Trước bối cảnh chính phủ Bắc Kinh đang mạnh tay xử lý nạn tham nhũng cũng như thói phô trương của cải của giới công chức, thì e là thị trường cao cấp lớn thứ hai thế giới này sẽ còn tiếp tục yếu ớt.
Đồ chơi: Hàng hiệu giảm giá, hàng Tàu đắt khách
Kinh tế khó khăn: Hàng hiệu vẫn tăng giá trên toàn cầu
Mới đây, chính phủ nước này đã đưa ra quy định về lối làm việc tiết kiệm đối với các công chức nhà nước. Quy định này sẽ chính thức có hiệu lực vào ngày 1/10 tới, theo đó, cấm sử dụng tiền công vào tiệc tùng sa hoa, xe sang, cấm nhận quà đắt tiền.Kinh tế khó khăn: Hàng hiệu vẫn tăng giá trên toàn cầu
Tặng quà là một nét văn hóa của người Trung Quốc, thể hiện sự tôn trọng đối với người khác, đặc biệt là cấp trên. Và đó cũng chính là cái mỏ kiếm tiền của các thương hiệu cao cấp hàng đầu thế giới.
Hàng loạt các sự cố liên quan đến cách tiêu tiền như nước của các cán bộ nhà nước như vụ tai nạn xe Ferrari được cho là có liên quan đến con trai của một quan chức cấp cao hay tấm hình một quan chức địa phương với chiếc đồng hộ đắt giá, vượt xa mức thu nhập công chức đã thực sự khiến cho người dân không khỏi bất bình.
“Các sản phẩm cao cấp vô cùng đắt đỏ. Và những công chức với khoản lương chỉ 5.000 tệ (790,6 USD) một tháng sẽ không thể có đủ khả năng chi trả cho những món hàng đó. Vì việc những quan chức sở hữu những sản phẩm siêu đắt chính là sự lý giải việc làm thế nào họ có được chúng”, China Daily đặt nghi vấn.
Động thái cương quyết của chính phủ Bắc Kinh cho thấy rằng, ngay cả khi nền kinh tế có dấu hiệu hồi phục vào nửa cuối năm nay như nhiều nhà kinh tế dự đoán thì nhu cầu về hàng hóa cao cấp có thể vẫn giảm.
Theo ông Rupert Hoogewerf , chủ tịch nhà xuất bản nổi tiếng Hurun, Thượng Hải, trong khi nhiều người tiêu dùng Trung Quốc đang giảm chi tiêu do nền kinh tế đi xuống thì sự nhạy cảm xung quanh việc mua bán các sản phẩm cao cấp ngày càng gia tăng cũng là một nguyên nhân khiến người nhiều tiền ngại mua hàng xa xỉ.
Cảnh báo từ hãng thời trang nổi tiếng của Anh Burberry ngày 11/9 vừa qua về tình hình tăng trưởng doanh thu của họ thấp hơn nhiều so với dự đoán đã khiến cho các nhà đầu tư vào thị trường cao cấp vô cùng lo lắng. Điều này làm dấy lên lo ngại toàn bộ khu vực kinh doanh này đang đứng trước nguy cơ xuống dốc.
Sau đó, đối thủ của Burberry, hãng Italy Prada (niêm yết tại Hong Kong) đã công bố kết quả thu nhập nửa đầu năm nay và các nhà đầu tư đang mong chờ những thông tin cụ thể và rõ ràng hơn về nhu cầu của thị trường đối với các sản phẩm của thương hiệu này.
Có những biểu hiện cho thấy, cuộc vận động lối sống tiết kiệm của chính phủ Trung Quốc được công bố vào tháng 7 vừa qua đã và đang ảnh hưởng tiêu cực đến nhu cầu tiêu dùng tại thị trường cao cấp.
Doanh thu tháng 7 của thị trường Hong Kong, điểm mua sắm cao cấp nổi tiếng đối với người đại lục tăng 3,8% so với cùng kỳ năm trước, nhưng lại giảm từ mức 11% hồi tháng Sáu. Số liệu doanh thu tháng 8 dự kiến sẽ được công bố vào ngày 4/10 tới đây. Kể từ khi Bắc Kinh công bố kế hoạch mạnh tay xử lý nạn tham nhũng, nhu cầu đối với các sản phẩm quà cáp như đồng hồ, rượu đã giảm dần.
Tuy nhiên, Jebsen, một nhà phân phối cho các nhãn hiệu cao cấp tại Trung Quốc và cũng là một trong những đại lý Porsche lớn nhất thế giới cho biết, doanh thu từ Porsche vẫn đang duy trì ở mức khá ổn, tăng 28% trong tháng 8 so với một năm trước đó. Tuy nhiên doanh thu từ rượu Bordeaux Hong Kong lại giảm 25%.
Tại trung tâm sòng bạc của tỷ phú người Mỹ Steve Wynn ở Macau, nơi hội tụ của các thương hiệu cao cấp như Louis Vuitton, Piaget và Dior, kinh doanh bán lẻ vẫn khá vững với doanh thu tăng trưởng tốt,
Bà Desiree Bollier, nhà điều hành của Value Retail - chuỗi bán lẻ sở hữu 9 ngôi làng mua sắm cho biết khách hàng Trung Quốc đang có xu hướng lựa chọn những thương hiệu nhỏ của châu Âu - chuyên cung cấp những sản phẩm độc đáo mà họ không thể tìm thấy tại nước mình. "Nhu cầu của họ đối với những sản phẩm như vậy không hề giảm mà đang tăng nhiệt. Giờ đây, khách hàng Trung Quốc đã sành hơn trong việc lựa chọn sản phẩm”, bà cho biết.