- Sau hơn một năm vật vã trong khó khăn, đến nay kinh tế đã bắt đầu có những
tín hiệu triển vọng. Nhiều chuyên gia và doanh nhân tin rằng, trong nhiều lĩnh
vực đã có thể tính chuyện đầu tư để đón đầu cơ hội. Tuy nhiên, chuẩn bị cho một
nhu cầu mới, DN vẫn đau đầu với vấn đề cũ: Vốn ở đâu?
Vốn chưa tìm thấy lối ra
Lạm dụng vốn vay, doanh nghiệp tự đào thải
Ngân hàng vi phạm về huy động vốn bị phạt đến 1,6 tỷ đồng
Lạm dụng vốn vay, doanh nghiệp tự đào thải
Ngân hàng vi phạm về huy động vốn bị phạt đến 1,6 tỷ đồng
Không tin nhau: Khó huy động vốn
Rất nhiều doanh nghiệp trong nước đang điêu đứng vì không biết kiếm đâu ra vốn để tái đầu tư trong bối cảnh hàng tồn kho vẫn còn là thách thức lớn cho các doanh nghiệp. Trái lại, hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) có hiện tượng “giấu vốn”.
Thực tế hiện nay, chính các NHTM cũng đang loay hoay chưa biết giải quyết ra sao với lượng “nợ xấu” của mình. Điều này không khó nhận thấy khi con số nợ xấu được xem là đáng tin cậy nhất của Ngân hàng Nhà nước báo cáo tính đến 31/03/2012 chiếm 8,6%, các NHTM cũng chỉ báo nợ xấu ở mức 4,47% dù thời điểm báo cáo là 31/05/2012.
Bên cạnh đó, triển vọng phục hồi của nền kinh tế hiện nay chưa có dấu hiệu khả quan khi lượng hàng tồn kho của các doanh nghiệp là rất lớn. Đơn cử ở thị trường bất động sản. Trong số hơn 70 doanh nghiệp bất động sản niêm yết, giá trị hàng tồn kho cuối quý II/2012 đạt khoảng 3,1 tỷ USD trong đó có đến 18/72 doanh nghiệp có giá trị hàng tồn kho khoảng 48 triệu USD.
Ở mặt hàng vật liệu xây dựng, theo Hiệp hội thép Việt Nam (VSA), tính đến tháng 8/2012, lượng thép tồn kho đang lên đến hơn 300.000 tấn. Không khả quan hơn, Hiệp hội xi măng Việt Nam cho biết tổng lượng tồn kho ngành gạch lên đến hơn 3.000 tỷ đồng. Chính vì tâm lí không ai “ăn cơm nhà vác tù và hàng Tổng”, khi bản thân gặp khó khăn và doanh nghiệp lại không có triển vọng phục hồi thì việc “ém vốn” là điều hoàn toàn dễ hiểu.
Đa số vốn vay của DN đều dựa vào tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, kênh huy động vốn này phải có đảm bảo tài sản (bất động sản, nhà xưởng…) và đều bị các NHTM chi phối. Thế nhưng, với thực tế trên đây thì các NHTM thường sẽ khó chịu “đổ tiền” ra cho DN trong bối cạnh hiện nay.
Rất nhiều doanh nghiệp trong nước đang điêu đứng vì không biết kiếm đâu ra vốn để tái đầu tư trong bối cảnh hàng tồn kho vẫn còn là thách thức lớn cho các doanh nghiệp. Trái lại, hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) có hiện tượng “giấu vốn”.
Thực tế hiện nay, chính các NHTM cũng đang loay hoay chưa biết giải quyết ra sao với lượng “nợ xấu” của mình. Điều này không khó nhận thấy khi con số nợ xấu được xem là đáng tin cậy nhất của Ngân hàng Nhà nước báo cáo tính đến 31/03/2012 chiếm 8,6%, các NHTM cũng chỉ báo nợ xấu ở mức 4,47% dù thời điểm báo cáo là 31/05/2012.
Bên cạnh đó, triển vọng phục hồi của nền kinh tế hiện nay chưa có dấu hiệu khả quan khi lượng hàng tồn kho của các doanh nghiệp là rất lớn. Đơn cử ở thị trường bất động sản. Trong số hơn 70 doanh nghiệp bất động sản niêm yết, giá trị hàng tồn kho cuối quý II/2012 đạt khoảng 3,1 tỷ USD trong đó có đến 18/72 doanh nghiệp có giá trị hàng tồn kho khoảng 48 triệu USD.
Ở mặt hàng vật liệu xây dựng, theo Hiệp hội thép Việt Nam (VSA), tính đến tháng 8/2012, lượng thép tồn kho đang lên đến hơn 300.000 tấn. Không khả quan hơn, Hiệp hội xi măng Việt Nam cho biết tổng lượng tồn kho ngành gạch lên đến hơn 3.000 tỷ đồng. Chính vì tâm lí không ai “ăn cơm nhà vác tù và hàng Tổng”, khi bản thân gặp khó khăn và doanh nghiệp lại không có triển vọng phục hồi thì việc “ém vốn” là điều hoàn toàn dễ hiểu.
Đa số vốn vay của DN đều dựa vào tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, kênh huy động vốn này phải có đảm bảo tài sản (bất động sản, nhà xưởng…) và đều bị các NHTM chi phối. Thế nhưng, với thực tế trên đây thì các NHTM thường sẽ khó chịu “đổ tiền” ra cho DN trong bối cạnh hiện nay.
Đại diện Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi, ông Đoàn Trọng Lý, cho biết có doanh nghiệp có giá trị tài sản thế chấp trị giá 130 tỉ đồng, nhưng chỉ được vay vốn 30 tỉ đồng. Còn theo Chủ tịch HĐQT Động Lực, ông Nguyễn Văn Thành, việc cho vay hiện nay không ổn định khi mỗi tháng một kiểu cho vay, thậm chí việc vay vốn để xuất khẩu mà vẫn phải trả lãi suất 13,5%/năm.
Một trong những kênh huy động vốn khác chính là cổ phiếu. Tuy nhiên, doanh nghiệp muốn phát hành cổ phiếu thường phải đối mặt với sức ép về hai ba tầng cam kết: cam kết về lợi nhuận sau đầu tư, cam kết về quản trị và điều hành doanh nghiệp, cam kết về quản trị và điều hành, các quyền mua, quyền bán, cam kết không cạnh tranh, cam kết chia cổ tức cho cổ đông nhỏ lẻ…
Trong bối cảnh hiện nay, việc thực hiện hàng loạt các cam kết vừa nêu có lẽ không phải doanh nghiệp nào cũng có thể hoàn thành trong một sớm một chiều. Đó là chưa tính đến trường hợp nhà đầu tư có quyền bác bỏ những kế hoạch, cam kết mà họ cho là “bất khả thi” trong bối cảnh kinh tế khó dự báo như hiện nay.
Thiết lập cầu nối
Khi các NHTM “đóng cửa bảo nhau”, các doanh nghiệp “dưới chuẩn” vay đang đối đầu với bờ vực phá sản thì có lẽ Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cần phải mạnh tay hơn. Chính phủ cần có các biện pháp để khơi thông nguồn vốn cho khu vực sản xuất, đồng thời đảm bảo chấn chỉnh các tiêu chuẩn an toàn tài chính cho các ngân hàng.
Bên cạnh đó, cần có những ưu tiên chính sách thuế, hỗ trợ kỹ thuật… cho các doanh nghiệp xuất khẩu nhằm kích thích thị trường, giải quyết hàng tồn của các doanh nghiệp. Đồng thời khuyến khích phát triển chất lượng hàng hóa để hướng tới các thị trường xuất khẩu, điển hình như thị trường Hoa Kỳ khi nước này vừa tung ra gói kích cầu.
Trên phương diện Ngân hàng Nhà nước, cần can thiệp vào những quy định lãi suất trần. Quy định cụ thể các điều kiện cho vay để các doanh nghiệp có cơ sở pháp lí thực hiện các giao dịch với ngân hàng, tăng vốn tái đầu tư. Đồng thời giám sát việc thực hiện các hoạt động cho vay, các hoạt động cân đối thu chi của các NHTM nhằm phát hiện kịp thời các sai phạm.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng cần những động thái nhất định nhằm chủ động hơn trước khó khăn. Đặc biệt cần xác định định hướng kinh doanh phù hợp với “túi tiền” hiện tại.
Theo chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh, có thể thấy việc đầu tư vào các lĩnh vực rủi ro và không phải là thế mạnh truyền thống của doanh nghiệp Việt như bất động sản, chứng khoán... quá nhiều. Trong khi đó là việc đầu tư sản xuất, kinh doanh hàng hóa ưu tiên nhằm xoay chuyển nguồn vốn kịp thời thay vì phụ thuộc quá nhiều vào các NHTM.
Đã qua rồi cái thời phụ thuộc quá nhiều vào NHTM để làm “phồng to” các báo cáo tài chính của mình, bởi giờ đây đối với các doanh nghiệp, NHTM không còn mặn mà vì những bất ổn nội tại. Thế nên, quay lại và gắn bó với việc sản xuất nhỏ lẻ, nền tảng sẽ là những bước đi khôn ngoan nhằm tự phục hồi bản thân.
Đỗ Thiện