Trong số gần 4.500 vụ liên quan đến “tín dụng đen” xảy ra từ năm 2010 đến nay, có khoảng 100 vụ lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, huy động vốn với lãi suất cao do người dân tự huy động.
Gần 4.500 vụ việc liên quan đến tín dụng đen; đó là con số mà Cục CSHS- Bộ Công an thống kê, xảy ra từ năm 2010 đến nay. Kèm theo đó là hàng loạt tội danh: gây rối trật tự, cố ý gây thương tích, bắt giữ người trái pháp luật, cưỡng đoạt tài sản, cướp tài sản, thậm chí giết người…
Hợp đồng… cướp nhà
Nghe “đồn” nhiều về cách tính lãi suất kinh khủng của dân làm “tín dụng đen”, nhưng chúng tôi thực sự choáng khi đọc lá đơn trình báo của chị Vương Thị H., 39 tuổi, quê Khoái Châu, Hưng Yên, gửi đến cơ quan chức năng.
Sau nhiều năm tích cóp, vợ chồng chị H. mua được 2 ngôi nhà ở Hà Nội, 1 ở quận Hoàn Kiếm, 1 ở quận Ba Đình. Vì không có hộ khẩu Hà Nội nên vợ chồng chị H. đã phải nhờ một người họ hàng đứng tên trong giấy chứng nhận nhà đất (“sổ đỏ”). Một thời gian sau đó, tình cờ vợ chồng chị H. biết được người họ hàng của mình, do thua lỗ làm ăn nên đã lén mang thế chấp giấy tờ cả 2 ngôi nhà trên để vay “tín dụng đen” của một công ty có trụ sở ở quận Cầu Giấy. Tổng số tiền vay là 900 triệu đồng, chia làm 2 đợt vào tháng 8 và tháng 10-2009.
Cùng với đơn trình báo gửi cơ quan chức năng, vợ chồng chị H. gửi bản hợp đồng “Vay và cho vay tiền” giữa người họ hàng của mình với công ty cho vay. Rất tinh vi, hợp đồng chỉ thể hiện số tiền cho vay; còn nội dung lãi để trống, kèm theo ghi chú: “Lãi suất do bên B (tức bên đi vay) đi tham khảo ở thị trường vay vốn và tự đề nghị thỏa thuận với bên A. Thời hạn vay trong 2 tháng, và “đến hạn thanh toán, nếu bên B không thanh toán cho bên A số tiền đã vay thì bên B tự nguyện để bên A được quyền sử dụng biện pháp tịch thu và thanh lý tài sản của bên B để thu hồi vốn, gồm: tiền gốc và tiền lãi. Việc định giá của tài sản bị tịch thu do bên A sẽ quyết định” (trích nội dung bản hợp đồng vay tiền của người nhà chị H).
Khi số tiền lãi suất phải trả quá cao, người nhà chị H. đã bỏ trốn. Người của công ty cho vay đi tìm, gặp được, và theo tường trình của chị H., thì họ đã ép con nợ phải ký thêm hợp đồng vay hơn 1,2 tỷ đồng. Thực chất đó là số tiền lãi “khủng” tính đến tháng 3-2010 mà người nhà chị H. còn nợ công ty cho vay. Tháng 5-2012, vợ chồng chị H. tiếp xúc được với công ty cho vay tiền, “xin” trả nợ cả gốc lẫn lãi là 2 tỷ đồng. Nhưng “bên A” nhất mực đòi con số… 4 tỷ đồng mới chịu trả giấy tờ nhà. “Thời điểm này, chúng tôi bán cả 2 ngôi nhà may ra mới được 4 tỷ đồng. Như vậy là công ty đó đã cố tình chiếm đoạt cả 2 ngôi nhà của chúng tôi”, chị H. “kêu cứu” trong đơn.
Hợp đồng… cướp nhà
Nghe “đồn” nhiều về cách tính lãi suất kinh khủng của dân làm “tín dụng đen”, nhưng chúng tôi thực sự choáng khi đọc lá đơn trình báo của chị Vương Thị H., 39 tuổi, quê Khoái Châu, Hưng Yên, gửi đến cơ quan chức năng.
Sau nhiều năm tích cóp, vợ chồng chị H. mua được 2 ngôi nhà ở Hà Nội, 1 ở quận Hoàn Kiếm, 1 ở quận Ba Đình. Vì không có hộ khẩu Hà Nội nên vợ chồng chị H. đã phải nhờ một người họ hàng đứng tên trong giấy chứng nhận nhà đất (“sổ đỏ”). Một thời gian sau đó, tình cờ vợ chồng chị H. biết được người họ hàng của mình, do thua lỗ làm ăn nên đã lén mang thế chấp giấy tờ cả 2 ngôi nhà trên để vay “tín dụng đen” của một công ty có trụ sở ở quận Cầu Giấy. Tổng số tiền vay là 900 triệu đồng, chia làm 2 đợt vào tháng 8 và tháng 10-2009.
Cùng với đơn trình báo gửi cơ quan chức năng, vợ chồng chị H. gửi bản hợp đồng “Vay và cho vay tiền” giữa người họ hàng của mình với công ty cho vay. Rất tinh vi, hợp đồng chỉ thể hiện số tiền cho vay; còn nội dung lãi để trống, kèm theo ghi chú: “Lãi suất do bên B (tức bên đi vay) đi tham khảo ở thị trường vay vốn và tự đề nghị thỏa thuận với bên A. Thời hạn vay trong 2 tháng, và “đến hạn thanh toán, nếu bên B không thanh toán cho bên A số tiền đã vay thì bên B tự nguyện để bên A được quyền sử dụng biện pháp tịch thu và thanh lý tài sản của bên B để thu hồi vốn, gồm: tiền gốc và tiền lãi. Việc định giá của tài sản bị tịch thu do bên A sẽ quyết định” (trích nội dung bản hợp đồng vay tiền của người nhà chị H).
Khi số tiền lãi suất phải trả quá cao, người nhà chị H. đã bỏ trốn. Người của công ty cho vay đi tìm, gặp được, và theo tường trình của chị H., thì họ đã ép con nợ phải ký thêm hợp đồng vay hơn 1,2 tỷ đồng. Thực chất đó là số tiền lãi “khủng” tính đến tháng 3-2010 mà người nhà chị H. còn nợ công ty cho vay. Tháng 5-2012, vợ chồng chị H. tiếp xúc được với công ty cho vay tiền, “xin” trả nợ cả gốc lẫn lãi là 2 tỷ đồng. Nhưng “bên A” nhất mực đòi con số… 4 tỷ đồng mới chịu trả giấy tờ nhà. “Thời điểm này, chúng tôi bán cả 2 ngôi nhà may ra mới được 4 tỷ đồng. Như vậy là công ty đó đã cố tình chiếm đoạt cả 2 ngôi nhà của chúng tôi”, chị H. “kêu cứu” trong đơn.
Một nhóm đối tượng liên quan đến hoạt động “tín dụng đen” bị bắt giữ |
Thua thiệt - bên vay lĩnh đủ
Trong số gần 4.500 vụ việc liên quan đến “tín dụng đen” xảy ra từ năm 2010 đến nay, có khoảng 100 vụ lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, huy động vốn với lãi suất cao do người dân tự huy động, với tổng số tiền bị chiếm đoạt lên đến gần 4.500 tỷ đồng. “Nhiều vụ vỡ nợ lớn, số tiền vay nợ lên đến hàng trăm tỷ đồng gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng làm cho hàng trăm gia đình điêu đứng, trắng tay, ảnh hưởng đến ANTT địa bàn”, lãnh đạo Cục CSHS nhận xét.
Nạn nhân một vụ vay lãi suất cao, chậm trả và bị đánh đập tại quận Hai Bà Trưng. |
Tại Hà Nội, có thể kể đến những vụ vỡ nợ “khủng” như vợ chồng Quang - Quyên (thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng), với số tiền khoảng 300 tỷ đồng; vụ Nguyễn Thị Cúc (Phú Xuyên) lừa đảo chiếm đoạt hơn 200 tỷ đồng; vụ Nguyễn Văn Hải (Từ Liêm), lừa đảo chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng, mà bị hại chủ yếu là… người thân của anh ta. Cũng tại Hà Nội, hàng loạt đối tượng, ổ nhóm hoạt động liên quan đến “tín dụng đen” đã bị lực lượng chức năng phát hiện, xử lý.
Trong giao dịch vay - cho vay của “tín dụng đen”, bên đi vay bao giờ cũng chịu phần thiệt, về lãi suất vay phải trả hàng ngày, hàng tháng, lẫn sự đe dọa đến sức khỏe, tính mạng nếu chậm trả nợ. Phân tích từ những băng nhóm, đối tượng liên quan đến “tín dụng đen” từng bị xử lý, dễ nhận thấy hoạt động trong lĩnh vực này thường là những đối tượng có tiền án, tiền sự, côn đồ, sẵn sàng dùng các thủ đoạn tàn ác, trái pháp luật với con nợ và gia đình họ để thu hồi các khoản tiền lãi cắt cổ và nợ gốc.
Đối tượng cho vay luôn lợi dụng chuyển hóa việc vay nợ bằng phương thức mua bán, thế chấp tài sản có giá trị (như nhà đất, ô tô) với giá thấp có công chứng, sau đó buộc con nợ phải làm thủ tục bán cho đối tượng nhằm hợp pháp hóa việc cho vay. Đến kỳ hạn mà không thanh toán, chủ nợ sẽ có “biện pháp mạnh” uy hiếp con nợ phải trả tiền lãi, gốc, thậm chí bắt giữ trái pháp luật, sát hại nếu con nợ không trả tiền.
Vụ án Vũ Minh Trí cùng đồng bọn bắt giữ người trái pháp luật ở quận Đống Đa; vì số tiền vay - cho vay chưa đến 500 triệu đồng, Trí cùng đồng bọn đã khống chế con nợ, khiến người này vì uất ức, sợ hãi phải thắt cổ tự vẫn. Hay gần đây nhất là vụ Hà Phương Lương dùng súng bắn bị thương 1 người rồi dùng quả nổ tự sát, xảy ra ở quận Tây Hồ… Rà soát, xử lý kiên quyết các đường dây, đối tượng hoạt động “tín dụng đen”; ngăn chặn không để xảy ra các vụ việc nghiêm trọng liên quan đến đòi nợ thuê.
Đó là một trong những yêu cầu của Cục CSHS với công an các địa phương trong thời gian tới. Tuy nhiên, sẽ thiết thực và giảm phức tạp hơn cả, là từ chính nhận thức và hành động của mỗi người dân: không nên sa chân vào trò vay nợ luôn tiềm ẩn rủi ro này!
(Theo ANTĐ)