Trong mấy ngày nay, thị trường liên tục đón nhận thông tin về việc các CTCK rút bớt nghiệp vụ và bị kiểm soát đặc biệt. Rút nghiệp vụ môi giới, nghiệp vụ tự doanh cũng đồng nghĩa với việc các CTCK này dần rút chân ra khỏi thị trường.
Âm thầm thâu tóm công ty chứng khoán
Đình chỉ lưu ký 2 công ty chứng khoán
Sẽ ồ ạt lập công ty chứng khoán 100% vốn ngoại?
Hàng loạt 'sếp' lớn công ty chứng khoán bị bắt
Nhiều công ty chứng khoán bị nghi ngờ không hoạt động
Đình chỉ lưu ký 2 công ty chứng khoán
Sẽ ồ ạt lập công ty chứng khoán 100% vốn ngoại?
Hàng loạt 'sếp' lớn công ty chứng khoán bị bắt
Nhiều công ty chứng khoán bị nghi ngờ không hoạt động
Còn đối với các trường hợp rơi vào tình trạng bị kiểm soát đặc biệt, nếu trong vòng 6 tháng không khắc phục được tình trạng này sẽ bị đình chỉ hoạt động. Hoạt động tái cấu trúc hệ thống các CTCK đang bước vào giai đoạn tăng tốc và căng thẳng.
Rút môi giới, tái cấu trúc…
Ngày 20.11, CTCK Sao Việt (SVS) đã có thông báo gửi tới NĐT. Trong đó, Cty cho biết đã ký thỏa thuận chuyển giao tài khoản GDCK của NĐT với CTCK FPT. Sao Việt cũng cho biết, Cty sẽ ngừng mở tài khoản giao dịch và ký kết hợp đồng mới với NĐT kể từ ngày 23.11. Cty cũng đề nghị NĐT có tài khoản GDCK tại SVS đến làm thủ tục tất toán tài khoản và chuyển khoản CK sang thành viên lưu ký khác trước ngày Cty được HSX và HNX chấp thuận cho ngừng giao dịch.
Trước đó, ĐHCĐ bất thường của CTCK Sao Việt đã đồng ý rút bớt nghiệp vụ môi giới và lưu ký CK của Cty này với tỉ lệ tán thành là 100%. Ngoài ra, ĐHCĐ bất thường cũng thông qua việc tự nguyện chấm dứt tư cách thành viên giao dịch thị trường niêm yết trên cả hai sở: UPCoM và VSD.
CTCK Sao Việt cũng cho biết, các cổ đông của Cty này còn thông qua phương án tái cấu trúc hoạt động, phương án xử lý các hợp đồng đã ký với khách hàng. Không chỉ Sao Việt đến nay mới nghĩ đến phương án tái cấu trúc, mà trước đó CTCK SBS đã lên kế hoạch về việc tái cấu trúc Cty nhưng cuối cùng không thành vì bị các cổ đông bác bỏ.
… rút cả tự doanh để tồn tại
Có một điểm khác là ở CTCK Viễn Đông khi rút nghiệp vụ là trong Giấy phép số 112/GPĐC- UBCK được Chủ tịch UBCKNN ký về việc điều chỉnh Giấy phép thành lập và hoạt động số 76/UBCK-GP CTCK Viễn Đông đã rút bớt nghiệp vụ tự doanh CK. Đây được coi là một trong số ít các trường hợp rút bớt nghiệp vụ này.
Theo nhận định của khá nhiều CTCK thì đây cũng dễ hiểu, bởi trong bối cảnh èo uột hiện nay, mảng tự doanh của nhiều CTCK rơi vào tình trạng thua lỗ kéo dài. Việc rút bớt nghiệp vụ này cũng đồng nghĩa với việc cắt bớt một hoạt động không những không mang lại lợi ích, mà còn trở thành gánh nặng tài chính của Cty.
Nhưng không dừng ở đó, theo Điều 60 của Luật CK quy định về nghiệp vụ kinh doanh của CTCK: “CTCK chỉ được phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành CK khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh CK”. Do đó, với trường hợp này, CTCK Viễn Đông sẽ chỉ còn được thực hiện hai nghiệp vụ là môi giới và tư vấn đầu tư (và các dịch vụ tư vấn tài chính khác theo quy định). Trong bối cảnh này, đây cũng là lựa chọn của nhiều CTCK khi nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chiếm số pháp định tới 165 tỉ đồng và nghiệp vụ tự doanh là 100 tỉ đồng. Như vậy, với hai nghiệp vụ này CTCK Viễn Đông chỉ cần số vốn pháp định là 35 tỉ đồng...
Theo thống kê, hiện có 3 CTCK đã bị đình chỉ, 7 CTCK bị đưa vào diện kiểm soát. Được biết, một số CTCK khác trong thời gian tới cũng sẽ rơi vào tình trạng bị kiểm soát. Không chỉ với những trường hợp trên mà với hệ thống các CTCK hiện nay, cuộc tái cấu trúc đang ở giai đoạn quyết liệt và căng thẳng. Với những trường hợp rơi vào “danh sách”, bản thân các CTCK phải tự xử lý nội bộ với nhau chứ không thể trông chờ vào một sự hỗ trợ nào từ phía cơ quan quản lý ngoài việc hỗ trợ về pháp lý.
Điều quan trọng đối với thị trường hiện nay như định hướng của UBCKNN là cần lành mạnh thị trường. Quan trọng hơn là bảo vệ được quyền lợi chính đáng của NĐT trong các trường hợp đã, đang và sẽ được tái cấu trúc.
Rút môi giới, tái cấu trúc…
Ngày 20.11, CTCK Sao Việt (SVS) đã có thông báo gửi tới NĐT. Trong đó, Cty cho biết đã ký thỏa thuận chuyển giao tài khoản GDCK của NĐT với CTCK FPT. Sao Việt cũng cho biết, Cty sẽ ngừng mở tài khoản giao dịch và ký kết hợp đồng mới với NĐT kể từ ngày 23.11. Cty cũng đề nghị NĐT có tài khoản GDCK tại SVS đến làm thủ tục tất toán tài khoản và chuyển khoản CK sang thành viên lưu ký khác trước ngày Cty được HSX và HNX chấp thuận cho ngừng giao dịch.
Trước đó, ĐHCĐ bất thường của CTCK Sao Việt đã đồng ý rút bớt nghiệp vụ môi giới và lưu ký CK của Cty này với tỉ lệ tán thành là 100%. Ngoài ra, ĐHCĐ bất thường cũng thông qua việc tự nguyện chấm dứt tư cách thành viên giao dịch thị trường niêm yết trên cả hai sở: UPCoM và VSD.
CTCK Sao Việt cũng cho biết, các cổ đông của Cty này còn thông qua phương án tái cấu trúc hoạt động, phương án xử lý các hợp đồng đã ký với khách hàng. Không chỉ Sao Việt đến nay mới nghĩ đến phương án tái cấu trúc, mà trước đó CTCK SBS đã lên kế hoạch về việc tái cấu trúc Cty nhưng cuối cùng không thành vì bị các cổ đông bác bỏ.
CTCK Viễn Đông đã rút bớt nghiệp vụ tự doanh CK. |
… rút cả tự doanh để tồn tại
Có một điểm khác là ở CTCK Viễn Đông khi rút nghiệp vụ là trong Giấy phép số 112/GPĐC- UBCK được Chủ tịch UBCKNN ký về việc điều chỉnh Giấy phép thành lập và hoạt động số 76/UBCK-GP CTCK Viễn Đông đã rút bớt nghiệp vụ tự doanh CK. Đây được coi là một trong số ít các trường hợp rút bớt nghiệp vụ này.
Theo nhận định của khá nhiều CTCK thì đây cũng dễ hiểu, bởi trong bối cảnh èo uột hiện nay, mảng tự doanh của nhiều CTCK rơi vào tình trạng thua lỗ kéo dài. Việc rút bớt nghiệp vụ này cũng đồng nghĩa với việc cắt bớt một hoạt động không những không mang lại lợi ích, mà còn trở thành gánh nặng tài chính của Cty.
Nhưng không dừng ở đó, theo Điều 60 của Luật CK quy định về nghiệp vụ kinh doanh của CTCK: “CTCK chỉ được phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành CK khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh CK”. Do đó, với trường hợp này, CTCK Viễn Đông sẽ chỉ còn được thực hiện hai nghiệp vụ là môi giới và tư vấn đầu tư (và các dịch vụ tư vấn tài chính khác theo quy định). Trong bối cảnh này, đây cũng là lựa chọn của nhiều CTCK khi nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chiếm số pháp định tới 165 tỉ đồng và nghiệp vụ tự doanh là 100 tỉ đồng. Như vậy, với hai nghiệp vụ này CTCK Viễn Đông chỉ cần số vốn pháp định là 35 tỉ đồng...
Theo thống kê, hiện có 3 CTCK đã bị đình chỉ, 7 CTCK bị đưa vào diện kiểm soát. Được biết, một số CTCK khác trong thời gian tới cũng sẽ rơi vào tình trạng bị kiểm soát. Không chỉ với những trường hợp trên mà với hệ thống các CTCK hiện nay, cuộc tái cấu trúc đang ở giai đoạn quyết liệt và căng thẳng. Với những trường hợp rơi vào “danh sách”, bản thân các CTCK phải tự xử lý nội bộ với nhau chứ không thể trông chờ vào một sự hỗ trợ nào từ phía cơ quan quản lý ngoài việc hỗ trợ về pháp lý.
Điều quan trọng đối với thị trường hiện nay như định hướng của UBCKNN là cần lành mạnh thị trường. Quan trọng hơn là bảo vệ được quyền lợi chính đáng của NĐT trong các trường hợp đã, đang và sẽ được tái cấu trúc.
CTCK Mê Kông tiếp tục bị kiểm soát đặc biệt UBCK vừa quyết định đặt CTCK Mê Kông vào tình trạng kiểm soát đặc biệt lần 2 do Cty vi phạm quy định về tỉ lệ an toàn tài chính. Thời gian kiểm soát đặc biệt không quá 6 tháng. Tuy nhiên, UBCKNN cũng cho biết, trong thời hạn bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, CTCK Mê Kông sẽ bị đình chỉ hoạt động nếu không khắc phục được tình trạng kiểm soát đặc biệt, đồng thời vi phạm các quy định dẫn tới bị đình chỉ theo quy định của pháp luật. UBCKNN cũng yêu cầu Cty có trách nhiệm tuân thủ các quy định nhằm khắc phục tình trạng bị kiểm soát đặc biệt theo quy định của Thông tư 226/2010/TT-BTC. |
(Theo Lao động)