- Đề án tái cấu trúc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) đã được Chính phủ xem xét và có ý kiến, theo đó khi thực hiện tái cấu trúc, hàng loạt công ty con và các công ty liên kết sẽ bị "trảm".
PVN cho biết, sau khi Chính phủ đã xem xét, cho ý kiến về đề án tái cấu trúc giai đoạn 2012-2015, Tập đoàn đã hoàn chỉnh đề án trình Bộ Công thương thẩm định để báo cáo Chính phủ.
Theo lộ trình tái cơ cấu, ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn trong thời gian tới sẽ chỉ bao gồm 5 lĩnh vực là tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí; lọc - hóa dầu; công nghiệp khí; công nghiệp điện và dịch vụ dầu khi chất lượng cao.
PVN đã lên phương án sắp xếp các loại doanh nghiệp cấp 2,3,4, thu gọn đầu mối để tổ chức, hoạt động trong Tập đoàn để thực sự tập trung vào 5 lĩnh vực kinh doanh chính, tránh trùng lắp, cạnh tranh nội bộ.
Cụ thể, PVN có 29 công ty con cấp 2 sẽ thu gọn lại còn 24, các công ty cấp 3 và 4 cùng các công ty liên kết là 206, sẽ giảm chỉ còn 126, trong đó không còn các công ty cấp 4 và công ty liên kết. Các công ty con đảm nhận chức năng kinh doanh chính, không đầu tư tràn lan, đa ngành.
Riêng Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí (PVC) do trong lĩnh vực dịch vụ dầu khí, có khối lượng xây dựng trên bờ rất lớn như xây dựng cảng biển, bến bãi, nhà máy ... PVC sẽ đảm nhiệm nhiệm vụ này. Những dự án bất động sản sẽ thoái vốn hết, dựa trên 4 tiêu chí là thực hiện đúng luật; căn cứ vào thị trường, không thoái lúc giá thấp nhất; đảm bảo thu hồi vốn Nhà nước ở mức cao nhất; nếu thua lỗ kéo dài, mạnh dạn đề nghị sáp nhập, bán, cho phá sản nhưng phải thực hiện minh bạch.
Với chỉ đạo từ Chính phủ, các tổng công ty, công ty do PVN nắm giữ 100% vốn điều lệ không tổ chức Hội đồng thành viên. Tập đoàn sắp xếp cơ cấu quản lý, áp dụng mô hình Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc công ty, trong tháng 9/2012, ông Phùng Đình Thực, Chủ tịch hội đồng thành viên Tập đoàn cho biết, đây là nhiệm vụ rất khó khăn.
Trong số đó có 5 tổng công ty là Tổng công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí (PVEP), Tổng công ty Điện lực dầu khí (PV Power), Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil), Công ty TNHH 1TV Lọc hoá dầu Bình Sơn (BSR), Công ty TNHH 1TV Công nghiệp tàu thủy Dung Quất (DQS) có số vốn rất lớn, chẳng hạn như PVEP là 45.000 tỷ đồng hay Lọc dầu Bình sơn 35.000 tỷ đồng, PV Power 12.000 tỷ đồng... Với số vốn lớn này giao vào tay 1 người rủi ro sẽ rất lớn. Hơn nữa, Tập đoàn đã phân cấp rất mạnh cho các doanh nghiệp này nếu bỏ Hội đồng quản trị, các chức năng trên lại chuyển về Tập đoàn sẽ không hiệu quả, ngoài ra việc phân công công việc cho 24 thành viên các các doanh nghiệp này cũng không dễ dàng chút nào, chính vì vậy Tập doàn đã kiến nghị lùi lại, không thực hiện trong tháng 9/2012.
Đề cập về tình hình sản xuất kinh doanh 9 tháng đầu năm 2012, ông Lê Minh Hồng, Phó tổng giám đốc PVN cho biết, tổng sản lượng khai thác dầu thô đạt 19,33 triệu tấn quy dầu bằng 106,3% kế hoạch và 78% kế hoạch năm, trong đó khai thác dầu đạt 12,4 triệu tấn, khí đạt 6,93 triệu tấn, sản xuất điện đạt 11 tỷ Kwh đạt 79,5% kế hoạch năm, sản xuất trên 1 triệu tấn phân đạm và 3,89 triệu tấn xăng dầu.
Tổng doanh thu đạt 563.000 tỷ đồng, trong đó doanh thu bán dầu đạt 11,02 tỷ USD, doanh thu từ dịch vụ dầu khí đạt 164.200 tỷ đồng, nộp ngân sách 120.000 tỷ đồng.
Trần Thủy
Theo lộ trình tái cơ cấu, ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn trong thời gian tới sẽ chỉ bao gồm 5 lĩnh vực là tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí; lọc - hóa dầu; công nghiệp khí; công nghiệp điện và dịch vụ dầu khi chất lượng cao.
PVN đã lên phương án sắp xếp các loại doanh nghiệp cấp 2,3,4, thu gọn đầu mối để tổ chức, hoạt động trong Tập đoàn để thực sự tập trung vào 5 lĩnh vực kinh doanh chính, tránh trùng lắp, cạnh tranh nội bộ.
Cụ thể, PVN có 29 công ty con cấp 2 sẽ thu gọn lại còn 24, các công ty cấp 3 và 4 cùng các công ty liên kết là 206, sẽ giảm chỉ còn 126, trong đó không còn các công ty cấp 4 và công ty liên kết. Các công ty con đảm nhận chức năng kinh doanh chính, không đầu tư tràn lan, đa ngành.
Riêng Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí (PVC) do trong lĩnh vực dịch vụ dầu khí, có khối lượng xây dựng trên bờ rất lớn như xây dựng cảng biển, bến bãi, nhà máy ... PVC sẽ đảm nhiệm nhiệm vụ này. Những dự án bất động sản sẽ thoái vốn hết, dựa trên 4 tiêu chí là thực hiện đúng luật; căn cứ vào thị trường, không thoái lúc giá thấp nhất; đảm bảo thu hồi vốn Nhà nước ở mức cao nhất; nếu thua lỗ kéo dài, mạnh dạn đề nghị sáp nhập, bán, cho phá sản nhưng phải thực hiện minh bạch.
Với chỉ đạo từ Chính phủ, các tổng công ty, công ty do PVN nắm giữ 100% vốn điều lệ không tổ chức Hội đồng thành viên. Tập đoàn sắp xếp cơ cấu quản lý, áp dụng mô hình Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc công ty, trong tháng 9/2012, ông Phùng Đình Thực, Chủ tịch hội đồng thành viên Tập đoàn cho biết, đây là nhiệm vụ rất khó khăn.
Trong số đó có 5 tổng công ty là Tổng công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí (PVEP), Tổng công ty Điện lực dầu khí (PV Power), Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil), Công ty TNHH 1TV Lọc hoá dầu Bình Sơn (BSR), Công ty TNHH 1TV Công nghiệp tàu thủy Dung Quất (DQS) có số vốn rất lớn, chẳng hạn như PVEP là 45.000 tỷ đồng hay Lọc dầu Bình sơn 35.000 tỷ đồng, PV Power 12.000 tỷ đồng... Với số vốn lớn này giao vào tay 1 người rủi ro sẽ rất lớn. Hơn nữa, Tập đoàn đã phân cấp rất mạnh cho các doanh nghiệp này nếu bỏ Hội đồng quản trị, các chức năng trên lại chuyển về Tập đoàn sẽ không hiệu quả, ngoài ra việc phân công công việc cho 24 thành viên các các doanh nghiệp này cũng không dễ dàng chút nào, chính vì vậy Tập doàn đã kiến nghị lùi lại, không thực hiện trong tháng 9/2012.
Đề cập về tình hình sản xuất kinh doanh 9 tháng đầu năm 2012, ông Lê Minh Hồng, Phó tổng giám đốc PVN cho biết, tổng sản lượng khai thác dầu thô đạt 19,33 triệu tấn quy dầu bằng 106,3% kế hoạch và 78% kế hoạch năm, trong đó khai thác dầu đạt 12,4 triệu tấn, khí đạt 6,93 triệu tấn, sản xuất điện đạt 11 tỷ Kwh đạt 79,5% kế hoạch năm, sản xuất trên 1 triệu tấn phân đạm và 3,89 triệu tấn xăng dầu.
Tổng doanh thu đạt 563.000 tỷ đồng, trong đó doanh thu bán dầu đạt 11,02 tỷ USD, doanh thu từ dịch vụ dầu khí đạt 164.200 tỷ đồng, nộp ngân sách 120.000 tỷ đồng.
Trần Thủy