Thị trường râm ran tin đồn, cơ quan chức năng xác nhận, song người trong cuộc ở các thương vụ sáp nhập, mua bán ngân hàng vẫn ra sức phủ nhận.
Nhân viên ngân hàng: 'Sóng ngầm' mất việc, giảm lương
VIP ngân hàng: Bốn tháng 'lên bờ xuống ruộng'
Lợi nhuận giảm, sếp ngân hàng bị nghi ngờ
Điểm mặt các ngân hàng sắp tái cơ cấu
VIP ngân hàng: Bốn tháng 'lên bờ xuống ruộng'
Lợi nhuận giảm, sếp ngân hàng bị nghi ngờ
Điểm mặt các ngân hàng sắp tái cơ cấu
Hôm 27/10, đại diện Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM, khi trao đổi với báo chí, cho biết đã nhận được văn bản của Ngân hàng Nhà nước chấp thuận việc sáp nhập Ngân hàng Phát triển TP.HCM (HDBank) và Ngân hàng Đại Á. Song thông tin thương vụ này vẫn "kín như bưng".
Trao đổi với phóng viên, nguồn tin từ HDBank xác nhận, phương án mua lại một ngân hàng khác đã được đưa ra tại đại hội cổ đông của nhà băng này từ những ngày tháng 4. Song hiện tại, chưa có thông tin chính thức. Nguồn tin này cũng nói thêm, trong đại hội cổ đông sắp tới, các vấn đề được bàn bạc chủ yếu vẫn là bàn tới phương án hoạt động của ngân hàng. Trước đó, Chủ tịch HĐQT HDBank, bà Phạm Thị Băng Tâm đã phủ nhận thông tin nói trên. Bà Băng Tâm cho biết việc sáp nhập với ngân hàng khác không phải là thông tin từ ban lãnh đạo nhà băng này. "Đối tác" là Ngân hàng Đại Á cũng phủ nhận sự việc bằng cách thông tin hoãn đại hội cổ đông sang tháng 11.
Với trường hợp của Phương Tây (WesternBank), từ giữa tháng 8, khi tin đồn bị Tổng công ty cổ phần Tài chính Dầu khí (PVFC) mua lại, đại diện nhà băng này đã phủ nhận với phóng viên, chiều 15/8. Vị này cho hay, chưa nghe bất cứ kế hoạch gì từ phía HĐQT cũng như Ban điều hành về sự kiện bị mua lại này và nếu đúng là có phương án bán lại ngân hàng cho PVFC, đến khi có tin chính thức, đơn vị này sẽ tự công bố, còn hiện nay tất cả mới chỉ là tin đồn. Chỉ râm ran một vài ngày, sự kiện này lại lắng xuống, đến nay thì trầm hẳn.
Vì sao các ngân hàng đều "sợ" công bố thông tin sáp nhập? Theo một lãnh đạo ngân hàng tại TP.HCM, câu trả lời đơn giản nhất là vì quy định của Ngân hàng Nhà nước. Theo quy định này, việc mua bán, sáp nhập sẽ được giữ bí mật tuyệt đốt cho đến khi được cơ quan chức năng chấp thuận nhằm tránh những biến động tâm lý nhà đầu tư, người dân gây ảnh hưởng đến tiến trình. Tiếp đó, các ngân hàng sợ công bố vì dù có ý sáp nhập, mua bán, nhưng nếu thương vụ bất thành cũng sẽ nảy sinh nhiều đồn đoán và thường là không có lợi cho cả đôi bên.
Trao đổi với phóng viên, nguồn tin từ HDBank xác nhận, phương án mua lại một ngân hàng khác đã được đưa ra tại đại hội cổ đông của nhà băng này từ những ngày tháng 4. Song hiện tại, chưa có thông tin chính thức. Nguồn tin này cũng nói thêm, trong đại hội cổ đông sắp tới, các vấn đề được bàn bạc chủ yếu vẫn là bàn tới phương án hoạt động của ngân hàng. Trước đó, Chủ tịch HĐQT HDBank, bà Phạm Thị Băng Tâm đã phủ nhận thông tin nói trên. Bà Băng Tâm cho biết việc sáp nhập với ngân hàng khác không phải là thông tin từ ban lãnh đạo nhà băng này. "Đối tác" là Ngân hàng Đại Á cũng phủ nhận sự việc bằng cách thông tin hoãn đại hội cổ đông sang tháng 11.
Với trường hợp của Phương Tây (WesternBank), từ giữa tháng 8, khi tin đồn bị Tổng công ty cổ phần Tài chính Dầu khí (PVFC) mua lại, đại diện nhà băng này đã phủ nhận với phóng viên, chiều 15/8. Vị này cho hay, chưa nghe bất cứ kế hoạch gì từ phía HĐQT cũng như Ban điều hành về sự kiện bị mua lại này và nếu đúng là có phương án bán lại ngân hàng cho PVFC, đến khi có tin chính thức, đơn vị này sẽ tự công bố, còn hiện nay tất cả mới chỉ là tin đồn. Chỉ râm ran một vài ngày, sự kiện này lại lắng xuống, đến nay thì trầm hẳn.
Vì sao các ngân hàng đều "sợ" công bố thông tin sáp nhập? Theo một lãnh đạo ngân hàng tại TP.HCM, câu trả lời đơn giản nhất là vì quy định của Ngân hàng Nhà nước. Theo quy định này, việc mua bán, sáp nhập sẽ được giữ bí mật tuyệt đốt cho đến khi được cơ quan chức năng chấp thuận nhằm tránh những biến động tâm lý nhà đầu tư, người dân gây ảnh hưởng đến tiến trình. Tiếp đó, các ngân hàng sợ công bố vì dù có ý sáp nhập, mua bán, nhưng nếu thương vụ bất thành cũng sẽ nảy sinh nhiều đồn đoán và thường là không có lợi cho cả đôi bên.
Trường hợp M&A trong lĩnh vực ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam xuất phát từ việc 2 trong số 3 nhà băng gần như nguy hiểm về thanh khoản |
Còn theo một CEO ngân hàng khác, không loại trừ khả năng nguồn cơn của những vụ M&A ngân hàng là hệ quả của đầu tư chéo lẫn nhau. Chẳng hạn, việc HDBank mua lại DaiA Bank, vị này cho biết, người làm trong ngành đều nhìn ra, đây là thương vụ mua lại cổ phiếu của một ngân hàng khác trước đó đang đầu tư tại DaiA Bank nhằm tháo gỡ cho một số khoản nợ. Tính đến nay, HĐQT của Đại Á có 5 thành viên, trong đó có 2 đại diện của ACB là ông Nguyễn Văn Hòa, ông Đỗ Minh Toàn - Tổng giám đốc ACB từng là Phó chủ tịch Đại Á. Cơ cấu sở hữu của DaiA Bank đến hết năm 2010 còn có phần vốn của một số nhà băng khác như BIDV, ACB.
Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu thì nhận định, các ngân hàng không công bố vì sợ "mất uy tín". Ông cho rằng, hoạt động mua bán, sáp nhập (M&A) tại Việt Nam mang tính bắt buộc nhiều hơn là tự nguyện. Chỉ đến khi không thể cáng đáng cũng như tồn tại, các nhà băng mới tìm đến mua bán, sáp nhập, hợp nhất như một dạng phao cứu sinh. Còn tại nước khác, khi thấy tình hình tài chính "có vấn đề", có những ngân hàng sẽ tự nguyện đàm phán với bên thứ hai để cứu bản thân.
Chẳng hạn, thương vụ 3 ngân hàng gồm Tín Nghĩa, Đệ Nhất, Sài Gòn hợp nhất hồi cuối năm 2011, trong số này có 2 nhà băng “gần chết”, còn cuộc “hôn nhân” của Habubank với SHB thì xuất phát từ sự khó khăn của Habubank khi nợ xấu nhiều, vốn tự có thâm thủng không thể cáng đáng được. “Tại Việt Nam, chuyện các ngân hàng tự động nhập với nhau để làm lành mạnh tình hình tài chính gần như không có vì không ai chịu để mất thương hiệu đã gây dựng nhiều năm. Chỉ đến khi bất đắc dĩ, không còn phương án chống đỡ, những đơn vị này mới chịu sáp nhập hoặc hợp nhất với một người khác", chuyên gia nói trên nhận xét.
Theo giới chuyên gia, các tin đồn M&A, ngay cả khi có hay không có xác nhận cũng sẽ không ảnh hưởng nhiều đến thị trường. Nếu có, tác động chủ yếu tích cực với ngân hàng tung tin đi mua lại về mặt thương hiệu. Còn với các nhà băng vướng tin đồn “bị mua lại, thâu tóm”, cổ giá cổ phiếu sẽ ít nhiều bị tác động. Tuy vậy, các thông tin phần lớn ở dạng tin đồn nên khó có thể kết luận chắc chắn rằng đơn vị "bị mua lại" sẽ chịu ảnh hưởng, trừ trường hợp thông tin M&A được chính người trong cuộc xác nhận.
Theo một chuyên gia khác, chỉ người trong cuộc mới rõ ý đồ khi tung ra những tin đồn kiểu này song không loại trừ trường hợp người "đi tuyên bố" cố tình thổi tin để nâng thương hiệu. Với trường hợp ngân hàng nhỏ nhưng có tiềm lực tài chính lành mạnh, thanh khoản tốt "bắn tin" mua lại một nhà băng khác quy mô vừa phải, thanh khoản yếu, thì điều này là tốt trong bối cảnh thị trường hiện nay vì có thể giúp vực dậy cả 2 phía. Còn về phía các nhà băng tuyên bố đi mua lại đơn vị khác lại có quy mô nhỏ, thanh khoản kém hơn người "bị mua", thì sẽ gây ra chuyện nực cười.
(Theo Infonet)