Sau hơn 20 ngày Bí thư Thành ủy Nguyễn Bá Thanh dọa “ra đòn” tại cuộc đối thoại giữa doanh nghiệp và các ngân hàng hôm 7/9, đến sáng 27/9, các ngân hàng tại Đà Nẵng đã đồng loạt hạ lãi suất…
Lãi suất sẽ dội ngược?
Nói và làm: ‘Cuộc chiến’ lãi suất vẫn khốc liệt?
Lãi suất huy động lên 13%/năm
Nói và làm: ‘Cuộc chiến’ lãi suất vẫn khốc liệt?
Lãi suất huy động lên 13%/năm
Ngân hàng 'chạy' theo giá vàng bằng lãi suất
Giám đốc Chi nhánh NHNN tại Đà Nẵng Võ Minh cho biết, qua báo cáo của các ngân hàng trên địa bàn thành phố đến thời điểm này có 60% số chi nhánh NH TMCP đã giảm lãi suất cho vay về 15% đối với dư nợ cũ và nhiều ngân hàng đã giảm lãi suất cho vay xuống mức 9% với dư nợ vay mới.
Trong số các đơn vị hạ lãi suất, có nhiều Chi nhánh NH như Techcombank Đà Nẵng đã thông báo LS cho vay thấp hơn 15%/năm. Các chi nhánh Ngân hàng An Bình, VPBank, GPBank cũng hạ lãi suất.
Đại diện Chi nhánh Ngân hàng TMCP Liên Việt Đà Nẵng cho biết, ngân hàng này đã triển khai chương trình ưu đãi đặc biệt như giảm lãi suất và hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu để kích cầu với mức lãi suất 13%.
Theo nhiều ngân hàng cổ phần, các ngân hàng lớn quốc doanh cũng đã đồng loạt hạ lãi suất nên buộc họ cũng phải hạ lãi suất xuống mức 14-16%/năm và 13% đối với các lĩnh vực ưu tiên như phát triển nông nghiệp nông thôn, sản xuất kinh doanh xuất khẩu, các DN nhỏ và vừa…
Đại diện Ngân hàng An Bình cho biết: Nếu lãi suất cho vay giảm xuống mức 12 - 13% thì ngân hàng không có lãi bởi do quá nhiều chi phí huy động vốn. Nhưng ngân hàng vẫn phải giảm lãi suất để chia sẻ cùng DN và thực hiện chủ trương chung.
Theo ông Minh, trong thời gian tới, các ngân hàng còn lại sẽ phải đồng loạt giảm lãi suất theo lộ trình.
Bên cạnh đó, các DN cũng đều rất trông đợi gói hỗ trợ bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn, theo đó sẽ dành khoảng 3.000 - 5.000 tỷ đồng được giải ngân để ứng vốn cho DN.
Đại diện một số nhà băng “đại gia” cũng ra tuyên bố họ không thiếu vốn cho doanh nghiệp vay mở rộng kinh doanh sản xuất. Tuy nhiên, với việc hạ lãi suất theo chỉ đạo của Ngân hàng Trung ương, việc siết chặt hồ sơ, thủ tục của các nhà băng sẽ khiến những doanh nghiệp yếu, không có tài sản thế chấp cũng khó tiếp cận nguồn vốn rẻ này là điều chắc chắn.
Trước đó, tại buổi đối thoại ngân hàng với DN, Bí thư Thành ủy Nguyễn Bá Thanh tuyên bố: "Nếu các ngân hàng không hạ lãi suất theo quy định và tiếp tục hành người đi vay, tôi sẽ công khai tên, tuổi từng ngân hàng giữa cuộc họp HĐND để cho toàn dân biết. Đến lúc đó, người dân sẽ hiểu và chắc chắn họ sẽ không đem tiền đến gửi và giao dịch với ngân hàng nữa, để xem các nhà băng sống thế nào? Doanh nghiệp sống, ngân hàng sống, còn ngược lại khi DN chết thì ngân hàng cũng sập tiệm chết theo... ", ông Thanh nói.
Vũ Trung
Giám đốc Chi nhánh NHNN tại Đà Nẵng Võ Minh cho biết, qua báo cáo của các ngân hàng trên địa bàn thành phố đến thời điểm này có 60% số chi nhánh NH TMCP đã giảm lãi suất cho vay về 15% đối với dư nợ cũ và nhiều ngân hàng đã giảm lãi suất cho vay xuống mức 9% với dư nợ vay mới.
Trong số các đơn vị hạ lãi suất, có nhiều Chi nhánh NH như Techcombank Đà Nẵng đã thông báo LS cho vay thấp hơn 15%/năm. Các chi nhánh Ngân hàng An Bình, VPBank, GPBank cũng hạ lãi suất.
Đại diện Chi nhánh Ngân hàng TMCP Liên Việt Đà Nẵng cho biết, ngân hàng này đã triển khai chương trình ưu đãi đặc biệt như giảm lãi suất và hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu để kích cầu với mức lãi suất 13%.
Theo nhiều ngân hàng cổ phần, các ngân hàng lớn quốc doanh cũng đã đồng loạt hạ lãi suất nên buộc họ cũng phải hạ lãi suất xuống mức 14-16%/năm và 13% đối với các lĩnh vực ưu tiên như phát triển nông nghiệp nông thôn, sản xuất kinh doanh xuất khẩu, các DN nhỏ và vừa…
Đại diện Ngân hàng An Bình cho biết: Nếu lãi suất cho vay giảm xuống mức 12 - 13% thì ngân hàng không có lãi bởi do quá nhiều chi phí huy động vốn. Nhưng ngân hàng vẫn phải giảm lãi suất để chia sẻ cùng DN và thực hiện chủ trương chung.
Theo ông Minh, trong thời gian tới, các ngân hàng còn lại sẽ phải đồng loạt giảm lãi suất theo lộ trình.
Bên cạnh đó, các DN cũng đều rất trông đợi gói hỗ trợ bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn, theo đó sẽ dành khoảng 3.000 - 5.000 tỷ đồng được giải ngân để ứng vốn cho DN.
Đại diện một số nhà băng “đại gia” cũng ra tuyên bố họ không thiếu vốn cho doanh nghiệp vay mở rộng kinh doanh sản xuất. Tuy nhiên, với việc hạ lãi suất theo chỉ đạo của Ngân hàng Trung ương, việc siết chặt hồ sơ, thủ tục của các nhà băng sẽ khiến những doanh nghiệp yếu, không có tài sản thế chấp cũng khó tiếp cận nguồn vốn rẻ này là điều chắc chắn.
Trước đó, tại buổi đối thoại ngân hàng với DN, Bí thư Thành ủy Nguyễn Bá Thanh tuyên bố: "Nếu các ngân hàng không hạ lãi suất theo quy định và tiếp tục hành người đi vay, tôi sẽ công khai tên, tuổi từng ngân hàng giữa cuộc họp HĐND để cho toàn dân biết. Đến lúc đó, người dân sẽ hiểu và chắc chắn họ sẽ không đem tiền đến gửi và giao dịch với ngân hàng nữa, để xem các nhà băng sống thế nào? Doanh nghiệp sống, ngân hàng sống, còn ngược lại khi DN chết thì ngân hàng cũng sập tiệm chết theo... ", ông Thanh nói.
Vũ Trung