Gần đây, một số loại mỳ nhập khẩu bị phát hiện chứa chất gây ung thư làm người tiêu dùng Việt Nam vô cùng hoang mang.
Mỳ ăn liền Hàn Quốc gây ung thư
Thông tin thương hiệu mỳ ăn liền lớn nhất Hàn Quốc chứa chất benzopyrene độc hại đã gây chấn động tâm lý người tiêu dùng.
Cục Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hàn Quốc vừa thông báo đã tìm thấy
chất benzopyrene vượt quá mức cho phép trong gói bột súp của 6 nhãn
hiệu mỹ ăn liền của Công ty Nongshim. Benzopyrene là một hợp chất có
thể gây ung thư và biển đổi gien ở người. Người ăn phải chất này rất dễ
bị đau dạ dày, ung thư phổi và sinh con dị tật, nếu dùng trong thời
gian dài. Ngay lập tức, các sản phẩm này bị thu hồi và đình chỉ sản
xuất.
Động thái trên khiến người dân Hàn Quốc cũng như các nước
lân cận vô cùng hoang mang, vì Nongshim vốn là nhà sản xuất mỳ ăn liền
lớn nhất Hàn Quốc. Những sản phẩm phổ biến của Công ty như mỳ gói
Neoguri, mỳ bát Neoguri và mỳ Sang Sang cũng nằm trong danh sách bị thu
hồi.
Tiếp nối Hàn Quốc, Cơ quan Y tế Đài Loan đã chính thức
yêu cầu thu hồi 2 sản phẩm mỳ ăn liền Nongshim nhập khẩu từ Hàn vào
ngày 25/10. Được biết, Đài Loan nhập khẩu 59 tấn mỳ ăn liền của hãng
Nongshim từ tháng 1 đến tháng 10 năm nay.
Tờ Nhật
Báo Thượng Hải đưa tin, các siêu thị ở Trung Quốc sẽ bị phạt nặng nếu
bị phát hiện bày bán các sản phẩm mỳ Nongshim nhập khẩu từ Hàn Quốc.
Còn ở Việt Nam, một số siêu thị có bán mỳ của hãng này đã tạm cho rút mặt hàng xuống.
Trước thông tin mỳ Hàn Quốc có chất gây ung thu Cục An toàn thực phẩm
(Bộ Y tế) đã yêu cầu các đơn vị nhập khẩm sản phẩm mỳ ăn liền Neoguri
gửi mẫu mỳ tới các cơ quan chức năng để kiểm nghiệm chất benzopyrene.
Theo kết quả rà soát việc cấp chứng nhận sản phẩm của Cục An toàn thực
phẩm, từ năm 2008 đến nay, Cục này đã cấp chứng nhận tiêu chuẩn cho 10
sản phẩm mỳ Neoguri nhập khẩu từ Hàn Quốc.
Khi có
thông tin mỳ này bị nhiễm chất benzopyrene, Cục đã gửi công văn yêu cầu
các doanh nghiệp nhập khẩu các sản phẩm mỳ trên báo cáo về số lượng
nhập khẩu, số lượng đã bán, số lượng tồn kho. Đồng thời, các doanh
nghiệp nhập khẩu phải gửi mẫu các sản phẩm mỳ trên đến Viện Kiểm nghiệm
quốc gia, Viện Vệ sinh Y tế công cộng TP. HCM, Trung tâm kỹ thuật tiêu
chuẩn đo lường chất lượng 3 hoặc 1 để kiểm nghiệm chất này.
Đài Loan: Đột tử vì ăn mỳ tôm
Người tiêu dùng Trung Quốc cũng từng chấn động trước thông tin, vào
tháng 8 năm nay, một người đàn ông Đài Loan 48 tuổi bị đột tử do ăn mỳ
tôm.
Người đàn ông này sống tại thành phố Đài Bắc. Ba bữa mỗi
ngày, anh ta đều thưởng thức mỳ ăn liền, kết quả là lượng muối sodium
nạp vào cơ thể quá cao và mắc chứng cao huyết áp. Sau ba tháng, người
đàn ông này bỗng dưng qua đời vì bị đột quỵ.
) |
Trước
sự việc trên, các chuyên gia dinh dưỡng và y tế khuyến cáo, phần lớn mỳ
ăn liền có vị đậm đà, hàm lượng muối cao, nghèo giá trị dinh dưỡng
nhưng lại giàu chất phụ gia và bảo quản. Trong đó, thành phần chính của
mỳ gói là tinh bột, muối, bột ngọt, dầu ăn, ít vitamin, chất xơ, đạm
và khoáng chất, nhưng lại dồi dào sodium (natri).
Sodium là
chất có trong muối ăn, rất cần thiết với sức khỏe con người vì nó tham
giao vào quá trình chuyển hóa. Thông thường, cơ thể chúng ta cần hấp thụ
khoảng 2.000mg sodium/ngày, tức là một gói mỳ tôm đã thừa đủ lượng
sodium, nếu liên tục ăn quá nhiều mỳ tôm sẽ gây ra thừa sodium. Đây là
nguyên nhân dẫn đến nhiều loại bệnh như tăng huyết áp, ung thư dạ dày,
ung thư thực quản
Trên nhiều sản phẩm mỳ ăn liền đang được tiêu
thụ trên thị trường, lượng sodium là 800 – 1.000 mg, tương đương với
1/3 tổng số sodium cần dung nạp vào cơ thể mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu ăn
mỳ gói ba bữa mỗi ngày như người đàn ông trên, lượng chất này trong cơ
thể sẽ vượt quá mức cho phép, khiến người dùng dễ có nguy cơ mắc cao
huyết áp, sức khỏe bị đe dọa.
Theo các chuyên gia, để ngăn
chặn nguy cơ này, khi ăn mỳ gói, mọi người nên cân nhắc sử dụng gói gia
vị và không uống cạn nước trong bát mỳ.
Mỳ gạo Trung Quốc chứa chất gây ung thư
Năm 2011, dư luận hoang mang trước thông tin mỳ làm từ gạo mốc và những
chất phụ gia có thể gây ung thư bị phát hiện tại miền nam Trung Quốc.
Giới chức Trung Quốc cho biết, khoảng 50 nhà máy ở thành phố Đông Quản,
tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, sản xuất khoảng 500 tấn mỳ bẩn mỗi ngày
từ gạo mốc và hỏng.
) |
Các nhà
sản xuất hám lợi đã tẩy trắng gạo mốc rồi dùng các chất phụ gia như lưu
huỳnh dioxit để biến mỗi kg bột thành ba kg mỳ. Trước khi giá gạo tăng
chóng mặt tại Trung Quốc trong 6 tháng cuối năm nay, loại gạo kém chất
lượng này thường được để dành cho gia súc. Phương pháp biến gạo mốc
thành mỳ đó đã lan tới các vùng khác.
Hầu hết số mỳ này được bán trong các căng tin của hàng nghìn nhà máy tại Đông Quản và chỉ khoảng 10% được bán trên thị trường.
Tại Đông Quản, kiểm tra ngẫu nhiên 35 nhà máy sản xuất mỳ gạo vào đầu tháng 12 thì chỉ có 5 nhà máy sản xuất đúng tiêu chuẩn.
Hạnh Giang (tổng hợp)