Ngày 7/10/2012, Tổng thống Nga Putin đã có một lễ kỷ niệm sinh nhật lần
thứ 60 đáng nhớ với một món quà ý nghĩa từ Tập đoàn năng lượng lớn nhất của Nga
Gazprom, đánh dấu sự khởi đầu thắng lợi của ván bài năng lượng của Nga với châu
Âu.
Đường ống chiến lược
Một ngày sau sinh nhật lần thứ 60 của Tổng thống (TT) Putin, tại thị trấn Portovaya thuộc tỉnh Leningrad, Gazprom đã cho khánh thành hệ thống dẫn dầu thứ hai xuyên qua lòng biển Baltic và chạy thẳng tới Đức. Hệ thống đường ống này có khả năng vận chuyển 55 tỷ m3 khí mỗi năm, tức bằng 1/3 tổng lượng khí đốt mà Nga chuyển cho châu Âu mỗi năm. Đường ống là một phần trong dự án Dòng chảy phương Bắc nhằm vận chuyển năng lượng của Nga sang châu Âu.
Nhánh thứ nhất của dự án đã được ông Putin và cựu Thủ tướng Đức Gerhard Schroeder khánh thành hồi tháng 11 năm ngoái tại Vyborg, nhánh này kết nối các thành phố Vyborg của Nga với Greifswald của Đức. Hành trình đường ống đi qua đáy biển Baltic từ vịnh Portovaya (gần thành phố Vyborg, Nga) đến bờ biển Đức (khu vực Greisfwald). Đường ống này có chiều dài hơn 1200 km với công suất vận chuyển đuợc 27,5 tỷ m3/năm.
Nhánh thứ hai vừa được khánh thành đã được triển khai xây dựng trong một thời gian ngắn kỷ lục. Dù không tới dự khánh thành, song ông Putin cũng không quên tầm quan trọng của sự kiện này và đã gửi một thông điệp tới, trong đó khẳng định "Dòng chảy phương Bắc sẽ đáp ứng được những nhu cầu năng lượng ngày càng lớn của châu Âu. Khí gaz sẽ được vận chuyển trực tiếp từ các mỏ khai thác của Nga tới thị trường châu Âu bằng con đường ngắn nhất, ít nguy cơ nhất một cách ổn định và không bị gián đoạn. Chúng tôi đảm bảo điều đó".
Ông Putin nhấn mạnh tầm quan trọng về địa chính trị của dự án này đối với Nga bởi từ nay các tập đoàn năng lượng của Nga đã có thể xuất khẩu khí đốt tới phương Tây mà không cần phải đi qua Ba Lan, Belarus và Ucraina.
Một ngày sau sinh nhật lần thứ 60 của Tổng thống (TT) Putin, tại thị trấn Portovaya thuộc tỉnh Leningrad, Gazprom đã cho khánh thành hệ thống dẫn dầu thứ hai xuyên qua lòng biển Baltic và chạy thẳng tới Đức. Hệ thống đường ống này có khả năng vận chuyển 55 tỷ m3 khí mỗi năm, tức bằng 1/3 tổng lượng khí đốt mà Nga chuyển cho châu Âu mỗi năm. Đường ống là một phần trong dự án Dòng chảy phương Bắc nhằm vận chuyển năng lượng của Nga sang châu Âu.
Nhánh thứ nhất của dự án đã được ông Putin và cựu Thủ tướng Đức Gerhard Schroeder khánh thành hồi tháng 11 năm ngoái tại Vyborg, nhánh này kết nối các thành phố Vyborg của Nga với Greifswald của Đức. Hành trình đường ống đi qua đáy biển Baltic từ vịnh Portovaya (gần thành phố Vyborg, Nga) đến bờ biển Đức (khu vực Greisfwald). Đường ống này có chiều dài hơn 1200 km với công suất vận chuyển đuợc 27,5 tỷ m3/năm.
Nhánh thứ hai vừa được khánh thành đã được triển khai xây dựng trong một thời gian ngắn kỷ lục. Dù không tới dự khánh thành, song ông Putin cũng không quên tầm quan trọng của sự kiện này và đã gửi một thông điệp tới, trong đó khẳng định "Dòng chảy phương Bắc sẽ đáp ứng được những nhu cầu năng lượng ngày càng lớn của châu Âu. Khí gaz sẽ được vận chuyển trực tiếp từ các mỏ khai thác của Nga tới thị trường châu Âu bằng con đường ngắn nhất, ít nguy cơ nhất một cách ổn định và không bị gián đoạn. Chúng tôi đảm bảo điều đó".
Ông Putin nhấn mạnh tầm quan trọng về địa chính trị của dự án này đối với Nga bởi từ nay các tập đoàn năng lượng của Nga đã có thể xuất khẩu khí đốt tới phương Tây mà không cần phải đi qua Ba Lan, Belarus và Ucraina.
Đây là những nước, đặc biệt là Ba Lan và Ucraina, đã từng là cản trở lớn cho việc vận chuyển khí đốt của Nga tới châu Âu do mối quan hệ “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt” giữa Moscou với hai người láng giềng. Ông cũng hé lộ về việc xây dựng hai nhánh dẫn dầu khí khác dưới biển Baltic, trong đó có một nhánh sẽ dẫn đến Anh.
Đây sẽ là dự án hai bên cùng có lợi. Tại thị trường Vương quốc Anh, trong những năm gần đây, Gazprom hoạt động rất tốt. Nếu đường ống được xây dựng, nó sẽ tạo điều kiện cạnh tranh lớn hơn và khí đốt của Nga có thể trở thành đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ tại thị trường Anh với các nhà sản xuất khác như Na Uy”.
"Như vậy, Nga đã có thể hoàn toàn độc lập về khâu vận chuyển. Đường ống này đã đem lại cho Gazprom một lợi thế chiến lược lớn và cho phép tập đoàn này đóng một vai trò chủ chốt đối với thị trường năng lượng châu Âu", Valeri Nesterov, nhà phân tích địa chiến lược của Nga nói. Nói cách khác, Nga đã làm lu mờ vai trò của các quốc gia Trung Âu trên bàn cờ năng lượng châu Âu khi đe dọa sẽ vận chuyển toàn bộ năng lượng qua Dòng chảy Phương Bắc thay vì sử dụng các đường ống hiện có ở Trung Âu.
Con bài khí đốt
Tính tới thời điểm hiện nay, Nga đang đảm bảo hơn 41% nhu cầu năng lượng của châu Âu và tiếp tục khẳng định vị trí nhà cung cấp năng lượng hàng đầu cho châu lục này. Theo các thăm dò về khí đốt mới đây, trữ lượng khí đốt của Nga hiện đứng đầu thế giới với 644 tỷ tỷ foot khối (Ft3), trên cả rốn dầu thế giới là khu vực Ả-rập (gồm các nước như Ả-rập Xê-út, UA, Kuwait, Qatar, Oman…) với trữ lượng khoảng 460 Ft3. Đứng thứ ba là khu vực Địa Trung Hải với trữ lượng là 345 Ft3 và tập trung chủ yếu ở điểm nóng Syria.
Mặc dù các quốc gia châu Âu đang cố gắng tự quyết định về vấn đề năng lượng như việc Đức tuyên bố không sử dụng năng lượng hạt nhân sau thảm họa Fukushima tại Nhật Bản nhưng trên thực tế không một quốc gia EU nào có thể tự mình bảo đảm nhu cầu năng lượng cho người dân của họ. Ước tính đến cuối năm 2011 có khoảng 50 đến 120 triệu người dân châu Âu bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu nhiên liệu.
Nhìn vào triển vọng tìm kiếm nguồn năng lượng thay thế của EU hiện nay thì Azerrbaijan là nguồn khí đốt thay thế duy nhất, cho tới khi vấn đề Iran hoặc tình trạng tranh cãi pháp lý đối với biển Caspian được giải quyết. Quốc gia Trung Á này cũng được xem là nguồn cung chủ yếu cho dự án Nabucco – đối thủ chính của các dự án cung cấp năng lượng của Nga cho châu Âu.
Nếu theo đúng kế hoạch, dự án Nabucco sẽ dẫn khí đốt từ Trung Đông và Trung Á sang Tây Âu, đi qua Thổ Nhĩ Kỳ và các nước vùng Balkan. Đây chính là hành lang năng lượng phía Nam mà Mỹ ra sức ủng hộ nhằm làm giảm sức mạnh và hạn chế ảnh hưởng về năng lượng của Nga với châu Âu. Dự án này có chiều dài 3.300 km, đã được EU khởi động từ tháng 7/2008 với số vốn ban đầu 10 tỷ USD và công suất vận chuyển dự kiến là 31 tỷ m3 khí mỗi năm. Song tiến độ của dự án đang bị chậm đáng kể do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế.
Trong một nỗ lực khác, năm 2007, với sự hỗ trợ về tài chính của Mỹ, các tập đoàn dầu mỏ BP của Anh, Total của Pháp và một số nước châu Âu đã chính thức khởi công xây dựng tuyến đường ống dẫn dầu Baku-Tbilisi-Ceyhan. Đây là đường ống có chiều dài 1770 km, không đi qua Nga, với công suất vận chuyển 1 triệu thùng dầu mỗi ngày, khởi đầu từ cảng biển Caspian của Azerbaijan, qua Gruzia và kết thúc ở cảng Ceyhan, Thổ Nhĩ Kỳ.
Tiếp nối Nabucco, tháng 8/2008, tuyến Hành lang vận chuyển Á-Âu giữa 5 đối tác Ba Lan, Ucraina, Azerbaijan, Gruzia và Litva đã được ký kết. Tuyến đường ống này có chiều dài trên 2.400km, với số vốn đầu tư ban đầu gần 5.7 tỷ USD, men theo bờ biển Đen đến Ucraina, rồi Ba Lan để cung cấp dầu cho EU khoảng 280.000 thùng dầu/ngày.
Như vậy, với sự quyết đoán của TT Putin và tiềm lực tài chính của Gazprom, Nga đã đi trước một bước so với Mỹ và EU trong ván cờ năng lượng. Con bài năng lượng sẽ tiếp tục được Nga sử dụng và chắc chắn sẽ còn phát huy hiệu lực trong thời gian dài sắp tới, đặc biệt là sau khi Nga triển khai tiếp “gọng kìm” Dòng chảy phương Nam trong tương lai.
A Vũ