Những năm gần đây mốt xài hàng hiệu trong một bộ phận không nhỏ những tín đồ thời trang Việt ngày càng tăng. Tuy nhiên, đa số hàng hiệu đến tay người dùng đều qua đường xách tay, hoặc mua bán trôi nổi theo kiểu chợ trời… theo kiểu tin nhau là chính.
Hô biến mác gia công 500 đồng thành hàng hiệu xách tay
Bố chồng Tăng Thanh Hà: Tay buôn hàng hiệu số 1
Bố chồng Tăng Thanh Hà: Tay buôn hàng hiệu số 1
Niềm tin hàng xách tay
Dân xài hàng hiệu xách tay thường tìm đến phố Nguyễn Sơn (Long Biên, Hà Nội) nơi có là có trung tâm của đoàn tiếp viên hàng không. Nhờ lợi thế đắc địa như vậy mà hàng xách tay trên phố Nguyễn Sơn được nhiều người tin dùng vì được tiếng là biết rõ nguồn gốc do tiếp viên, phi công trực tiếp xách về.
Trên mỗi chuyến bay, một tiếp viên có thể mang về nước chừng 30-50 kg nên họ thường tận dụng để ‘đánh’ hàng hiệu về nước, sau đó đổ mối buôn cho các cửa hàng xách tay, một số khác thì tự mở cửa hàng hoặc bán lại cho cửa hàng của người thân. Với tâm lý xính hàng hiệu, chuộng hàng xách tay nên hàng chục hàng trăm cửa hàng xách tay trên phố Nguyễn Sơn luôn buôn may bán đắt.
Tuy nhiên, dù hàng xịn xách tay thật nhưng hàng được tiếp viên chọn xách về thường là hàng giảm giá vào lúc giao mùa, cuối năm, đây là thời gian các trung tâm thương mại ở nước ngoài giảm giá mạnh nhất, có khi giảm giá tới 70 - 80%. Hàng thời trang bán trong dịp này thường là hàng tồn từ trong mùa còn mỹ phẩm thường là hàng cận date.
Chưa kể đến một số người bán hàng còn thường xuyên đi Quảng Châu nhập hàng về trà trộn với hàng xách tay bán kiếm lời. Một số khác thì tẩy hạn sử dụng, in hạn mới biến hàng quá date thành hàng còn hạn sử dụng 2-3 năm. Vậy nên Nguyễn Sơn còn được mệnh danh là ‘thiên đường hàng quá date’.
Nếu như hàng tiếp viên xách tay tập trung chủ yếu ở phố Nguyễn Sơn thì các siêu thị hàng xách tay không rõ từ nguồn nào len lỏi vào từng ngõ ngách, từng con phố cũng như từng diễn đàn online. Dạo một vòng qua các trang mua bán, có thể dễ dàng bắt gặp các dòng quảng cáo: “chuyên hàng hiệu xách tay từ Anh, Pháp, Ý, Nhật… của các hãng Bebe, LV, Hermes, Gucci, Burberry… Hàng chính hãng, đảm bảo no fake, nếu phát hiện hàng fake đền gấp đôi”
Trên các diễn đàn tiêu dùng, rất nhiều thành viên đã chia sẻ kinh nghiệm mua hàng hiệu và những bài học rút ra sau những lần bị lừa mua phải hàng giả hàng nhái. Có những thành viên đã bị lừa vài chục thậm chí vài trăm triệu đồng vì tin những lời quảng cáo giới thiệu của những người tự nhận là có người thân bên nước ngoài và sẵn sàng nhận xách tay hàng hiệu về nước.
Buôn bán hàng hiệu vì thế đang trở thành một lĩnh vực gần như bỏ mặc tha hồ hàng nhái, hàng trôi nổi để các nhà buôn kiếm siêu lợi nhuận. Còn người tiêu dùng khi mua hàng chỉ biết đặt niềm tin vào quen biết, những lời rỉ tai và uy tín đảm bảo bằng miệng.
Không thể tin tưởng về việc hàng hiệu quốc tế ở Việt Nam, giám đốc một ngân hàng cho biết, đơn vị ông cần thường xuyên hàng hiệu để chăm sóc các mối quan hệ và khách hàng đặc biệt nhưng gần như không mấy khi mua được hàng thật như ý muốn.
Ông này đặt vấn đề, các thương hiệu lớn, khách mua hàng hiệu đều được lưu thông tin, các thông tin sản phẩm để bảo hành… thế nhưng không ít nhà phân phối tự xưng ủy quyền ở Việt Nam thì không có chuyện bảo hành, không có hóa đơn dù trương biển trong các trung tâm thương mại lớn. Thậm chí, có những thương hiệu thời trang lớn của ý thì họ khẳng định chưa đặt vấn đề khai thác hàng Việt Nam nhưng ở Hà Nội thì vẫn có 3 -4 cửa hàng trưng biển chính hãng, ủy quyền.
“Một điều đơn giản là các đơn vị phân phối chính hàng đều được cập nhật và dễ dàng tra cứu trên các trang web của hàng lớn. Nếu có một cuộc đối soát thông tin chắc 95% địa chỉ phân phối hàng hiệu Việt Nam phải dỡ biển”, ông này khẳng định.
Phân phối quốc tế vẫn lọt hàng lỗi
Gần đây, việc phân phối hành hiệu một cách chính thống đã bắt đầu được thiết lập ở Việt Nam. Tuy nhiên, đó lại là cơ hội cho các nhà đầu tư ngoại. Chính sự lộn xộn và mất niềm tin của người dùng trên thị trường hàng hiệu trôi nổi đã là cơ hội cho các nà đầu tư ngoại kiếm ăn tốt.
Nhắc đến nhà phân phối hàng hiệu tại Việt Nam thì cái tên đầu tiên phải kể đến là Parkson. Có mặt tại Việt Nam năm 2005, sau 7 năm Parkson đã sở hữu 8 trung tâm thương mại cao cấp tại Việt Nam trong đó có 5 trung tâm tại TP.HCM, 2 trung tâm tại Hà Nội và 1 trung tâm tại Hải Phòng.
Bên cạnh các nhà phân phối thì hầu hết các thương hiệu nổi tiếng thế giới đến với Việt Nam đều qua con đường nhượng quyền thương hiệu. Hình thức này giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, tránh rủi ro và gánh nặng về quản lý khi mở rộng thương hiệu.
Một trong những đối tác nhận quyền thương hiệu được nhắc đến gần đây là Johnathan Hạnh Nguyễn - bố chồng của Tăng Thanh Hà, người được cho là ắm 70% thị trường hàng hiệu tại Việt Nam. Công ty IPP của ông đã tiếp cận tập đoàn LVMH của thế giới để phân phối các nhãn hiệu cao cấp như Chanel, Burberry, Cartier, Ferragamo, Rolex...
Đặt niềm tin vào các trung tâm lớn phân phối lớn nhưng không ít lần người tiêu dùng vẫn không có được hàng xịn dù đã chấp nhận mất tiền nhiều hơn. Đã xảy ra trường hợp khách hàng mua phải hàng nhái, hàng gian trong các cửa hàng, trung tâm chính hãng và được lý giải là do nhân viên cố tình tuồn hàng nhái vào để kiếm lãi.
Mấy ngày gần đây dư luận đang xôn xao vụ hàng hiệu Italy đội lốt hàng ‘tàu’ để trốn thuế được bắt quả tang tại tầng hầm khách sạn Sheraton. Kiểm tra 3 xe tải khác đang đậu bên ngoài khách sạn này, cảnh sát cũng tìm thấy rất nhiều thùng hàng đựng quần áo, giầy dép, dây nịt mang nhãn hiệu Gucci, Dolce&Gabbana... Trong tờ khai nhập khẩu, số hàng hiệu này được khai báo với giá cực rẻ vài chục nghìn đến hơn trăm nghìn đồng. Toàn bộ lô hàng nhập khẩu chỉ phải chịu thuế hơn 20 triệu đồng.
Đại diện thương hiệu Gucci & Milano tại Việt Nam khẳng định, doanh nghiệp này không hề bán hàng giả, tất cả hàng đều xuất xứ từ Italia và nhập khẩu trực tiếp về Việt Nam. “Tuy nhiên, lần này do sự nhầm lẫn nên công ty mà chúng tôi ủy thác nhập khẩu lại cho lô hàng quá cảnh ở Hongkong, làm mọi người hiểu sai là hàng xuất xứ từ Trung Quốc”.
Cho đến nay vẫn chưa xác định được nguồn lô hàng trên nhưng có một điều đáng lưu ý là lô hàng trên được quá cảnh tại Hồng Kông, mà Hồng Kông được coi là trung tâm của những nhãn hiệu xa xỉ được làm giả. Tại khu chợ Stanley của Hồng Công, quần áo, giày dép cho đến dây lưng ví da nhái của các thương hiệu nổi tiếng luôn tràn ngập. Hải quan Hồng Kông tiến hành chiến dịch đặc biết từ tháng 5 đến tháng 9 năm 2012 để càn quét hàng nhái thương hiệu nổi tiếng.
Nhị Anh