Sự thiếu hợp tác từ phía cổ đông lớn đối với các chính sách, biện pháp tái cơ cấu theo chỉ đạo NHNN gây khó khăn cho quá trình tái cơ cấu.
Đây là một trong bốn khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng nói chung, khu vực ngân hàng nói riêng, được Chính phủ nêu tại bản báo cáo mới nhất về việc thực hiện đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế.
Ở nội dung tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng, Chính phủ đánh giá, Ngân hàng Nhà nước về cơ bản đã kiểm soát được tình hình của các ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém; khả năng chi trả của các ngân hàng nói trên đã được cải thiện đáng kể, nguy cơ rủi ro gây mất an toàn hệ thống đã được đẩy lùi.
Thanh khoản của hệ thống nói chung và các tổ chức tín dụng nói riêng đã được tăng cường và cải thiện đáng kể. Nguy cơ rủi ro gây mất an toàn hệ thống đã được đẩy lùi. Tính đến quý III/2012, hệ thống các tổ chức tín dụng dư thừa vốn khả dụng, đặc biệt là các ngân hàng thương mại nhà nước, báo cáo nêu rõ.
Trong các khó khăn vướng mắc, báo cáo nhấn mạnh, việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại và xử lý các ngân hàng thương mại yếu kém là vấn đề hết sức phức tạp, nhạy cảm, liên quan đến quyền, nghĩa vụ, lợi ích của nhiều bên và mất nhiều thời gian với nhiều thủ tục, quy trình. Nhưng thực tế lại đòi hỏi phải đẩy nhanh tiến độ, giải quyết dứt điểm các vụ việc phát sinh để hạn chế tổn thất và ảnh hưởng đến an toàn hệ thống.
Ở nội dung tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng, Chính phủ đánh giá, Ngân hàng Nhà nước về cơ bản đã kiểm soát được tình hình của các ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém; khả năng chi trả của các ngân hàng nói trên đã được cải thiện đáng kể, nguy cơ rủi ro gây mất an toàn hệ thống đã được đẩy lùi.
Thanh khoản của hệ thống nói chung và các tổ chức tín dụng nói riêng đã được tăng cường và cải thiện đáng kể. Nguy cơ rủi ro gây mất an toàn hệ thống đã được đẩy lùi. Tính đến quý III/2012, hệ thống các tổ chức tín dụng dư thừa vốn khả dụng, đặc biệt là các ngân hàng thương mại nhà nước, báo cáo nêu rõ.
Trong các khó khăn vướng mắc, báo cáo nhấn mạnh, việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại và xử lý các ngân hàng thương mại yếu kém là vấn đề hết sức phức tạp, nhạy cảm, liên quan đến quyền, nghĩa vụ, lợi ích của nhiều bên và mất nhiều thời gian với nhiều thủ tục, quy trình. Nhưng thực tế lại đòi hỏi phải đẩy nhanh tiến độ, giải quyết dứt điểm các vụ việc phát sinh để hạn chế tổn thất và ảnh hưởng đến an toàn hệ thống.
Giải quyết hợp lý “mâu thuẫn” trên, theo nhận định của Chính phủ là việc không dễ. Từ đó, việc xử lý các ngân hàng thương mại yếu kém vừa qua chậm hơn so với kế hoạch dự kiến.
Đặc biệt, bản báo cáo cũng nhìn thẳng vào vướng mắc từ sự thiếu hợp tác, thậm chí chống đối, từ phía cổ đông lớn của các ngân hàng thương mại yếu kém đối với các chính sách, biện pháp tái cơ cấu theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, gây khó khăn cho quá trình tái cơ cấu đối với các ngân hàng này.
Ngoài ra, nguồn lực tài chính quốc gia là hạn chế để có thể hỗ trợ cho việc xử lý nợ xấu, lành mạnh hóa và nâng cao năng lực tài chính của hệ thống tổ chức tín dụng, làm chậm tiến trình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng cũng là nguyên nhân nữa được nêu tại báo cáo.
Trong các tháng còn lại của năm 2012 và năm 2013, Chính phủ cho biết sẽ sớm phê duyệt phương án tái cơ cấu đối với 4 ngân hàng thương mại yếu kém còn lại trong số 9 ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém, phải cơ cấu lại. Đồng thời, giám sát chặt chẽ quá trình tái cơ cấu, đảm bảo duy trì sự an toàn, ổn định của hệ thống, đảm bảo sự lành mạnh của ngân hàng sau tái cơ cấu.
Công việc tiếp theo được tập trung thực hiện là chỉ đạo các tổ chức tín dụng khác xây dựng phương án và thực hiện tái cơ cấu trên các mặt: lành mạnh hóa tài chính, bao gồm xử lý nợ xấu và tăng vốn điều lệ, cơ cấu lại danh mục hoạt động, đổi mới và nâng cao hiệu lực quản trị nội bộ, hoàn thành căn bản cơ cấu lại sở hữu, pháp nhân của ngân hàng thương mại yếu kém, hoàn thành cơ cấu lại các công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính.
Liên quan đến nợ xấu, Chính phủ cho hay, Ngân hàng Nhà nước đã và cho phép các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giữ nguyên nhóm nợ đối với các khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ nếu xét thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng có chiều hướng tích cực và có khả năng trả nợ tốt sau khi điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ. Đến ngày 30/6/2012 có 36,5 nghìn tỷ đồng dư nợ tín dụng được cơ cấu lại và giữ nguyên nhóm nợ.
Báo cáo cũng cho biết, Thủ tướng Chính phủ đang trực tiếp chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước và các bộ, cơ quan có liên quan xây dựng, trình Bộ Chính trị, Chính phủ Đề án thành lập công ty quản lý tài sản để xử lý nợ xấu một cách tập trung và với quy mô lớn, trong đó tập trung xử lý nợ xấu có tài sản bảo đảm là bất động sản.
Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan hoàn thành sửa đổi, bổ sung các quy định an toàn trong hoạt động ngân hàng; chỉ đạo giải quyết nợ xấu trong khuôn khổ công ty quản lý tài sản được thành lập và hoạt động theo phương án đã được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, báo cáo nêu rõ.
(Theo Vneconomy)