Giữa lúc, nhiều doanh nghiệp (DN) và chục ngàn hộ nông dân nuôu cá tra đang khốn đốn, mong chờ được giúp đỡ thì một đề án với số tiền hỗ trợ lên đến 9.000 tỷ đồng lại “treo” suốt hai tháng qua. 

Khi DN và nông dân thì đang dần kiệt sức; Chính phủ đang quyết tâm, dồn mọi nguồn lực để hỗ trợ, giải cứu doanh nghiệp và nền kinh tế thì việc triển khai của nhiều cơ quan có trách nhiện dường như quá chậm trễ. Đã có nhiều giải pháp, kế hoạch, đề án được thông qua nhưng với tốc độ hiện thực hóa chín sách như trong trường hợp này thì DN hãy còn phải chờ đợi mòn mỏi. Có lẽ vì thế mà nhiều doanh nhân tự hỏi: “Việc hỗ trợ và giải cứu DN sẽ thực lòng đến đâu?”.

Kinh tế khó khăn kéo dài hơn 1 năm qua khiến cho DN rơi tình thế bi đát,. Điều này ảnh hưởng đến nền kinh tế và gây ra nhiều hệ lụy xã hội. Hỗ trợ và giải cứu DN là một yêu cầu quan trọng và cấp thiết. Chính phủ đã có một nghị quyết về tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ DN sản xuất kinh doanh. Trong đó, Thủ tướng Chính phủ đã giao rõ từng việc, đến từng bộ ngành cụ thể. Theo đó, nhiều giải pháp được đề ra và thực hiện: giảm lãi suất – tăng tín dụng, tăng cường đầu tư công, miễn – giảm thuế và phí, tăng cường xúc tiến thương mại, cắt giảm thủ tục và chi phí… để tạo thành một nguồn lực tổng hợp để hỗ trợ DN.

Sau Nghị quyết này, các ngành và địa phương vào cuộc, các giải pháp, kế hoạch, đề án… đã nhanh chóng được xây dựng; hàng loạt cuộc tiếp xúc, khảo sát tới các địa phương, DN được thực hiện. Từ đó, nhiều lãnh đạo bộ ngành đã cam kết thực hiện các giải pháp cụ thể để giải cứu DN.


Vẫn biết, luôn có “độ trễ”, khoảng cách lớn giữa chính sách và thực thi nhưng các DN và cũng không thể ngờ rằng, bốn tháng sau Nghị quyết của Chính phủ, hai tháng sau khi đề án hỗ trợ ngành nuôi cá tra mà việc giải ngân tiền hỗ trợ vẫn chưa triển khai. Dù biết rằng, trong lúc “nước sôi lửa bỏng”, chuyện DN đóng cửa, phá sản, nông dân nuôi cá, treo ao và nợ nần vẫn diễn ra hằng ngày.

9000 tỷ dành cho cá tra, là gói hỗ trợ cụ thể đối với ngành sản xuất lớn có thế mạnh của đất nước, ảnh hưởng trực tiếp đến hàng ngàn DN, hàng vạn hộ nông dân nuôi cá…Quan trọng thế, nhưng đã gần hai tháng qua mà các đối tượng thuộc chính sách này vẫn chưa nhận được hỗ trợ.

Đây là một thực tế đáng thất vọng. Chính phủ rất quyết tâm, không chỉ trên chính sách chung mà còn có những đề án có đối tượng và số tiền cụ thể. Với thực tế chậm trễ như trên đây thì DN hoàn toàn nghi ngờ à đặt câu hỏi về tính hiệu quả và cao hơn là sự thực lòng trong hỗ trợ DN của các cơ quan chức năng.

Từ câu chuyện trên nhớ lại, khi Bộ Công thương lấy ý kiến về đề án hỗ trợ DN, nhiều DN đã bày tỏ.. các biện pháp đó không có gì mới và đột phá. Đó là việc mà Chính phủ đã yêu cầu, các bộ ngành khác cũng đề ra, hay là những việc mà chức năng bộ này phải làm tốt… mà không phải chờ đến đề án. Tuy nhiên, việc có một đề án tập trung các giải pháp hỗ trợ DN trong đề án là một điều đáng chú ý. Nhưng điều quan trọng nhất là phải thực thi sớm, còn nói thì chưa tin được.

Một trong những chức năng lớn của Bộ Công thương là xúc tiến thương mại và hỗ trợ đầu ra cho DN nhưng theo phản ánh của nhiều Hiệp hội, DN kinh phí cho việc này đang bị cắt giảm đi rất nhiều trong khi đáng lẽ nó cần được tăng cường lúc đầu ra khó khăn. Không những thế, việc triển khai cũng khá chậm và không có một giải pháp đọt phá trong khó khăn hiện nay của DN.

Trong khi đó, chi phí đầu vào đang tăng cao khi điện, xăng dầu… lại liên tiếp tăng giá. Đây thực sự là một đòn đau đánh vào DN vì trong lúc hàng hóa ế ẩm thì việc liên tiếp tăng giá các nguyên nhiên liệu đầu vào quan trọng càng khiến cho DN khốn đốn hơn.

Một trong những giải pháp hỗ trợ DN đã được triển khai mạnh mẽ trong thời gian qua là từ phía Ngân hàng Nhà nước. Với lộ trình hạ lãi suất nhanh hơn dự kiến, đi kèm với đó là các động thái nới lỏng tín dụng đã tạo ra điều kiện thuận lợi hơn cho các DN tiếp cận vốn. Điều này đánh đúng điểm khó khăn nhất của DN trong thời gian qua là thiếu vốn và chi phí lãi vay quá cao. Điều này được các DN rất kỳ vọng và giới chuyên gia đáng giá cao.

Cho đến nay, các ngân hàng không chỉ hạ lãi suất theo yêu cầu của NHNN mà còn hạ thấp hơn, mở rộng đối tượng cho vay hơn… hàng loạt chương trình vay vốn ưu đãi, rất nhiều biện pháp hỗ trợ của ngân hàng dành cho DN đã được đưa ra… Các ông chủ ngân hàng liên tục mời gọi DN vay vốn, bày tỏ chia sẻ khó khăn khi nói rằng: cứu DN cũng là cứu ngân hàng, vì thế ngân hàng phải thực lòng với DN. Thế nhưng, vẫn còn ít DN tiếp cận được vốn. Bằng chứng, dù rất cần vốn nhưng tăng trưởng tín dụng vẫn rất thấp.

Thực tế, dù hạ lãi suất nhưng ngân hàng không hạ điều kiện cho vay nên DN vẫn khó vay. Thậm chí, các ngân hàng với nỗi lo nợ xấu lại càng soi kỹ hơn các điều kiện cho vay. Nào là nợ xấu, nợ cũ, tài sản đảm bảo, phương án kinh doanh hiệu quả… đều được đòi hỏi cao và chặt chẽ hơn.

Chính vì thế, nói về thực tế này một doanh nhân cho rằng, ngân hàng nói thực lòng với DN e rằng khó tin. Bởi vì, nếu thực lòng lòng thị trước đây sao lại đẩy lãi suất lên mức cắt cổ để có lợi nhuận cao. Để trong khi DN khó khăn phá sản hàng loạt thì ngân hàng vẫn ung dung lãi ngàn tỷ. Và nếu thực lòng với nhau sao cứ phải chờ đến sắp chết rồi mới nhận ra là “cần nhau” và “cứu nhau”.

Với thực tế này, các DN có lý khi nghi ngờ về “thực lòng” hỗ trợp DN. Bởi vì, nếu thực lòng với nhau thì những lời chia sẻ trên phải được thấm vào hành động, những cam kết phải sớm được thực thi. Và quan trọng hơn, nếu thực lòng với nhau thì sự hỗ trợ phải là việc làm thường xuyên trong mối quan hệ với DN chứ không phải cứ đến khi DN khốn quẫn, có yêu cầu mới vào cuộc với DN.

Lê Khắc