Mối quan tâm của dư luận liệu việc thâu tóm Sacombank có vi phạm pháp luật và tiền đâu thâu tóm ngân hàng vẫn chưa được trả lời.


Tháng 8 đã qua. Tháng 9 trôi đi. Bây giờ đang là tháng 10. Chưa thấy cam kết của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) khi trả lời chất vấn Quốc hội kỳ họp trước, sẽ công khai kết quả thanh tra toàn diện một số ngân hàng thương mại có liên quan đến vụ thâu tóm Sacombank vào cuối tháng 8-2012, được thực hiện.

Mối quan tâm của dư luận liệu việc thâu tóm Sacombank có vi phạm pháp luật và tiền đâu thâu tóm ngân hàng vẫn chưa được trả lời.

Trong khi đó, những diễn biến trên thị trường ngày một phức tạp khi thống kê của Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM (HOSE) chi ra cổ phiếu Sacombank đang phá kỷ lục về khối lượng giao dịch thỏa thuận lớn nhất trong lịch sử 12 năm thành lập HoSE. Ai đã nhận chuyển nhượng những lô cố phiếu hàng chục triệu đơn vị? Hay đó là repo cầm cố cổ phiếu vay tiền? Hay đảo nợ những khoản vay đến hạn?

Đánh thức thị trường

Theo HOSE, từ ngày 14 đến 30-5-2012 tổng giá trị giao dịch thỏa thuận cổ phiếu STB đạt 57,6 triệu đơn vị. Thị trường không thể không bất ngờ, nhưng chưa hết. Bốn phiên đầu tháng 6 tiếp theo khối lượng giao dịch thỏa thuận STB vọt lên 138,5 triệu đơn vị, trị giá 3.463 tỉ đồng, tương đương 14% lượng cổ phiếu đang lưu hành của ngân hàng. Trong số này có một giao dịch tới 26,3 triệu đơn vị ngày 1-6-2012. Ngày 29-6 thêm một giao dịch thỏa thuận STB với khối lượng 21,3 triệu cổ phiếu, trị giá 450 tỷ đồng.

Tưởng rằng mọi giao dịch STB yên ả dần, nhưng không phải. Ba tháng sau Sacombank lại "đánh thức" thị trường bằng một đợt giao dịch thỏa thuận mới.


Ngày 20-9-2012, STB giao dịch thỏa thuận 10 triệu đơn vị; riêng một giao dịch thỏa thuận ngày 21-9 với 33 triệu đơn vị trị giá 700 ti đồng khiến thị trường choáng váng; ngày 28-9 tiếp tục giao dịch thỏa thuận 11.5 triệu cổ phiếu; ngày 3-10 thòa thuận mua bán 9,5 triệu cổ phiếu...

Giá chuyển nhượng STB của hầu hết các giao dịch trên đều xoay quanh 19.000 đổng/cổ phiếu. Trưởng phòng đầu tư một công ty chứng khoán cho biết ông đã nghe các đồng nghiệp to nhỏ chuyện cổ phiếu Sacombank được thế chấp để vay tiền tại một số ngân hàng với giá 19.000 đồng.

Một nguồn tin đáng tin cậy trong giới tài chính cũng chia sẻ ý kiến này. Ông nhận xét: “Trong suốt những ngày cuối tháng 8 đầy sự cố và tin đồn bắt bớ, cả hai sàn lao dốc, cổ phiêu ngân hàng rớt te tua, riêng STB vẫn vững giá xung quanh mốc 20.000 đồng" -và tự đặt ra nghi vấn: “Liệu có sự giải chấp hàng loạt khi STB giảm về mức 19.000 đồng/cổ phiếu?".

Đáng chú ý ngày 21-9, Công ty cổ phần Đầu tư Sài Gòn -Eximbank - cổ đông lớn, nắm giữ 50,3 triệu cổ phiếu, tức 5.17% cổ phần Sacombank - đã bán ra 3 triệu cổ phiếu, giảm tỷ lệ nắm giữ về 4,86%. Theo quy định, giao dịch của cổ đông lớn như thế phải đăng ký công khai với HOSE, nhưng giao dịch trên lại chỉ được thông báo trên trang web của Sacombank. Đến nay HOSE vẫn chưa có thông tin chính thức liên quan đến giao dịch này.

Vòng quay thứ hai

Quy mô một giao dịch thỏa thuận của Sacombank lớn gấp đôi gấp ba vốn điều lệ một doanh nghiệp trung bình trên HOSE. Nó có khả năng tác động đến thanh khoản của sàn, đẩy thanh khoản từ yếu lên mạnh và khiến không ít nhà đầu tư nhầm lẫn về biến động thị trường.

Ngoài ra các chuyển nhượng thỏa thuận diễn ra cấp tập liên tục trong nhiều phiên, tập trung vào một thời điểm, chứng tỏ sự có mặt của một nguồn tiền không nhỏ. Thí dụ từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 6-2012, phải có gần 4.880 tỷ đổng để mua thỏa thuận.

Nếu đây là những giao dịch thỏa thuận riêng rẽ của nhiều cá nhân, nhiều tổ chức, hẳn có trùng lặp ngẫu nhiên về thời điểm?

Tuy nhiên do vốn điều lệ của Sacombank lớn, các giao dịch thỏa thuận đều dưới 5% cổ phần ngân hàng, nên hoàn toàn đáp ứng quy định pháp luật.

Tiền đâu để giao dịch thỏa thuận?

Khác với năm ngoái và đầu năm nay khi nhóm thâu tóm Sacombank có khả năng tiếp cận với nguồn tiền lớn, tập trung từ vay liên ngân hàng, từ việc cầm cố cổ phiếu để vay tiền ở các tổ chức tín dụng, hiện nay việc vay tiền ở các ngân hàng khó hơn rất nhiều. Cửa vay liên ngân hàng đã bị chặn bởi những quy định mới ngặt nghèo.

Chưa kể trong trường hợp vay được tiền liên ngân hàng trước đây, thì thời hạn thường chỉ sáu tháng, đã đến lúc phải trả. Sẽ chẳng có ngân hàng nào “dại dột” đến mức gia hạn các khoản vay liên ngân hàng có liên quan đến cổ phần cổ phiếu khi Thanh tra NHNN đã công khai việc thanh tra Sacombank và một số tố chức tín dụng liên quan.

Những phương cách cổ điển có thể đã được tìm đến.

Giả thiết thứ nhất: Sacombank, nơi mà nhóm thâu tóm có thể tiếp cận dễ nhất và nhanh nhất, cung cấp tín dụng cho một số ngân hàng hoặc trực tiếp dưới dạng tiền gửi hoặc thông qua thư bảo lãnh. Một số ngân hàng sẽ nhận cầm cố cổ phiếu STB và cho vay bằng nguồn tiền cung cấp của Sacombank. Các giao dịch thỏa thuận trong trường hợp này có thể xem như đảo nợ đáo hạn hoặc repo cổ phiếu.

Giả thiết thứ hai: Sacombank cho một số công ty nào đó vay tiền và các công ty này dùng tiền đó để mua thỏa thuận cổ phiếu STB. Trong cả hai giả thiết, tiền của Sacombank được sử dụng để đẩu tư cổ phiếu STB, “mỡ nó đã rán chính nó”.

Vòng quay thứ hai, và cũng là vòng quay cuối cùng của một chu trình thâu tóm ngân hàng có thể đã khởi động. Thực tế có đúng như thế? Hãy chờ trả lời của thanh tra NHNN, nơi nắm chắc các nghiệp vụ tín dụng hơn những người quan sát bên ngoài.

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)