Chỉ cần một mặt bằng nho nhỏ, vài bộ bàn ghế, điện thoại cùng một tấm bảng ghi thông tin tuyển dụng là đã trở thành một trung tâm giới thiệu việc làm.
Nhan nhản trung tâm…lừa
Trong vai một sinh viên đang có nhu cầu tìm việc làm thêm, chúng tôi đến Trung tâm giới thiệu việc làm G.M trên đường Cách Mạng Tháng Tám (quận Tân Bình). Với diện tích chỉ khoảng 20m2, nhưng có đến 5,6 bộ bàn ghế để “tư vấn”. Trung tâm này luôn nhộn nhịp người ra vào tìm việc.
Lật cuốn sổ học sinh ghi nhằng nhịt, cô nhân viên nhanh nhảu: “Em làm được phục vụ nhà hàng không? Lương 1,3 triệu đồng, làm từ 17h- 23h, hay làm quán café nhé, công việc nhàn hơn nhiều mà thu nhập không thua kém”…Cứ thế, cô luôn miệng nói đến hàng loạt công việc mà chẳng cần quan tâm đến năng lực hay yêu cầu của chúng tôi.
Cuối cùng, tôi chọn việc phục vụ quán café với mức lương 1,4 triệu đồng/tháng. Cô nhân viên này nhanh chóng ghi một tờ giấy giới thiệu nhỏ bằng bàn tay, đồng thời yêu cầu tôi đóng 150.000 đồng phí giới thiệu, kèm theo lời thanh minh: “Chỗ chị chỉ lấy 10% thôi, nhiều chỗ khác còn lấy đến 20,30% đó em”.
Tôi thắc mắc: “Nếu người ta không nhận mình thì sao hả chị?”, cô này chắc nịch: “Nhận chứ, chỗ chị làm ăn uy tín mà em”. Lấy lý do không mang đủ tiền, chúng tôi hẹn chiều quay lại.
Ghé một trung tâm giới thiệu việc làm khác trên đường Phan Văn Trị (Gò Vấp), chúng tôi cũng nhận được những lời chào mời tương tự. Cô nhân viên đon đả: “Sinh viên hả em, làm thêm hả, chỗ chị nhiều việc làm, em làm phụ nhà hàng nha, hay café. Ừ mà có việc phát tờ rơi nè, dễ lắm, 50.000 đồng/buổi em nè. Làm nha”.
Trong vai một sinh viên đang có nhu cầu tìm việc làm thêm, chúng tôi đến Trung tâm giới thiệu việc làm G.M trên đường Cách Mạng Tháng Tám (quận Tân Bình). Với diện tích chỉ khoảng 20m2, nhưng có đến 5,6 bộ bàn ghế để “tư vấn”. Trung tâm này luôn nhộn nhịp người ra vào tìm việc.
Lật cuốn sổ học sinh ghi nhằng nhịt, cô nhân viên nhanh nhảu: “Em làm được phục vụ nhà hàng không? Lương 1,3 triệu đồng, làm từ 17h- 23h, hay làm quán café nhé, công việc nhàn hơn nhiều mà thu nhập không thua kém”…Cứ thế, cô luôn miệng nói đến hàng loạt công việc mà chẳng cần quan tâm đến năng lực hay yêu cầu của chúng tôi.
Cuối cùng, tôi chọn việc phục vụ quán café với mức lương 1,4 triệu đồng/tháng. Cô nhân viên này nhanh chóng ghi một tờ giấy giới thiệu nhỏ bằng bàn tay, đồng thời yêu cầu tôi đóng 150.000 đồng phí giới thiệu, kèm theo lời thanh minh: “Chỗ chị chỉ lấy 10% thôi, nhiều chỗ khác còn lấy đến 20,30% đó em”.
Tôi thắc mắc: “Nếu người ta không nhận mình thì sao hả chị?”, cô này chắc nịch: “Nhận chứ, chỗ chị làm ăn uy tín mà em”. Lấy lý do không mang đủ tiền, chúng tôi hẹn chiều quay lại.
Ghé một trung tâm giới thiệu việc làm khác trên đường Phan Văn Trị (Gò Vấp), chúng tôi cũng nhận được những lời chào mời tương tự. Cô nhân viên đon đả: “Sinh viên hả em, làm thêm hả, chỗ chị nhiều việc làm, em làm phụ nhà hàng nha, hay café. Ừ mà có việc phát tờ rơi nè, dễ lắm, 50.000 đồng/buổi em nè. Làm nha”.
Thấy tôi có vẻ ưng ý, chị này nói: “Em cho chị 100.000 đồng tiền phí, em là sinh viên, chị lấy giá hữu nghị thôi, nếu không nhận được việc chị sẽ hoàn lại cho em 75%”. Tôi móc 100.000 đồng để đóng phí.
Cầm trên tay tờ giấy giới thiệu, tôi tìm đến một căn nhà nằm sâu trong hẻm trên đường Bạch Đằng (Bình Thạnh), chủ nhà có vẻ ngạc nhiên khi thấy chúng tôi đến xin việc phát tờ rơi, ông nói: “Chắc là cái trung tâm gia sư gì đó hồi trước ở đây, chứ tui mới chuyển đến đây mấy tháng, có cần phát gì đâu”.
Ngày hôm sau, chúng tôi quay lại trung tâm để xin lấy lại tiền thì cô nhân viên nói chúng tôi nên đổi việc khác, chứ giờ không có tiền trả vì kế toán không có ở đây.
Theo tìm hiểu, đã rất nhiều người dính “bẫy” của các trung tâm giới thiệu việc làm hoạt động chui. Hầu hết các trung tâm này đều giới thiệu các việc làm “tưởng tượng” để móc túi người tìm việc, rồi sau đó chây ỳ trả lại tiền. Vì nhiêu khê, rắc rối, tốn thời gian nên hầu hết các nạn nhân đều chọn cách “ngậm bồ hòn làm ngọt”.
Các trung tâm giới thiệu việc làm đang mọc lên ngày càng nhiều trong thời buổi nền kinh tế khó khăn như hiện nay. Các trung tâm này chỉ rộng từ 10-20m² với vài ba bộ bàn ghế kê sơ sài.
Mặt tiền có mấy tấm bảng ghi thông tin về việc làm như: cần tài xế lương trên 4 triệu đồng/tháng; nhân viên văn phòng lương 3 triệu đồng/tháng; bán hàng bán thời gian lương 1,3 triệu đồng/tháng….đã và đang mọc lên ở hầu hết các tuyến đường trên địa bàn thành phố, và mỗi ngày, có không ít người lao động phải dính vào cái bẫy này.
Ai quản lý
Theo Thông tư 20 của Bộ Lao động Thương binh - Xã hội ban hành ngày 22.6.2005 nêu rõ: "Điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động của tổ chức giới thiệu việc làm phải có địa điểm và trụ sở làm việc ổn định từ 36 tháng trở lên.
Đảm bảo bố trí đủ các phòng tư vấn, giới thiệu và cung ứng lao động, thông tin thị trường lao động, có trang bị máy vi tính, điện thoại, máy fax, email, các tài liệu liên quan đến thị trường lao động và các trang thiết bị khác phục vụ khách hàng; phải có ít nhất 300 triệu đồng ký quỹ tại ngân hàng và có ít nhất 5 nhân viên có trình độ cao đẳng trở lên thuộc các chuyên ngành kinh tế, luật, ngoại ngữ.
Mỗi chuyên ngành phải có ít nhất một người, người được tuyển dụng vào doanh nghiệp phải có lý lịch rõ ràng, phẩm chất đạo đức tốt, không có tiền án, được UBND cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận".
Trung tâm giới thiệu việc làm mọc tràn lan trên nhiều tuyến đường của thành phố |
Như vậy, hầu hết các trung tâm mà phóng viên tiếp cận trong quá trình thực hiện bài viết này đều không đủ điều kiện để môi giới, giới thiệu việc làm. Câu hỏi đặt ra là, tại sao quy định rõ ràng như vậy, nhưng các trung tâm này vẫn ngang nhiên hoạt động mà chưa có sự kiểm tra, xử lý của các cơ quan chức năng?
Thực tế là, các trung tâm giới thiệu việc làm chui hiện nay không quan tâm nhiều đến năng lực, yêu cầu của người lao động cũng như nhà tuyển dụng.
Hầu hết các thông tin có được đều do sao chép trên mạng, trên báo rồi ghi vào bảng tuyển dụng. Hơn nữa, trong thời buổi internet phát triển như hiện nay, rất ít doanh nghiệp cần đến trung tâm giới thiệu việc làm để tuyển dụng nữa.
Chính vì vậy, các trung tâm giới thiệu việc làm dạng này thường chỉ là địa điểm “thu phí” người lao động nghèo, kém hiểu biết. Rồi sau đó tìm cách ẵm trọn hoặc trả lại một phần nào đó nếu người lao động làm căng. Dù theo cách nào, phần chịu thiệt vẫn là người lao động.
(Theo Xzone/TTTĐ)