Trong khi nỗi lo rau quả nhập khẩu tồn dư hóa chất còn chưa lắng thì người tiêu dùng lại phải gánh thêm nhiều nỗi lo khác trong thực phẩm. Bò khô chứa Sudan, măng tre có Cyanua hay cá biển có Histamin… là những loại chất kịch độc, có khả năng gây ngộ độc cao và ung thư.
Nhiều thực phẩm chứa chất cấm vượt mức cho phép
Giật mình với thủy sản nhiễm chất cấm không nguồn gốc
Cá nhiễm chất cấm
Lỗ 1 triệu đồng mỗi con lợn vì chất cấm
Giật mình với thủy sản nhiễm chất cấm không nguồn gốc
Cá nhiễm chất cấm
Lỗ 1 triệu đồng mỗi con lợn vì chất cấm
Hạn chế ăn măng tre tươi sống
Ông Nguyễn Xuân Hồng - Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho biết, trong tháng này, Cục đã lấy 50 mẫu, trong đó gồm 27 mẫu măng khô và 21 mẫu măng tươi, măng chua và 2 mẫu măng ớt để kiểm tra việc sử dụng lưu huỳnh khi sơ chế. Các mẫu trên được lấy tại 5 TP gồm Hà Nội, Hòa Bình, Lạng Sơn, Quảng Ninh và Thanh Hóa để kiểm nghiệm các chỉ tiêu về ATTP như kim loại nặng, Cyanua, lưu huỳnh và Sunfite… Kết quả cho thấy, 27/27 mẫu măng khô đều phát hiện có lưu huỳnh và Sunfite. Đối với Cyanua thì 100% mẫu măng đều có. Ông Nguyễn Xuân Hồng cho biết: “Đến nay, Việt Nam vẫn chưa có quy định về giới hạn tối đa cho phép của lưu huỳnh, Sunfite và Cyanua trên thực phẩm. Tuy nhiên, theo Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (Codex) thì các mức phát hiện đều ở ngưỡng an toàn”.
Hiện nay, trên thế giới, rất nhiều nước cho phép sử dụng lưu huỳnh để sơ chế, bảo quản nông sản. Đơn cử như Trung Quốc, từ 27-12-2011, nước này cho phép 11 loại dược liệu được sử dụng lưu huỳnh để sấy. “Việc sử dụng lưu huỳnh để sấy nông sản khá phổ biến, không những trong nước và quốc tế, ngay cả Mỹ, cũng cho phép dùng lưu huỳnh để bảo quản rau quả. Không phải cứ sử dụng hóa chất để sơ chế, bảo quản nông sản là độc hại. Nhiều loại hóa chất giúp kéo dài thời gian bảo quản, chất lượng cũng tốt hơn”, ông Hồng nói. Cũng theo Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, đáng lo ngại nhất đối với măng tre là chất Cyanua. Tất cả các mẫu măng lấy trên thị trường đều có Cyanua. Cyanua vào cơ thể sẽ làm rối loạn sự trao đổi ôxy ở tế bào, ảnh hưởng hệ thần kinh và tuần hoàn máu. Ông Hồng khuyến cáo: “Cyanua có thể phân hủy đến 96% ở nhiệt độ cao khi đun nấu. Bởi vậy, để an toàn, người dân nên hạn chế ăn măng tươi, măng sống, đặc biệt là măng tre”.
Ông Nguyễn Xuân Hồng - Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho biết, trong tháng này, Cục đã lấy 50 mẫu, trong đó gồm 27 mẫu măng khô và 21 mẫu măng tươi, măng chua và 2 mẫu măng ớt để kiểm tra việc sử dụng lưu huỳnh khi sơ chế. Các mẫu trên được lấy tại 5 TP gồm Hà Nội, Hòa Bình, Lạng Sơn, Quảng Ninh và Thanh Hóa để kiểm nghiệm các chỉ tiêu về ATTP như kim loại nặng, Cyanua, lưu huỳnh và Sunfite… Kết quả cho thấy, 27/27 mẫu măng khô đều phát hiện có lưu huỳnh và Sunfite. Đối với Cyanua thì 100% mẫu măng đều có. Ông Nguyễn Xuân Hồng cho biết: “Đến nay, Việt Nam vẫn chưa có quy định về giới hạn tối đa cho phép của lưu huỳnh, Sunfite và Cyanua trên thực phẩm. Tuy nhiên, theo Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (Codex) thì các mức phát hiện đều ở ngưỡng an toàn”.
Hiện nay, trên thế giới, rất nhiều nước cho phép sử dụng lưu huỳnh để sơ chế, bảo quản nông sản. Đơn cử như Trung Quốc, từ 27-12-2011, nước này cho phép 11 loại dược liệu được sử dụng lưu huỳnh để sấy. “Việc sử dụng lưu huỳnh để sấy nông sản khá phổ biến, không những trong nước và quốc tế, ngay cả Mỹ, cũng cho phép dùng lưu huỳnh để bảo quản rau quả. Không phải cứ sử dụng hóa chất để sơ chế, bảo quản nông sản là độc hại. Nhiều loại hóa chất giúp kéo dài thời gian bảo quản, chất lượng cũng tốt hơn”, ông Hồng nói. Cũng theo Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, đáng lo ngại nhất đối với măng tre là chất Cyanua. Tất cả các mẫu măng lấy trên thị trường đều có Cyanua. Cyanua vào cơ thể sẽ làm rối loạn sự trao đổi ôxy ở tế bào, ảnh hưởng hệ thần kinh và tuần hoàn máu. Ông Hồng khuyến cáo: “Cyanua có thể phân hủy đến 96% ở nhiệt độ cao khi đun nấu. Bởi vậy, để an toàn, người dân nên hạn chế ăn măng tươi, măng sống, đặc biệt là măng tre”.
Măng chứa nhiều độc tố Cyanua không nên sử dụng tươi sống |
Cá biển để lâu nhiều nguy cơ ngộ độc
Liên quan đến thông tin người dân sử dụng ure để ướp cá biển giúp tươi lâu, ông Nguyễn Như Tiệp - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản và nghề muối (QLCS NLTS&NM) cho biết, trong tháng, Cục đã lấy 90 mẫu cá biển trong đó 28 mẫu lấy ở tàu cá, cảng cá, bến cá, 62 mẫu lấy tại các chợ bán buôn và bán lẻ. Các loại cá được lấy mẫu là những loại có sản lượng đánh bắt lớn, tiêu thụ nhiều như cá thu, các nục, cá ngừ, cá bạc má.
Kết quả phân tích cho thấy, 54/60 mẫu cá phát hiện có ure nhưng ở mức rất thấp. “Bản thân trong con cá đã chứa ure. Với dư lượng phát hiện ở mức thấp như vậy có thể khẳng định do nội sinh, không phải người đánh bắt, buôn bán cho vào. Ở mức thấp như vậy, không có khả năng gây ngộ độc cho người ăn”, ông Tiệp phân tích. Tuy nhiên, Việt Nam không cho phép sử dụng ure để bảo quản thực phẩm, trong đó có cá. Nếu cá nhân, tổ chức nào sử dụng, sẽ bị xử lý theo quy định.
“Đáng lo ngại đối với sản phẩm cá biển không phải là ure mà là Histamin, một hoạt chất nội sinh trong quá trình lưu trữ và bảo quản cá. Histamin là một chất cực độc, ở nồng độ thấp gây ngứa ngáy cơ thể, nếu ở nồng độ cao có thể gây tử vong. Hơn nữa, Histamin rất bền trong nhiệt, dù nấu chín cũng không hết”, ông Tiệp cảnh báo. Theo đó, 14/45 mẫu cá biển được Cục QLCL NLTS&NM phát hiện có Histamin vượt ngưỡng tối đa cho phép. Đặc biệt, tại các chợ bán lẻ, chiếm đến 55% số mẫu lấy để kiểm tra phát hiện có Histamin vượt ngưỡng, ở các chợ bán buôn tỷ lệ này thấp hơn. Trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, Cục này đã lấy 12 mẫu cá bạc má thì phát hiện 10 mẫu có Histamin vượt ngưỡng tối đa cho phép. Theo ông Tiệp, thời gian bảo quản cá càng lâu, trong điều kiện không thuận lợi (môi trường nóng nực) thì lượng Histamin sinh ra trong cá biển càng lớn. Các vụ ngộ độc ở TP Hồ Chí Minh thời gian qua đều liên quan đến Histamin do sử dụng cá thu mua ở chợ chiều về chế biến cho công nhân. Do vậy, để an toàn, người dân nên mua cá biển được bảo quản trong điều kiện lạnh, thời gian ngắn.
Trước thực trạng trên, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát cho rằng, cần sớm hoàn thiện các văn bản liên quan đến quản lý ATTP, làm căn cứ để ngày một siết chặt hơn lĩnh vực này. “Trong tháng 11, các cục và tổng cục sẽ tập trung kiểm tra chất lượng 3 mặt hàng chính gồm rau lá ăn sống, mực khô và mật ong. Đặc biệt, trọng tâm ở khâu bán lẻ, vì đây là khâu phát sinh nhiều nguy cơ mất ATTP”, ông Phát cho biết.
(Theo An ninh Thủ đô)