7 đơn vị này bao gồm PVN, Vinacomin, EVN, VNPT, Viettel, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam và Tập đoàn Cao su Việt Nam.
Giải tán hai tập đoàn: Thời điểm nhìn lại
Tập đoàn kinh tế: Cuộc thanh lọc bắt đầu
Hiện tại, danh sách các tập đoàn kinh tế nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập đang dừng ở con số 9. Tuy nhiên, với những động thái chính thức trong lộ trình thực hiện Đề án Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, mà trọng tâm là tái cơ cấu tập đoàn, tổng công ty nhà nước, có thể thấy ngay, số lượng tập đoàn kinh tế nhà nước tới đây sẽ giảm xuống con số 7.
Hai tập đoàn sẽ rút tên trong danh sách này là Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), sau khi hoàn tất cổ phần hoá trước năm 2015 theo kế hoạch, cùng Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin) đã lâm vào tình trạng phá sản và đang thực hiện tái cơ cấu theo kết luận.
Như vậy, danh sách tập đoàn kinh tế do Nhà nước nắm giữ 100% vốn nhiều khả năng sẽ bao gồm Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam (VNPT), Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Vietel), Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) và Tập đoàn Cao su Việt Nam (VRG).
Vậy, tiêu chí nào để lựa chọn giữ lại hay không giữ lại các tập đoàn nhà nước?
Ông Phạm Viết Muôn, Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Phó trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, khi phát biểu với báo giới ngay sau khi có quyết định dừng thí điểm hai tập đoàn trong lĩnh vực xây dựng, đã nhắc tới hai nguyên nhân chính.
Một là, hai tập đoàn xây dựng không đạt được mục tiêu đề ra khi thành lập, đó là hình thành các tập đoàn xây dựng lớn, trở thành tổng thầu, chi phối lĩnh vực bất động sản…
Hai là, việc thí điểm hình thành hai tập đoàn xây dựng dựa trên cơ sở lắp ghép cơ học các đơn vị, trong khi thực tiễn chưa đặt ra yêu cầu, đòi hỏi một mô hình tổ chức như vậy.
Cùng với tình trạng phá sản của Vinashin, có thể thấy rõ hiệu quả hoạt động là một tiêu chí để quyết định lựa chọn người ra đi hay ở lại trong danh sách các tập đoàn kinh tế nhà nước.
Hiện tại, danh sách các tập đoàn kinh tế nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập đang dừng ở con số 9. Tuy nhiên, với những động thái chính thức trong lộ trình thực hiện Đề án Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, mà trọng tâm là tái cơ cấu tập đoàn, tổng công ty nhà nước, có thể thấy ngay, số lượng tập đoàn kinh tế nhà nước tới đây sẽ giảm xuống con số 7.
Hai tập đoàn sẽ rút tên trong danh sách này là Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), sau khi hoàn tất cổ phần hoá trước năm 2015 theo kế hoạch, cùng Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin) đã lâm vào tình trạng phá sản và đang thực hiện tái cơ cấu theo kết luận.
Như vậy, danh sách tập đoàn kinh tế do Nhà nước nắm giữ 100% vốn nhiều khả năng sẽ bao gồm Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam (VNPT), Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Vietel), Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) và Tập đoàn Cao su Việt Nam (VRG).
Vậy, tiêu chí nào để lựa chọn giữ lại hay không giữ lại các tập đoàn nhà nước?
Ông Phạm Viết Muôn, Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Phó trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, khi phát biểu với báo giới ngay sau khi có quyết định dừng thí điểm hai tập đoàn trong lĩnh vực xây dựng, đã nhắc tới hai nguyên nhân chính.
Một là, hai tập đoàn xây dựng không đạt được mục tiêu đề ra khi thành lập, đó là hình thành các tập đoàn xây dựng lớn, trở thành tổng thầu, chi phối lĩnh vực bất động sản…
Hai là, việc thí điểm hình thành hai tập đoàn xây dựng dựa trên cơ sở lắp ghép cơ học các đơn vị, trong khi thực tiễn chưa đặt ra yêu cầu, đòi hỏi một mô hình tổ chức như vậy.
Cùng với tình trạng phá sản của Vinashin, có thể thấy rõ hiệu quả hoạt động là một tiêu chí để quyết định lựa chọn người ra đi hay ở lại trong danh sách các tập đoàn kinh tế nhà nước.
(Theo Báo Đầu tư)