Mỹ đang gây sức ép vô cùng lớn về trách nhiệm của họ trước sự sống còn của nền tài chính lớn nhất thế giới.

Tăng cường sức ép

Trong tình cảnh ngành tài chính Mỹ đang đứng trước nguy cơ sụp đổ thì 9 nhà lãnh đạo của những tổ chức tài chính lớn nhất nước Mỹ đã bị triệu tập tới một cuộc họp quan trọng vào ngày 13/10. Chủ trì cuộc họp là Bộ trưởng tài chính Hank Paulson, chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Ben Bernanke,  thống đốc ngân hàng dự trữ liên bang New York Tim Geithner và người đứng đầu tập đoàn bảo hiểm tiền gửi liên bang Sheila Bair.

9 người đàn ông này là các nhà những ngân hàng lớn nhất nước Mỹ, đại diện cho khối tài sản trị giá khoảng 9 ngàn tỷ USD (tương đương 70% tài sản của cả hệ thống tài chính nước Mỹ). Và trong cuộc họp quan trọng và hết sức căng thẳng này, họ đã phải đối mặt với sức ép vô cùng lớn về trách nhiệm của họ trước sự sống còn của nền tài chính lớn nhất thế giới.

Cuộc họp là sự khởi đầu cho nỗ lực can thiệp mạnh tay nhất của chính phủ nhằm cứu hệ thống tài chính Mỹ kể từ sau cuộc đại suy thoái. 700 tỷ USD trước đó được quốc hội phê chuẩn cho chương trình giải cứu tài sản gặp hạn cuối cùng cũng đã giúp hãng bảo hiểm AIG, hãng tài chính thế chấp Freddie Mac & Fannie Mae và các gã khổng lồ trong ngành công nghiệp ô tô GM và Chrysler thoát hiểm.

Tuy nhiên, dường như kết quả của những gói cứu trợ này đã không được như mong muốn.

Một ngày trước cuộc họp, Citigroup đã công bố kết quả kinh doanh. Theo đó, lợi nhuận quý thứ 3 của tập đoàn này giảm đến 88% so với cùng kỳ năm trước - một kết quả được xem là tồi tệ đối với một tập đoàn tài chính hàng đầu nước Mỹ.

Là một trong những ngân hàng nhận cứu trợ của chính phủ để thoát khỏi nguy cơ sụp đổ, Citigroup đã đứng trước những sức ép rất lớn. Kết quả kinh doanh vừa qua cho thấy, sức ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng là quá lớn và cá nhân nhà lãnh đạo Vikram Pandit đã chưa đủ sức để lèo lái tập đoàn vượt qua những sóng gió mới đây.

Và những cuộc chia tay

Sau cuộc họp 13/10 vừa qua, giải pháp giám mà đốc điều hành Citigroup Vikram Pandit đưa ra là đột ngột từ chức và dành vị trí CEO cho một cái tên khác là ông Mike Corbat. Quyết định được đưa ra hôm 16/10 và với sự ra đi này, hiện chỉ còn 2 trong số 9 CEO của các ngân hàng lớn nhận 125 tỷ USD cứu trợ khủng hoảng bám trụ lại với cương vị lãnh đạo.

Hai gương mặt còn lại là “tướng” Lloyd Blankfein của Goldman Sachs và Jamie Dimon của JPMorgan Chase. Họ cũng đã tham gia cuộc họp đầy sóng gió vào ngày 13 vừa qua tại thành phố Washington.

Một số lãnh đạo ngân hàng khác cũng đã từng tham gia vào những cuộc họp của Bộ tài chính như tế này và họ đã có những kết thúc đáng buồn.

John Thain, nắm giữ cương vị lãnh đạo ngân hàng Merrill Lynch chỉ được 1 năm đã bị mất việc sau khi báo cáo khoản lỗ khổng lồ. (Merrill Lynch trước đó đã được Bank of America mua lại).

CEO Thain bị sa thải trong bối cảnh chính quyền New York thực hiện một cuộc điều tra về thực trạng các nhà điều hành ngân hàng làm giàu nhanh chóng nhờ vào những khoản thưởng bí mật.

Ông Ken Lewis cũng đã rời Bank of America vào tháng 10/2009 sau một loạt các cuộc điều tra và kiện tụng từ các cơ quan chính quyền và nhà đầu tư xung quanh vụ mua lại ngân hàng Merrill Lynch .

Một loạt các tướng ngân hàng khác cũng đã phải ngậm ngùi rời khỏi vị trí quyền lực trong thời điểm căng thẳng của cuộc khủng hoảng tài chính. Richard Kovacevich, rời chức chủ tịch Wells Fargo vào tháng 12/2009, John Mack rời Morgan Stanley vào tháng 1/2010, Ronald Logue rời ngân hàng State Street Bank vào tháng 3/2010 và Robert Kelly rời Bank of New York Mellon vào tháng 12/2011.

Như vậy, hiện chỉ còn 2 ngân hàng vẫn nằm dưới sự lãnh đạo của CEO kể từ trước cuộc khủng hoảng tài chính là JPMorgan Chase và Goldman Sachs. Hai cái tên này từ lâu đã được cho là có tiềm lực mạnh hơn trong số 9 ngân hàng lớn nhận cứu trợ khủng hoảng.

HUNG NINH (Theo CNN)