Trong không ít DN đang mắc kẹt với đầu tư ngân hàng thì nhiều DN khác
kể cả DN nhà nước vẫn muốn lao vào. Chẳng lẽ, không có đầu tư ngân hàng thì
không thành DN vững mạnh.
'Mất mồi' tái cơ cấu ngân hàng?
Sếp ngân hàng: Kẻ vào tù, người chuyển việc
Tái cơ cấu ngân hàng 'vướng' vì cổ đông chống đối
Sếp ngân hàng: Kẻ vào tù, người chuyển việc
Tái cơ cấu ngân hàng 'vướng' vì cổ đông chống đối
Tái cơ cấu vẫn đòi đầu tư NH
Vừa rời khỏi Chính phủ về với Bộ Xây dựng và “xuống cấp” từ tập đoàn thành tổng công ty, Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và Đô thị (HUD) đã tỏ tham vọng đầu tư vào lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm.
Theo đó, trong điều lệ hoạt động mới của HUD với vốn tạm tính là 3.981 tỷ đồng sẽ kinh doanh ngành nghề chính vẫn là đầu tư phát triển và kinh doanh nhà ở, bất động sản (BĐS), các khu dân cư, đô thị, khu công nghiệp và khu kinh tế… thì một điểm gây chú ý là DNNN này này sẽ được kinh doanh cả tài chính, ngân hàng, bảo hiểm...
Tham vọng đầu tư vào lĩnh vực tài chính, ngân hàng của HUD trên thực ra mới chỉ ở trên giấy và cũng chỉ là một mảng kinh doanh được vạch ra trong bản điều lệ của tổng công ty. Đó có thể là tính toán dài hơi khi mà đơn vị này cũng nằm trong danh sách cổ phần hóa và thị trường chứng khoán (TTCK) sẽ ngày càng được mở rộng.
Mặc dù vậy, dự tính nói trên cũng là một tín hiệu cho thấy một điều là mảng đầu tư tài chính, ngân hàng vấn được nhiều DNNN thèm muốm. Và dường như mảnh đất này không hề mất đi sự hấp dẫn như nhiều người lo ngại. Sự suy yếu của hệ thống ngân hàng với nợ xấu chồng chất, lãi tụt giảm, hoạt động tín dụng eo hẹp… có lẽ không ảnh hưởng tới mong muốn đầu tư của nhiều đại gia, trong đó có các tập đoàn, DNNN lớn.
Hiện tượng này dường như đang đi ngược lại làn sóng âm thầm rút vốn khỏi ngân hàng của nhiều đại gia trong bối cảnh ngân hàng bị “soi” khá kỹ, không còn được coi là con gà cung cấp trứng vàng mà rủi ro lại khá lớn.
Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý rằng, Chính phủ đang quyết liệt yêu cầu các tập đoàn và DNNN lớn rút dần khỏi đầu tư ngoài ngành, nhất là lĩnh vực ngân hàng, tài chính.
Kẻ chán người thèm?
Làn sóng rút vốn khỏi ngân hàng gần đây diễn ra khá mạnh mẽ với một số vụ điển hình gần đây như: Nhóm các công ty liên quan đến ACB đã thoái 4.500 tỷ đồng vốn tại KienLongBank và Eximbank; một số công ty, người liên quan của đại gia Đặng Thành Tâm rút khỏi Westernbank, Navibank; gia đình ông Đặng Văn Thành rút dần khỏi Sacombank…
Trên thực tế, có rất nhiều lý do khác nhau khiến nhiều đại gia rút vốn khỏi ngân hàng nhưng nguyên nhân phổ biến nhất vẫn là hệ thống ngân hàng trục trặc, các ngân hàng đối mặt với vô vàn khó khăn.
Lợi nhuận của các NH 9 tháng đầu năm 2012 cũng đang phủ một màu xám. Đa số các ngân hàng chứng kiến lợi nhuận giảm mạnh tới trên 50% cho đến lỗ do nợ xấu cao phải trích lập dự phòng lớn, lãi suất cho vay giảm, tăng trưởng tín dụng thấp, tất toán vàng.
Lợi nhuận suy giảm từ nhỏ cho đến các “ông lớn” như Vietcombank, Sacombank, ACB, Eximbank. Thống kê của các ngân hàng tại TP.HCM cho thấy, lợi nhuận 10 tháng đầu năm 2012 chỉ bằng 28,5% của năm 2011.
Trong năm trước (2011) khi mà lợi nhuận ngân hàng được cho là “khủng” nhưng Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cũng đã khẳng định, lợi nhuận của các ngân hàng không cao như nhiều người nghĩ.
Theo Thống đốc, có một số ngân hàng vì muốn quảng bá thương hiệu sau mỗi tháng, mỗi quý đã công bố lợi nhuận đã khiến dư luận hiểu nhầm ngân hàng lãi lớn. Nhưng thực tế theo đúng quy định về hạch toán thì sau 6 tháng, 1 năm, sau khi đã trừ đi các khoản chi phí, trích lập dự phòng rủi ro... thì mới chính thức là lợi nhuận. Theo vị “tổng quản” này, qua giám sát các ngân hàng thương mại, NHNN khẳng định, lợi nhuận của ngân hàng không lớn, không cao hơn các lĩnh vực khác.
Mặc dù tỷ suất lợi nhuận không cao so với các ngành khác, nhưng ngành ngân hàng dường như vẫn được coi là lựa chọn số 1 và là miếng bánh được tranh giành của nhiều đại gia trong suốt những năm qua, thậm chí cả ở thời điểm khó khăn như hiện tại. Điều này có thể nhận thấy qua mong muốn tham gia vào ngành ngân hàng của HUD nói trên.
Qua các vụ việc doanh nghiệp sân sau của ngân hàng bị đề cập gần đây, có thể thấy, cái lợi của việc đầu tư vào ngân hàng nằm phần lớn ở lợi thế trong việc vay vốn, sử dụng tín dụng dễ dãi, giá rẻ. Với những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cần nhiều vốn như BĐS, tài chính chứng khoán… thì có 1 ngân hàng chống lưng quả không có gì bằng.
Các đại gia thoái vốn khỏi ngân hàng gần đây, phải chăng là ở trong tình trạng bắt buộc khi mà nợ xấu ngập đầu hoặc/và sức ép lớn?
Quản trị hệ thống ngân hàng đang ở mức khá yếu kém đang là cơ hội cho nhiều đối tượng trục lợi, có thể sẽ dẫn tới những rủi ro lớn.
Theo một đánh giá gần đây của World Bank và IMF, hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn chưa thực hiện được hết các tiêu chuẩn của Basel I. Về dài hạn, NHNN đưa ra mục tiêu khá khiêm tốn là đến năm 2015 sẽ đạt được đầy đủ cấu phần của Basel I, cố gắng đạt một phần tiêu chí của Basel II.
Số liệu đầu tư ngoài ngành năm 2011 (của tập đoàn, tổng công ty) cho thấy,
lượng tiền đổ vào các mảng chứng khoán, quỹ đầu tư, bảo hiểm, ngân hàng, BĐS vẫn
tăng 3.056 tỷ so với năm 2010 lên 23.744 tỷ đồng. Nó diễn ra trong bối cảnh từ năm 2011 Thủ tướng Chính phủ đã có những chỉ đạo yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty thoái vốn ngoài ngành (trong đó có ngân hàng, tài chính) và đã được hiện thực hóa thành văn bản trong vài tháng qua. Hiện tại, một số trường hợp thoái vốn ngoài ngành chưa thành công Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Nhà Hà Nội (Handico) 5 lần thoái vốn bất thành cổ phiếu Chứng khoán Hòa Bình (HBS), EVN chưa thoái vốn được tại ABBank, Vinacomin chưa thể thoái vốn khỏi Bảo hiểm SHB-Vinacomin… càng cho thấy tình trang kẻ chán người thèm, chết vẫn không chừa trong đầu tư ngoài ngành, vào chứng khoán, ngân hàng. |
Mạnh Hà