Sóng gió gia đình của chủ doanh nghiệp Trung Quốc giờ đây có thể làm rung chuyển thị trường chứng khoán, làm hốt hoảng các nhà đầu tư.
Mới đây, báo chí thế giới rúng động trước thông tin bà Wu Yajun ly hôn và phải
chuyển 29% cổ phần của mình tại Longfor cho người chồng cũ, đồng thời bị tuột
mất danh hiệu nữ tỷ phú giàu nhất Trung Quốc khi tài sản sụt giảm vài tỷ USD.
Đối với các nhà đầu tư, điều mà họ lo lắng là liệu người chồng có bán rẻ đi số cổ phần đó khiến cho số cổ phần mà cặp đôi này nắm giữ tại tập đoàn xuống dưới 50%. Điều này có nghĩa là nguy cơ nhiều thỏa thuận sẽ bị phá vỡ và doanh nghiệp này phải đối mặt với những yêu cầu thanh toán nợ, Barclays cho hay.
Ngày nay, hôn nhân đổ vỡ của chủ doanh nghiệp lại trở thành một rủi ro lớn đối với các nhà đầu tư Trung Quốc. Cổ phiếu của tập đoàn bất động sản Longfor đã giảm 4% vào ngày 20/11 vừa qua sau khi có thông tin vợ chồng nhà sáng lập ly hôn và phân chia cổ phần kiểm soát. Điều này dấy lên lo sợ về tình trạng các thỏa thuận kinh doanh sẽ bị phá vỡ. Mâu thuẫn gia đình giờ đây không còn xa lạ trong giới kinh doanh và các nhà đầu tư cũng bất đắc dĩ trở thành người trong cuộc.
Có thể khẳng định, Longfor không phải là doanh nghiệp Trung Quốc đầu tiên bị chấn thương sau chia rẽ hôn nhân của nữ lãnh đạo.
Đối với các nhà đầu tư, điều mà họ lo lắng là liệu người chồng có bán rẻ đi số cổ phần đó khiến cho số cổ phần mà cặp đôi này nắm giữ tại tập đoàn xuống dưới 50%. Điều này có nghĩa là nguy cơ nhiều thỏa thuận sẽ bị phá vỡ và doanh nghiệp này phải đối mặt với những yêu cầu thanh toán nợ, Barclays cho hay.
Ngày nay, hôn nhân đổ vỡ của chủ doanh nghiệp lại trở thành một rủi ro lớn đối với các nhà đầu tư Trung Quốc. Cổ phiếu của tập đoàn bất động sản Longfor đã giảm 4% vào ngày 20/11 vừa qua sau khi có thông tin vợ chồng nhà sáng lập ly hôn và phân chia cổ phần kiểm soát. Điều này dấy lên lo sợ về tình trạng các thỏa thuận kinh doanh sẽ bị phá vỡ. Mâu thuẫn gia đình giờ đây không còn xa lạ trong giới kinh doanh và các nhà đầu tư cũng bất đắc dĩ trở thành người trong cuộc.
Có thể khẳng định, Longfor không phải là doanh nghiệp Trung Quốc đầu tiên bị chấn thương sau chia rẽ hôn nhân của nữ lãnh đạo.
Trước đó, người vợ cũ của ông Gary Wang - nhà sáng lập Tudou - đã nhờ đến một tòa án tại Thượng Hải phong tỏa toàn bộ tài sản của chồng. Vụ việc này đã khiến cho việc tiến hành IPO của website Video này bị gián đoạn đến nửa năm. Cuối cùng IPO cũng đã được thực hiện vào năm 2011, tuy nhiên cổ phiếu của công ty đã rơi vào tình trạng chật vật để bám trụ. Cuối cùng Tudou cũng đã đã bị đối thủ Youku thâu tóm 1 năm sau đó.
Nhà sáng lập của Blue Focus- công ty quan hệ công chúng niêm yết tại Thâm Quyến đã không thể nắm giữ vai trò cổ đông lớn nhất tại công ty sau khi chia cho vợ cũ gần một nửa cổ phần của mình vào năm 2011.
Hôn nhân thường là rất tốn kém đối với những người giàu có trên khắp thế giới, tuy nhiên việc mất đến một nửa để chế kinh doanh thì không nhiều. Điều khác biệt là, tại Trung Quốc, rất nhiều công ty vẫn nằm trong tay của nhiều nhà sáng lập và thường là vợ chồng.
Tuy vậy, việc đưa ra những thỏa thuận trước hôn nhân lại rất hiếm hoi. Trong khi đó, phần lớn tài sản của họ lại nằm ở cổ phiếu doanh nghiệp. Trong trường hợp vợ chồng chủ doanh nghiệp ly hôn mà không có thỏa thuận kinh doanh trước đó, các tòa án Trung Quốc thường chọn giải pháp chia đôi tài sản của họ.
Theo số liệu chính thức, năm 2011, có khoảng 3 triệu cặp vợ chồng ly hôn, tăng 7% so với năm trước. Khi mà tỷ lệ ly hôn tại Trung Quốc đang có xu hướng gia tăng, các nhà đầu tư nên biết rằng, những chấn động trong cuộc sống riêng tư của doanh nhân, nhất là chủ doanh nghiệp có thể gây ra những hậu quả không nhỏ cho nhiều người.
HungNinh (Theo Reuters)