầu hết các đại lý gas của Hà Nội, giá gas phổ biến 440.000 – 460.000 đồng/bình 12kg. Theo báo giá của một số cửa hàng gas trên phố Lò Đúc, loại bình Petro gas, Totall giá gas 460.000 đồng/bình 12kg; các hãng Gia Định, Vinagas, Đại Hải 450.000 đồng/bình. Chủ một đại lý gas trên phố Ngọc Lâm, Long Biên cho biết, tính từ tháng 1 đến nay, tổng cộng đại lý này bán ra tăng 90.000 đồng/bình 12 kg.
Bên cạnh lý do tăng giá chung là phụ thuộc vào giá thế giới, giá bán không đồng nhất giữa các loại gas được lý giải là do cộng thêm các khoản thuế, chi phí vận chuyển, chênh lệch tỷ giá và khấu hao vỏ bình. Mà do đầu tư ban đầu, chi phí vận hành, vận chuyển… là khác nhau nên có giá khác nhau.
Giá gas tăng cao khiến người tiêu dùng bắt đầu để ý đến thương hiệu của loại gas đang dùng và phát hiện ra nhiều mánh làm ăn dối trá của các đại lý bán lẻ. Theo anh Thụy (ngụ Long Biên, Hà Nội), nhà anh trước đây hay gọi bình Petro Việt Nam màu hồng và nhân viên chở gas mang đến bình gas cũng màu hồng nên anh không kiểm tra. Cho đến khi giá gas tăng cao anh mới để ý đến bình gas thì thấy tuy cũng màu hồng nhưng không phải là loại Petro Việt Nam mà là loại SH Petro Gia Định. Các hãng gas này chênh nhau đến 20.000 đồng/bình 12kg.
Đặc biệt, ở ngoại thành, các đại lý gas càng được dịp tung hoành bởi người tiêu dùng ít có khái niệm về thương hiệu. Dù đã mua gas gần 10 năm ở cửa hàng quen thuộc, nhưng anh Huy ở Đông Anh cũng không biết mình đang dùng loại gas nào, chỉ biết là hết gas thì gọi, đại lý mang loại nào dùng loại đó. Cho đến khi gas tăng tới 460.000 đồng/bình anh mới để ý, hóa ra nhà anh vẫn dùng hãng gas Anfa gas. Mà loại gas này được bán ở các đại lý khác rẻ hơn 10.000 – 20.000 đồng so với giá 460.000 đồng của Petro Việt Nam.
Chờ lập lại trật tự
Ngày 3/2, Sở Tài chính TP HCM đã ra quân kiểm tra công tác đăng ký, kê khai giá và thực hiện bán theo giá niêm yết của các công ty gas trên địa bàn. Đoàn đã đến kiểm tra Công ty TNHH gas Petrolimex Sài Gòn (quận Bình Thạnh) và 2 đại lý bán gas cho công ty này, ghi nhận cả công ty và 2 đại lý đều chấp hành tốt các quy định đăng ký giá, niêm yết giá và bán đúng theo ký kết hợp đồng giữa đại lý với công ty. Vào tháng 1 vừa qua, gas Petrolimex Sài Gòn đã bị phạt 20 triệu đồng do tăng giá theo kiểu “tiền trảm hậu tấu” với cơ quan chức năng.
Thanh tra Sở Tài chính TP HCM cho biết, hoạt động kiểm tra giá trên địa bàn thành phố sẽ diễn ra trong suốt năm, xử lý triệt để đơn vị nào vi phạm về giá. Ngoài gas, đơn vị này cũng sẽ kiểm tra nhiều mặt hàng khác, đặc biệt là sữa cũng có đợt tăng giá nóng thời gian gần đây.
Liên quan đến mặt hàng này, Chi cục Quản lý thị trường TP HCM cũng có biết đang tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh các mặt hàng xăng dầu, gas trên địa bàn. Theo khảo sát, nhiều cửa hàng, tạp hóa trước đây công khai bày bán các loại bình gas mini (loại dùng 1 lần hoặc loại được chiết nạp lại) nay đã cất hàng để né bị kiểm tra, nhưng nếu khách hỏi vẫn lấy ra bán bình thường. Do gas là mặt hàng kinh doanh có điều kiện nên những nơi muốn buôn bán mặt hàng này phải có giấy phép.
(Theo Đất Việt)
TIN BÀI KHÁC
BIDV tặng 2 tỷ đồng tri ân khách hàng doanh nghiệp
Hàng loạt cửa hàng Shisheido bị phong toả
'Ăn mừng' vì được liệt vào... huyện nghèo
Bất ngờ được di chúc triệu đô
Hàng loạt cửa hàng Shisheido bị phong toả
'Ăn mừng' vì được liệt vào... huyện nghèo
Bất ngờ được di chúc triệu đô
Đủ chiêu gian dối
Theo khảo sát, tại hầu hết các đại lý gas của Hà Nội, giá gas phổ biến 440.000 – 460.000 đồng/bình 12kg. Theo báo giá của một số cửa hàng gas trên phố Lò Đúc, loại bình Petro gas, Totall giá gas 460.000 đồng/bình 12kg; các hãng Gia Định, Vinagas, Đại Hải 450.000 đồng/bình. Chủ một đại lý gas trên phố Ngọc Lâm, Long Biên cho biết, tính từ tháng 1 đến nay, tổng cộng đại lý này bán ra tăng 90.000 đồng/bình 12 kg.
Bên cạnh lý do tăng giá chung là phụ thuộc vào giá thế giới, giá bán không đồng nhất giữa các loại gas được lý giải là do cộng thêm các khoản thuế, chi phí vận chuyển, chênh lệch tỷ giá và khấu hao vỏ bình. Mà do đầu tư ban đầu, chi phí vận hành, vận chuyển… là khác nhau nên có giá khác nhau.
Mỗi thương hiệu một mức giá khác nhau khiến đại lý gas tha hồ ép người tiêu dùng. |
Giá gas tăng cao khiến người tiêu dùng bắt đầu để ý đến thương hiệu của loại gas đang dùng và phát hiện ra nhiều mánh làm ăn dối trá của các đại lý bán lẻ. Theo anh Thụy (ngụ Long Biên, Hà Nội), nhà anh trước đây hay gọi bình Petro Việt Nam màu hồng và nhân viên chở gas mang đến bình gas cũng màu hồng nên anh không kiểm tra. Cho đến khi giá gas tăng cao anh mới để ý đến bình gas thì thấy tuy cũng màu hồng nhưng không phải là loại Petro Việt Nam mà là loại SH Petro Gia Định. Các hãng gas này chênh nhau đến 20.000 đồng/bình 12kg.
Đặc biệt, ở ngoại thành, các đại lý gas càng được dịp tung hoành bởi người tiêu dùng ít có khái niệm về thương hiệu. Dù đã mua gas gần 10 năm ở cửa hàng quen thuộc, nhưng anh Huy ở Đông Anh cũng không biết mình đang dùng loại gas nào, chỉ biết là hết gas thì gọi, đại lý mang loại nào dùng loại đó. Cho đến khi gas tăng tới 460.000 đồng/bình anh mới để ý, hóa ra nhà anh vẫn dùng hãng gas Anfa gas. Mà loại gas này được bán ở các đại lý khác rẻ hơn 10.000 – 20.000 đồng so với giá 460.000 đồng của Petro Việt Nam.
Chờ lập lại trật tự
Ngày 3/2, Sở Tài chính TP HCM đã ra quân kiểm tra công tác đăng ký, kê khai giá và thực hiện bán theo giá niêm yết của các công ty gas trên địa bàn. Đoàn đã đến kiểm tra Công ty TNHH gas Petrolimex Sài Gòn (quận Bình Thạnh) và 2 đại lý bán gas cho công ty này, ghi nhận cả công ty và 2 đại lý đều chấp hành tốt các quy định đăng ký giá, niêm yết giá và bán đúng theo ký kết hợp đồng giữa đại lý với công ty. Vào tháng 1 vừa qua, gas Petrolimex Sài Gòn đã bị phạt 20 triệu đồng do tăng giá theo kiểu “tiền trảm hậu tấu” với cơ quan chức năng.
Thanh tra Sở Tài chính TP HCM cho biết, hoạt động kiểm tra giá trên địa bàn thành phố sẽ diễn ra trong suốt năm, xử lý triệt để đơn vị nào vi phạm về giá. Ngoài gas, đơn vị này cũng sẽ kiểm tra nhiều mặt hàng khác, đặc biệt là sữa cũng có đợt tăng giá nóng thời gian gần đây.
Liên quan đến mặt hàng này, Chi cục Quản lý thị trường TP HCM cũng có biết đang tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh các mặt hàng xăng dầu, gas trên địa bàn. Theo khảo sát, nhiều cửa hàng, tạp hóa trước đây công khai bày bán các loại bình gas mini (loại dùng 1 lần hoặc loại được chiết nạp lại) nay đã cất hàng để né bị kiểm tra, nhưng nếu khách hỏi vẫn lấy ra bán bình thường. Do gas là mặt hàng kinh doanh có điều kiện nên những nơi muốn buôn bán mặt hàng này phải có giấy phép.
Về đề xuất xin giảm thuế nhập khẩu gas của Hiệp hội Gas từ 5% hiện tại
xuống còn 2%, ông Lưu Đức Huy, vụ phó Vụ Chính sách thuế Bộ Tài chính,
cho biết, sẽ xem xét và giải quyết sớm nếu thấy hợp lý. Mục tiêu điều
hành chính sách thuế trong năm 2012 là góp phần tăng cường bình ổn giá
cả thị trường, kiềm chế lạm phát. |
(Theo Đất Việt)