Không chỉ Thủy Lộc mà mới đây nhất, các đối tác của Thủy Lộc cũng đồng loạt viết đơn khiếu nại gửi đi khắp nơi. Họ khiếu nại rằng tòa án đã vội vã ra quyết định, đẩy các nhà kinh doanh này vào thế cùng quẫn, mất mát tài sản, mỗi tháng thiệt hại gần 20 tỷ đồng.
Hôm 22/2, 13 đối tác của Thủy Lộc chính thức có văn bản khiếu nại gửi đi các nơi. Trước đó, ngày 6/2, bà Lê Hoài Anh cũng có văn bản khiếu nại gửi đến tòa án nhân dân TP.HCM. Họ khiếu nại và tố cáo rằng quyết định phong tỏa tài sản vi phạm pháp luật quá lộ liễu, gây ra nhiều thiệt hại quá lớn, tài sản có nguy cơ mất trắng.
Khiếu nại dồn dập
Trong văn bản của mình, 13 đối tác của Thủy Lộc, trong đó có ông Lê Hoài Nam, em trai bà Lê Hoài Anh, cho rằng thẩm phán Nguyễn Công Phú chỉ nhận đơn đề nghị của SCV mà không tiếp cận phía bị đơn để thẩm tra sự việc, đã vội vã ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 08/2012/QĐ-BPKCTT ngày 20/01/2012 và quyết định thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời ngày 01/2 một cách trái luật, vì đã tước quyền bình đẳng trước pháp luật của công dân.
“Chúng tôi là những người có quyền và lợi ích liên quan trực tiếp đến Quyết định này nhưng không được Tòa án gửi tống đạt quyết định, cũng như không có sự điều tra xem xét cẩn trọng đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc kinh doanh của tôi, tước quyền khiếu nại theo luật của chúng tôi đối với quyết định này”.
“Đồng thời với quyết định này, SCV đã nghiễm nhiên chiếm lĩnh được toàn bộ thị trường bán lẻ mỹ phẩm Shiseido mà chúng tôi đã gây dựng trong hơn 13 năm qua không mất một xu”.
Nếu các quyết định trước kia ra lệnh niêm phong hàng hóa và giữ tại các cửa hàng bán lẻ, thì mới đây nhất, ngày 17/2, TAND TP.HCM lại tiếp tục ban ra một quyết định thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời nữa, trong đó tòa án lại giao toàn hàng hóa của các cửa hàng về cho Thủy Lộc quản lý. Và thế là, hàng hóa của hệ thống Thủy Lộc mà trong đó có của 13 đối tác này cũng được dỡ ra, đưa về cho SCV quản lý! Bà Đặng Thị Thanh Hương, người soạn thảo văn bản khiếu nại, cho rằng “Việc này thật hết sức vô lý và khó chấp nhận”.
“Khi vốn kinh doanh cũng như hàng hoá tại các cửa hàng đang bị phong toả đều có từ 30% đến 60% tiền của 13 nhà đầu tư đã đóng góp cùng với công ty Thuỷ Lộc hơn 13 năm qua. Nếu như số hàng hoá trên của chúng tôi bị niêm phong và giao cho SCV quản lý thì những thiệt hại về hàng hoá cũng như tiền đầu tư của chúng tôi sẽ do ai chịu trách nhiệm?”.
Riêng với công ty Thủy Lộc, hiện đang bị SCV kiện đòi 54 tỷ đồng, nhưng lại bị đóng cửa toàn bộ hệ thống khiến gây ra hàng loạt hệ lụy, mất mát. Bà Lê Hoài Anh nêu trong đơn khiếu nại, với 5 khoản gồm số tiền 87 tỷ đồng bị phong tỏa không đưa được vào vốn kinh doanh, tiền phải trả cho 200 lao động, tiền thuê mặt bằng, tiền bồi thường cho các đối tác góp vốn, tiền trả lãi ngân hàng, tổng cộng mỗi tháng bà bị thiệt hại lê đến gần 20 tỷ đồng.
Đơn khiếu nại cũng nêu, toàn bộ số bị phong tỏa 87 tỷ đồng, nhưng TAND TP.HCM chỉ buộc SCV thực hiện biện pháp bảo đảm chỉ với số tiền, không rõ vì đâu, ra đến tận con số lẻ, nhưng chỉ có 3.435.200.000 đồng (làm tròn số là 3,5 tỷ đồng), hoàn toàn không tương xứng. Điều này trái với điều 120, khoản 1, bộ luật Tố tụng dân sự, là “khoản tiền để bảo đảm phải tương đương với nghĩa vụ tài sản mà người có nghĩa vụ phải thực hiện”.
Thủy Lộc cũng cho rằng các quyết định ban ra đều sai thủ tục, trái pháp luật khi không thực hiện đúng trình tự thụ lý và ban hành văn bản. Quyết định phân công thẩm phán Nguyễn Công Phú giải quyết vụ án của tòa án không ghi tên bên bị đơn, quyết định không có đóng dấu. Chỉ dựa trên văn bản “Xác nhận thụ lý vụ kiện” của Trọng tài quốc tế và với đơn yêu cầu của SCV, là thẩm phán Nguyễn Công Phú đã ra ngay quyết định phong tỏa mà không cần thẩm tra, không làm việc với bên bị đơn.
Có dấu hiệu vi phạm pháp luật
TAND TP.HCM bác bỏ toàn bộ khiếu nại của Thủy Lộc tại quyết định giải quyết khiếu nại ngày 08/2 do phó chánh án Trần Văn Sự ký. Quyết định này cho rằng, tòa án đã thực hiện đúng các trình tự quy định theo quy định của pháp luật.
Đơn cử một trường hợp, về nội dung Thủy Lộc khiếu nại số tiền thực hiện nghĩa vụ bảo đảm của SCV chỉ có 3,5 tỷ, TAND TP.HCM trả lời cho rằng đã “được thực hiện đúng, vì đó là khoản tiền để thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể xảy ra cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nếu việc áp yêu cầu áp dụng không đúng gây ra, chứ không phải tương đương với số tiền mà SCV yêu cầu thanh toán”.
Đây sẽ là sự rủi ro rất lớn cho Thủy Lộc, bởi nếu sau này nếu phân xử Thủy Lộc không sai, thì liệu 3,7 tỷ đồng có đền bù nổi số thiệt hại mà Thủy Lộc đã tạm tính lên đến gần 20 tỷ đồng/tháng?
Điều lạ lùng là, TAND TP.HCM thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời xoành xoạch, mà mỗi lần ra quyết định sau thì Thủy Lộc càng bị lâm vào khó khăn hơn. Với quyết định gần đây nhất là ngày 17/2, TAND TP.HCM bật đèn xanh cho SCV thu giữ toàn bộ tài sản hàng hóa của hệ thống Thủy Lộc.
Trả lời điều này, tòa án cho rằng các thay đổi này theo đơn yêu cầu của SCV. Như vậy cứ khi có yêu cầu tòa án sẵn sàng phong tỏa mà không cần cân nhắc thiệt hại của bên bị đơn và bên yêu cầu cũng chẳng cần phải thực hiện nghĩa vụ tài chính bảo đảm đủ để đền bù thiệt hại. Và nếu vậy, thì các đối thủ, đối tác tranh chấp muốn làm hại nhau, có khi cứ làm theo kiểu SCV lại dễ, bởi chính tòa án lại là nơi giúp sức rất tốt cho việc này?
Để cần trọng hơn, chúng tôi đã tham vấn ý kiến của một số luật sư, không liên quan đến việc tư vấn dịch vụ cho bất cứ bên nào trong vụ tranh chấp này. Phần lớn ý kiến cho rằng, việc áp dụng phong tỏa của TAND TP.HCM là khá vội vã và có những dấu hiệu sai sót trong quy trình áp dụng luật tố tụng. Điều này dẫn tới việc giúp SCV càng nhanh chóng đánh bật người kinh doanh trong nước ra khỏi thị trường Việt Nam, độc chiếm thị trường và chiếm thương hiệu Shiseido do các nhà kinh doanh trong nước 15 năm qua bỏ công gầy dựng.
Một luật sư đề nghị không nêu tên cho rằng, theo khoản 2 Điều 99 Luật tố tụng dân sự và Nghị quyết 02/2005/NQ-HĐTP ngày 27/4/2005 hướng dẫn thi hành một số quy định tại chương III của bộ Luật Tố tụng dân sự quy định, chỉ khi có đầy đủ các điều kiện:
i) Do tình thế khẩn cấp, tức là cần phải được giải quyết ngay, không chậm trễ; ii) Cần phải bảo vệ ngay bằng chứng trong trường hợp nguồn chứng cứ đang bị tiêu hủy, có nguy cơ bị tiêu hủy hoặc sau này khó có thể thu thập được; iii) Ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra (có thể là hậu quả về vật chất hoặc phi vật chất), thì mới áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Tuy nhiên trong trường hợp này, đến tháng 1/2012 toàn bộ hoạt động kinh doanh bán lẻ của chuỗi cửa hàng bán lẻ của Công ty Thủy Lộc vẫn đang hoạt động bình thường. Tất cả các cửa hàng đều mở cửa bán hàng và chấp nhận sự kiểm soát của nhà phân phối là SCV đối với hệ thống kế toán bán hàng của mình. Theo lịch trình Thủy Lộc vẫn chuyển tiền bán hàng cho SCV lần cuối vào ngảy 31/10/2011, và SCV vẫn chuyển hàng hóa cho hệ thống bán lẻ của Thủy Lộc vào lần cuối trong tháng 12/2011.
Ngoài ra theo hợp đồng tư vấn, quản lý kinh doanh giữa SCV và Thủy Lộc, SCV thực sự quản lý hệ thống kinh doanh bán lẻ này.
Như vậy hoàn toàn không có dấu hiệu các cửa hàng của Cty Thủy Lộc tẩu tán tài sản, tiêu hủy chứng cứ hoặc gây hậu quả về vật chất.
Do đó, theo luật sư này, việc TAND TPHCM áp dụng lệnh phong tỏa, là quá vộn vàng hấp tấp không tuân thủ các quy định trên.
Đó là chưa kể, việc phong tỏa này là từ hành vi bội tín của SCV. Ngày 19/10/2011, SCV gửi công văn cho Thủy Lộc đòi tiền bán hàng. Thủy Lộc phúc đáp bằng công văn đề nghị cho kiểm toán để xác định công nợ. Bởi Thủy Lộc cho rằng SCV còn nợ Thủy Lộc nhiều khoản tiền. SCV đã có công văn đồng ý và vào ngày 3/1/2012 SCV đã gửi công văn xác định số nợ của Công ty Thủy Lộc là 29 tỷ. Nhưng ngay sau đó, SCV đơn phương nộp đơn kiện đến Trọng tài quốc tế đòi Công ty Thủy Lộc trả số nợ lên đến 50 tỷ.
Hiện đang có diễn biến mới nhất là tại cửa 3 cửa hàng đang bị phong tỏa là Parkson Hà Nội (có 2 đối tác của Thủy Lộc chiếm 40% vốn), Parkson Paragon quận 7 và Parkson Clemington quận 11 (cùng TP.HCM), bất ngờ những ngày qua mở cửa bán lại. Điều này có vẻ mờ ám bởi các cửa hàng này đang đưa vào vụ kiện tranh chấp, nên không ai có được phép “mở niêm phong” bán lại, và cũng không DN nào có thể xin được cấp phép mới. Vậy ai đã đứng sau cho điều này? Bà Lê Hoài Anh hiện đang đi Hà Nội để tìm hiểu căn nguyên và tìm hiểu xem ai là chủ cửa hàng.
Chưa hết, thời gian gần đây, chủ các mặt bằng và các đối tác thuê đã liên tục đề nghị, thúc bách lấy lại mặt bằng, nói rõ là để cho SCV thuê để bán sản phẩm!(?)
Những thủ đoạn này có thể nằm ngoài phán xử của pháp luật nhưng xin nêu ra để các nhà kinh doanh Việt Nam có thêm bài học kinh làm ăn với đối tác nước ngoài.
Còn hiện tại, theo dự báo của bà Lê Hoài anh, vụ kiện tụng này khả năng kéo dài cả năm, và số tiền thiệt hại của bà có thể lên đến 230 tỷ đồng.
(Theo Người đưa tin)
Hôm 22/2, 13 đối tác của Thủy Lộc chính thức có văn bản khiếu nại gửi đi các nơi. Trước đó, ngày 6/2, bà Lê Hoài Anh cũng có văn bản khiếu nại gửi đến tòa án nhân dân TP.HCM. Họ khiếu nại và tố cáo rằng quyết định phong tỏa tài sản vi phạm pháp luật quá lộ liễu, gây ra nhiều thiệt hại quá lớn, tài sản có nguy cơ mất trắng.
Khiếu nại dồn dập
Trong văn bản của mình, 13 đối tác của Thủy Lộc, trong đó có ông Lê Hoài Nam, em trai bà Lê Hoài Anh, cho rằng thẩm phán Nguyễn Công Phú chỉ nhận đơn đề nghị của SCV mà không tiếp cận phía bị đơn để thẩm tra sự việc, đã vội vã ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 08/2012/QĐ-BPKCTT ngày 20/01/2012 và quyết định thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời ngày 01/2 một cách trái luật, vì đã tước quyền bình đẳng trước pháp luật của công dân.
“Chúng tôi là những người có quyền và lợi ích liên quan trực tiếp đến Quyết định này nhưng không được Tòa án gửi tống đạt quyết định, cũng như không có sự điều tra xem xét cẩn trọng đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc kinh doanh của tôi, tước quyền khiếu nại theo luật của chúng tôi đối với quyết định này”.
“Đồng thời với quyết định này, SCV đã nghiễm nhiên chiếm lĩnh được toàn bộ thị trường bán lẻ mỹ phẩm Shiseido mà chúng tôi đã gây dựng trong hơn 13 năm qua không mất một xu”.
Các đối tác của Thủy Lộc đồng loạt viết đơn khiếu nại gửi đi các nơi |
Nếu các quyết định trước kia ra lệnh niêm phong hàng hóa và giữ tại các cửa hàng bán lẻ, thì mới đây nhất, ngày 17/2, TAND TP.HCM lại tiếp tục ban ra một quyết định thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời nữa, trong đó tòa án lại giao toàn hàng hóa của các cửa hàng về cho Thủy Lộc quản lý. Và thế là, hàng hóa của hệ thống Thủy Lộc mà trong đó có của 13 đối tác này cũng được dỡ ra, đưa về cho SCV quản lý! Bà Đặng Thị Thanh Hương, người soạn thảo văn bản khiếu nại, cho rằng “Việc này thật hết sức vô lý và khó chấp nhận”.
“Khi vốn kinh doanh cũng như hàng hoá tại các cửa hàng đang bị phong toả đều có từ 30% đến 60% tiền của 13 nhà đầu tư đã đóng góp cùng với công ty Thuỷ Lộc hơn 13 năm qua. Nếu như số hàng hoá trên của chúng tôi bị niêm phong và giao cho SCV quản lý thì những thiệt hại về hàng hoá cũng như tiền đầu tư của chúng tôi sẽ do ai chịu trách nhiệm?”.
Riêng với công ty Thủy Lộc, hiện đang bị SCV kiện đòi 54 tỷ đồng, nhưng lại bị đóng cửa toàn bộ hệ thống khiến gây ra hàng loạt hệ lụy, mất mát. Bà Lê Hoài Anh nêu trong đơn khiếu nại, với 5 khoản gồm số tiền 87 tỷ đồng bị phong tỏa không đưa được vào vốn kinh doanh, tiền phải trả cho 200 lao động, tiền thuê mặt bằng, tiền bồi thường cho các đối tác góp vốn, tiền trả lãi ngân hàng, tổng cộng mỗi tháng bà bị thiệt hại lê đến gần 20 tỷ đồng.
Đơn khiếu nại cũng nêu, toàn bộ số bị phong tỏa 87 tỷ đồng, nhưng TAND TP.HCM chỉ buộc SCV thực hiện biện pháp bảo đảm chỉ với số tiền, không rõ vì đâu, ra đến tận con số lẻ, nhưng chỉ có 3.435.200.000 đồng (làm tròn số là 3,5 tỷ đồng), hoàn toàn không tương xứng. Điều này trái với điều 120, khoản 1, bộ luật Tố tụng dân sự, là “khoản tiền để bảo đảm phải tương đương với nghĩa vụ tài sản mà người có nghĩa vụ phải thực hiện”.
Thủy Lộc cũng cho rằng các quyết định ban ra đều sai thủ tục, trái pháp luật khi không thực hiện đúng trình tự thụ lý và ban hành văn bản. Quyết định phân công thẩm phán Nguyễn Công Phú giải quyết vụ án của tòa án không ghi tên bên bị đơn, quyết định không có đóng dấu. Chỉ dựa trên văn bản “Xác nhận thụ lý vụ kiện” của Trọng tài quốc tế và với đơn yêu cầu của SCV, là thẩm phán Nguyễn Công Phú đã ra ngay quyết định phong tỏa mà không cần thẩm tra, không làm việc với bên bị đơn.
Có dấu hiệu vi phạm pháp luật
TAND TP.HCM bác bỏ toàn bộ khiếu nại của Thủy Lộc tại quyết định giải quyết khiếu nại ngày 08/2 do phó chánh án Trần Văn Sự ký. Quyết định này cho rằng, tòa án đã thực hiện đúng các trình tự quy định theo quy định của pháp luật.
Đơn cử một trường hợp, về nội dung Thủy Lộc khiếu nại số tiền thực hiện nghĩa vụ bảo đảm của SCV chỉ có 3,5 tỷ, TAND TP.HCM trả lời cho rằng đã “được thực hiện đúng, vì đó là khoản tiền để thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể xảy ra cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nếu việc áp yêu cầu áp dụng không đúng gây ra, chứ không phải tương đương với số tiền mà SCV yêu cầu thanh toán”.
Đây sẽ là sự rủi ro rất lớn cho Thủy Lộc, bởi nếu sau này nếu phân xử Thủy Lộc không sai, thì liệu 3,7 tỷ đồng có đền bù nổi số thiệt hại mà Thủy Lộc đã tạm tính lên đến gần 20 tỷ đồng/tháng?
Điều lạ lùng là, TAND TP.HCM thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời xoành xoạch, mà mỗi lần ra quyết định sau thì Thủy Lộc càng bị lâm vào khó khăn hơn. Với quyết định gần đây nhất là ngày 17/2, TAND TP.HCM bật đèn xanh cho SCV thu giữ toàn bộ tài sản hàng hóa của hệ thống Thủy Lộc.
Trả lời điều này, tòa án cho rằng các thay đổi này theo đơn yêu cầu của SCV. Như vậy cứ khi có yêu cầu tòa án sẵn sàng phong tỏa mà không cần cân nhắc thiệt hại của bên bị đơn và bên yêu cầu cũng chẳng cần phải thực hiện nghĩa vụ tài chính bảo đảm đủ để đền bù thiệt hại. Và nếu vậy, thì các đối thủ, đối tác tranh chấp muốn làm hại nhau, có khi cứ làm theo kiểu SCV lại dễ, bởi chính tòa án lại là nơi giúp sức rất tốt cho việc này?
Để cần trọng hơn, chúng tôi đã tham vấn ý kiến của một số luật sư, không liên quan đến việc tư vấn dịch vụ cho bất cứ bên nào trong vụ tranh chấp này. Phần lớn ý kiến cho rằng, việc áp dụng phong tỏa của TAND TP.HCM là khá vội vã và có những dấu hiệu sai sót trong quy trình áp dụng luật tố tụng. Điều này dẫn tới việc giúp SCV càng nhanh chóng đánh bật người kinh doanh trong nước ra khỏi thị trường Việt Nam, độc chiếm thị trường và chiếm thương hiệu Shiseido do các nhà kinh doanh trong nước 15 năm qua bỏ công gầy dựng.
Một luật sư đề nghị không nêu tên cho rằng, theo khoản 2 Điều 99 Luật tố tụng dân sự và Nghị quyết 02/2005/NQ-HĐTP ngày 27/4/2005 hướng dẫn thi hành một số quy định tại chương III của bộ Luật Tố tụng dân sự quy định, chỉ khi có đầy đủ các điều kiện:
i) Do tình thế khẩn cấp, tức là cần phải được giải quyết ngay, không chậm trễ; ii) Cần phải bảo vệ ngay bằng chứng trong trường hợp nguồn chứng cứ đang bị tiêu hủy, có nguy cơ bị tiêu hủy hoặc sau này khó có thể thu thập được; iii) Ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra (có thể là hậu quả về vật chất hoặc phi vật chất), thì mới áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Tuy nhiên trong trường hợp này, đến tháng 1/2012 toàn bộ hoạt động kinh doanh bán lẻ của chuỗi cửa hàng bán lẻ của Công ty Thủy Lộc vẫn đang hoạt động bình thường. Tất cả các cửa hàng đều mở cửa bán hàng và chấp nhận sự kiểm soát của nhà phân phối là SCV đối với hệ thống kế toán bán hàng của mình. Theo lịch trình Thủy Lộc vẫn chuyển tiền bán hàng cho SCV lần cuối vào ngảy 31/10/2011, và SCV vẫn chuyển hàng hóa cho hệ thống bán lẻ của Thủy Lộc vào lần cuối trong tháng 12/2011.
Ngoài ra theo hợp đồng tư vấn, quản lý kinh doanh giữa SCV và Thủy Lộc, SCV thực sự quản lý hệ thống kinh doanh bán lẻ này.
Như vậy hoàn toàn không có dấu hiệu các cửa hàng của Cty Thủy Lộc tẩu tán tài sản, tiêu hủy chứng cứ hoặc gây hậu quả về vật chất.
Do đó, theo luật sư này, việc TAND TPHCM áp dụng lệnh phong tỏa, là quá vộn vàng hấp tấp không tuân thủ các quy định trên.
Đó là chưa kể, việc phong tỏa này là từ hành vi bội tín của SCV. Ngày 19/10/2011, SCV gửi công văn cho Thủy Lộc đòi tiền bán hàng. Thủy Lộc phúc đáp bằng công văn đề nghị cho kiểm toán để xác định công nợ. Bởi Thủy Lộc cho rằng SCV còn nợ Thủy Lộc nhiều khoản tiền. SCV đã có công văn đồng ý và vào ngày 3/1/2012 SCV đã gửi công văn xác định số nợ của Công ty Thủy Lộc là 29 tỷ. Nhưng ngay sau đó, SCV đơn phương nộp đơn kiện đến Trọng tài quốc tế đòi Công ty Thủy Lộc trả số nợ lên đến 50 tỷ.
Hiện đang có diễn biến mới nhất là tại cửa 3 cửa hàng đang bị phong tỏa là Parkson Hà Nội (có 2 đối tác của Thủy Lộc chiếm 40% vốn), Parkson Paragon quận 7 và Parkson Clemington quận 11 (cùng TP.HCM), bất ngờ những ngày qua mở cửa bán lại. Điều này có vẻ mờ ám bởi các cửa hàng này đang đưa vào vụ kiện tranh chấp, nên không ai có được phép “mở niêm phong” bán lại, và cũng không DN nào có thể xin được cấp phép mới. Vậy ai đã đứng sau cho điều này? Bà Lê Hoài Anh hiện đang đi Hà Nội để tìm hiểu căn nguyên và tìm hiểu xem ai là chủ cửa hàng.
Chưa hết, thời gian gần đây, chủ các mặt bằng và các đối tác thuê đã liên tục đề nghị, thúc bách lấy lại mặt bằng, nói rõ là để cho SCV thuê để bán sản phẩm!(?)
Những thủ đoạn này có thể nằm ngoài phán xử của pháp luật nhưng xin nêu ra để các nhà kinh doanh Việt Nam có thêm bài học kinh làm ăn với đối tác nước ngoài.
Còn hiện tại, theo dự báo của bà Lê Hoài anh, vụ kiện tụng này khả năng kéo dài cả năm, và số tiền thiệt hại của bà có thể lên đến 230 tỷ đồng.
(Theo Người đưa tin)