Đỉa sống được chứa trong các bao lưới, bảo quản trong thùng xốp, một số được ướp đông nhưng đa số đỉa chuyển về Việt Nam trong tình trạng “bò lúc nhúc” khiến lực lượng chức năng phải buồn nôn khi xử lý...
Liên tục các vụ nhập khẩu, vận chuyển trái phép đỉa sống từ Campuchia về Tây Ninh trong thời gian qua khiến cả ngành chức năng và người dân lo lắng.
Những ngày qua, cơ quan chức năng Tây Ninh liên tục phát hiện nhiều vụ nhập lậu, thu gom đỉa trái phép trên địa bàn tỉnh. Theo giải thích của các đối tượng bị bắt giữ, số đỉa này sẽ tiếp tục được chuyển xuống TP.HCM để giao cho một mối lái khác, được cho là người Trung Quốc.
Nhập khẩu đỉa để làm... thuốc
Ông Trần Phú Đông – Đội phó Đội Cảnh sát kinh tế (Công an huyện Bến Cầu, Tây Ninh) cho biết, tối ngày 17.10, đơn vị này phát hiện một xe ô tô chạy hướng Tây Ninh – TP.HCM chứa 127kg đỉa sống. Ngay lập tức đơn vị này đã tịch thu và tiêu hủy số đỉa này ngay ngày hôm sau. Trước đó, ngày 12.10 Công an Bến Cầu cũng đã bắt 3 người dùng xe gắn máy vận chuyển 180kg đỉa từ Campuchia về Việt Nam bằng đường tiểu ngạch.
“Số đỉa bắt được là gom từ Campuchia về Bến Cầu, sau đó tiếp tục chuyển xuống TP.HCM để đưa đi tiêu thụ. Qua điều tra các đối tượng khai rằng, đỉa mua về bán cho thương lái Trung Quốc để làm thuốc chữa bệnh” - ông Đông cho biết.
Những ngày qua, cơ quan chức năng Tây Ninh liên tục phát hiện nhiều vụ nhập lậu, thu gom đỉa trái phép trên địa bàn tỉnh. Theo giải thích của các đối tượng bị bắt giữ, số đỉa này sẽ tiếp tục được chuyển xuống TP.HCM để giao cho một mối lái khác, được cho là người Trung Quốc.
Nhập khẩu đỉa để làm... thuốc
Ông Trần Phú Đông – Đội phó Đội Cảnh sát kinh tế (Công an huyện Bến Cầu, Tây Ninh) cho biết, tối ngày 17.10, đơn vị này phát hiện một xe ô tô chạy hướng Tây Ninh – TP.HCM chứa 127kg đỉa sống. Ngay lập tức đơn vị này đã tịch thu và tiêu hủy số đỉa này ngay ngày hôm sau. Trước đó, ngày 12.10 Công an Bến Cầu cũng đã bắt 3 người dùng xe gắn máy vận chuyển 180kg đỉa từ Campuchia về Việt Nam bằng đường tiểu ngạch.
“Số đỉa bắt được là gom từ Campuchia về Bến Cầu, sau đó tiếp tục chuyển xuống TP.HCM để đưa đi tiêu thụ. Qua điều tra các đối tượng khai rằng, đỉa mua về bán cho thương lái Trung Quốc để làm thuốc chữa bệnh” - ông Đông cho biết.
Đỉa được nhập khẩu từ Campuchia đang làm dư luận xôn xao. |
Cơ quan Công an Tây Ninh cũng cho biết, tính từ đầu năm đến nay, đơn vị này đã bắt giữ, tiêu hủy 4 vụ nhập khẩu, vận chuyển trái phép với số lượng gần 500kg đỉa sống. Ông Lê Văn Khải – Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Tây Ninh cho biết, đỉa được các thương lái thu mua với giá 135.000 đồng/kg. Đỉa sống được chứa trong các bao lưới, bảo quản trong thùng xốp, một số được ướp đông nhưng phần lớn đỉa chuyển về Việt Nam trong tình trạng “bò lúc nhúc” khiến lực lượng chức năng phải buồn nôn khi xử lý.
“Campuchia đất hoang còn nhiều nên đỉa có thể phát triển mạnh. Tuy nhiên, cơ quan chức năng vẫn chưa xác định được là làm thế nào người dân, thương lái bên đó thu gom được số lượng đỉa lớn cả trăm kg để chuyển về Việt Nam” - ông Khải nói.
Đe dọa con người, vật nuôi
Dù theo khai báo của các đối tượng bị bắt giữ, đỉa nhập lậu về Việt Nam không được tiêu thụ trong nước, tuy nhiên, nguy cơ đỉa gây hại cho môi trường tự nhiên, con người, vật nuôi là rất lớn. Theo ông Đông, ngoài huyện Bến Cầu, một số địa phương khác trên địa bàn Tây Ninh cũng phát hiện nhiều thương lái vận chuyển, thu gom, tàng trữ đỉa trái phép như thị xã Tây Ninh, huyện Châu Thành…
Đỉa thường được vận chuyển từ Campuchia về Tây Ninh theo đường bộ, nhưng khi lực lượng chức năng siết chặt kiểm tra, quản lý việc nhập lậu thông qua các trục đường bộ dọc biên giới thì cánh thương lái chuyển sang chở đỉa trên những chiếc ghe nhỏ, men theo đường sông, các kênh lạch… để “qua mặt” cơ quan chức năng. Lượng đỉa này sau đó sẽ được ngụy trang cẩn thận và vận chuyển về TP.HCM bằng xe buýt hoặc xe tải nhỏ.
“Lo nhất là phần đỉa dạt - tức là đỉa loại nhỏ, thương lái không mua nên bỏ lại, tràn ra ruộng để sinh sôi, nảy nở, de đọa môi trường sống tự nhiên cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe con người, vật nuôi” - ông Đông thông tin.
Ông Khải còn lo rằng, việc thu gom đỉa rất khó khăn nên có thể thương lái thu mua giá cao hơn gấp nhiều lần mức họ khai báo là 135.000 đồng/kg. Việc này sẽ kích thích một số người dân tập trung nuôi đỉa, gom đỉa trái phép để thu lợi, đe dọa môi trường sống.
Ông Trần Đình Vĩnh - Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản TP.HCM cho biết: “Chưa có thông tin nào về việc sử dụng đỉa làm thuốc chữa bệnh nhưng nếu đỉa tràn ra môi trường sẽ rất nguy hiểm cho người, chưa kể các tác động xã hội khác như tác động đến tâm lý người dân, gây mất trật tự an ninh xã hội…” - ông Vĩnh nói.
Trước tình hình này, sáng 19.10, UBND huyện Bến Cầu yêu cầu các lực lượng từ dân phòng, đến bộ đội biên phòng đóng trên địa bàn huyện tăng cường phối hợp kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các tuyến đường biên giới. Đồng thời, kết hợp với TP.HCM để bắt tận gốc đường dây vận chuyển đỉa lậu này.
Trao đổi ngày 19/10, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Thị Xuân Thu
cho biết, hiện nay, theo quy định, đỉa được xếp vào danh mục sinh vật
ngoại lai phải kiểm soát nên không được phép nhập khẩu. Nếu là nhập từ
nước ngoài về, Bộ Tài nguyên Môi trường và Bộ NNPTNT sẽ có chức năng
phối hợp để xử lý. Thực tế, nếu đỉa được gom lại một nơi mà không kiểm
soát tốt, lây lan ra các vùng khác và đặc biệt sinh vật sống có thể mang
theo các mầm bệnh sẽ rất nguy hại. Bộ sẽ giao cho địa phương kiểm tra
lại thông tin nhập khẩu đỉa, sai đến đâu sẽ xử lý nghiêm. Do đỉa được
xếp vào danh mục sinh vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại nên cần kiểm tra
chặt chẽ và cách xử lý là cho tiêu hủy.. |
(Theo Dân Việt)