VIC có sự tăng trưởng số dư tiền mạnh nhất. So với quý I/2012 và so với cuối năm 2010, 2011, dư tiền mặt của doanh nghiệp này gấp 2,5 đến 3,5 lần. 

Nếu như thiếu hụt vốn lưu động, cảnh báo khả năng thanh toán nhanh đang là vấn đề rất nhiều doanh nghiệp niêm yết vướng phải thì lại có không ít doanh nghiệp sống tốt nhờ hàng nghìn tỷ tiền và tương đương tiền cuối quý II.

Theo dữ liệu của CafeF, cuối quý II/2012, có 11 doanh nghiệp có dư tiền và tương đương tiền hơn 1.000 tỷ đồng. Con số này thấp hơn mức 12 doanh nghiêp thời điểm kết thúc quý I/2012 và cuối năm 2011.

Ngoài việc soán ngôi quán quân doanh thu, GAS cũng là doanh nghiệp có số dư tiền lớn nhất cuối quý II. Mức dư tiền, tương đương tiền cuối quý II của doanh nghiệp này đạt 11.910 tỷ đồng.

31/12/2010

31/12/2011

31/03/2012

30/06/2012

GAS

4,927

10,045

10,770

11,910

MSN

3,395

9,574

13,467

8,921

DPM

3,748

4,070

5,604

5,891

PVS

2,786

6,082

6,182

5,834

VIC

1,515

1,232

1,007

3,504

HAG

3,589

2,896

1,687

2,579

VNM

263

3,157

2,983

2,144

FPT

1,436

2,902

2,177

2,086

PVI

561

687

1,320

1,724

PVX

1,521

784

1,852

1,502

PGD

432

773

626

1,076

Đơn vị: Tỷ đồng

DPM dành ngôi vị thứ 2 khi vượt qua PVS về dư tiền cuối quý II. Số dư tiền của DPM tăng thêm gần 290 tỷ đồng trong khi dư tiền cuối quý II của PVS giảm hơn 250 tỷ đồng so với cuối quý I/2012.

VIC có bước tăng trưởng dư tiền mạnh nhất. So với quý I/2012 và so với cuối năm 2010, 2011, dư tiền của doanh nghiệp này đạt gấp 2,5 đến 3,5 lần. Nhờ sự tăng mạnh tiền cuối kỳ, VIC vượt qua HAG, VNM, FPT, PVI, PVX đứng vị trí thứ 5 của bảng xếp hạng.

Mặc dù cuối năm 2010 có tên trong danh sách đại gia dư tiền nghìn tỷ nhưng đến cuối quý II năm 2012 nhiều doanh nghiệp đã rời nhóm như:  HPG, PVT, VCG, PPC. KDC sau khi đạt dư tiền 1.042 tỷ đồng hồi cuối quý I/2012 đã giảm mạnh còn 756 tỷ đồng cuối quý II/2012.

Theo TTVN