Đoàn thanh tra của Ngân hàng Nhà nước đã tiến hành thanh tra toàn bộ hoạt động của Navibank trong tháng 2-2012.
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa đề nghị Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Việt (Navibank, mã NVB-HNX) giải trình một số thông tin về trên báo chí.
Gần đây, dẫn lời Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình, báo chí phản ánh tình trạng một số ngân hàng thương mại cổ phần báo cáo lãi nhưng qua thanh tra thực tế là lỗ, giảm vốn điều lệ, thậm chí không còn vốn điều lệ…
Với đề nghị giải trình của HNX trước phản ánh trên, Navibank cũng vừa có văn bản trả lời, trong đó có những thông tin đáng chú ý.
Navibank cho biết, nằm trong kế hoạch thanh tra toàn diện tất cả các tổ chức tín dụng trong năm 2012, đoàn thanh tra của Ngân hàng Nhà nước đã tiến hành thanh tra toàn bộ hoạt động của Navibank trong tháng 2-2012.
Theo kết luận thanh tra, cơ quan thanh tra giám sát đã yêu cầu Navibank trích lập dự phòng rủi ro bổ sung vì có một số nguyên nhân: nợ xấu gia tăng, tài sản bảo đảm chưa hoàn tất thủ tục pháp lý, dự phòng các khoản tiền gửi liên ngân hàng... Việc trích lập bổ sung dẫn đến vốn chủ sở hữu thực của ngân hàng này chỉ còn lại là 2.513 tỉ đồng, thấp hơn mức vốn pháp định tối thiểu theo quy định là 3.000 tỉ đồng.
Gần đây, dẫn lời Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình, báo chí phản ánh tình trạng một số ngân hàng thương mại cổ phần báo cáo lãi nhưng qua thanh tra thực tế là lỗ, giảm vốn điều lệ, thậm chí không còn vốn điều lệ…
Với đề nghị giải trình của HNX trước phản ánh trên, Navibank cũng vừa có văn bản trả lời, trong đó có những thông tin đáng chú ý.
Navibank cho biết, nằm trong kế hoạch thanh tra toàn diện tất cả các tổ chức tín dụng trong năm 2012, đoàn thanh tra của Ngân hàng Nhà nước đã tiến hành thanh tra toàn bộ hoạt động của Navibank trong tháng 2-2012.
Theo kết luận thanh tra, cơ quan thanh tra giám sát đã yêu cầu Navibank trích lập dự phòng rủi ro bổ sung vì có một số nguyên nhân: nợ xấu gia tăng, tài sản bảo đảm chưa hoàn tất thủ tục pháp lý, dự phòng các khoản tiền gửi liên ngân hàng... Việc trích lập bổ sung dẫn đến vốn chủ sở hữu thực của ngân hàng này chỉ còn lại là 2.513 tỉ đồng, thấp hơn mức vốn pháp định tối thiểu theo quy định là 3.000 tỉ đồng.
Do cơ quan thanh tra yêu cầu trích dự phòng bổ sung, vốn chủ sở hữu thực của ngân hàng bị giảm mạnh... |
Thực hiện kết luận thanh tra, Navibank đã thực hiện một số giải pháp như: giảm một số khản nợ xấu theo kết luận của thanh tra, phối hợp với khách hàng hoàn tất thủ tục pháp lý liên quan đến tài sản đảm bảo, yêu cầu khách hàng bổ sung thêm tài sản đảm bảo, mời đơn vị định giá độc lập để định giá lại các tài sản bảo đảm làm căn cứ tính và trích lập dự phòng rủi ro bổ sung...
Sau khi hoàn tất các nội dung trên, đối chiếu giải trình với cơ quan thanh tra giám sát, số dự phòng rủi ro phải trích bổ sung của Navibank đã giảm so với số dự phòng rủi ro phải trích theo kết luận của thanh tra. Theo đó, vốn chủ sở hữu của ngân hàng này đã “trở lại”; tính đến thời điểm 30-9-2012 là 3.027 tỉ đồng.
Navibank cũng cho biết, theo yêu cầu của kết luận thanh tra, ngân hàng đã lập đề án tự tái cơ cấu trình Ngân hàng Nhà nước để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Như vậy, Navibank là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên công bố về tình trạng từng bị giảm vốn chủ sở hữu khá lớn như vậy. Điều đáng nói là thông tin cụ thể từ đợt thanh tra hồi tháng 2-2012 nhưng đến nay mới được công bố một cách chính thức.
Navibank là ngân hàng đã niêm yết, thực hiện công bố thông tin theo yêu cầu của HNX. Còn “một số” ngân hàng khác cũng có tình trạng lỗ hoặc nợ xấu ăn vào vốn điều lệ… thì không biết có được công bố thông tin cụ thể hay không.
(Theo VnEconomy)